Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 49: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 1)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 49: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 1)

TIẾT 49, LÀM VĂN 11D2

 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

( Tiết 1)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được loại và thể trong văn học.

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện và thơ.

- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn, đặc biệt là thơ.

2. GDTTTC: yêu thích văn học

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1443Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 49: Làm văn Một số thể loại văn học: thơ, truyện ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2007 Ngày dạy: 30/11/2007
Tiết 49, Làm Văn	11D2
 Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
( Tiết 1)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được loại và thể trong văn học.
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện và thơ.
- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn, đặc biệt là thơ.
2. GDTTTC: yêu thích văn học
II. Phương thức thực hiện 
1. Giáo viên: - Đọc SGK + SGV + TLTK
- Thiết kế bài dạy 
2. Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành. 
B. Tiến trình dạy học
 * ổn định tổ chức lớp (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Câu hỏi: Thế nào là phong cách ngôn ngữ báo chí? Kể tên một số thể loại cơ bản?
2. Đáp án: 
- Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính trị xã hội cập nhật phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm hướng dẫn mọi người theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu, thúc đẩy xã hội tiến lên. (6 điểm)
- Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Nó có chức năng thông tin xã hội (1 điểm)
- Bản tin,phóng sự, tiểu phẩm, bình luận, xã luận (3 điểm)
II. Bài mới
 * Lời vào bài (1’)
M
ỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 thể loại thông dụng đó là: Thơ, truyện 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (HS đọc SGK)
? Em hãy nêu quan niệm chung về loại thể văn học (dựa vào SGK)
? Thế nào là loại tự sự
? Loại trữ tình là loại NTN
? Kịch khác 2 loại trên ở chỗ nào?
? Nêu đặc trưng của mỗi loại: Tự sự, trữ tình, kịch?
A. Loại thể văn học (8’)
- Các nhà nghiên cứu bao giờ cũng chú ý tới loại. Trên cơ sở của các loại đi sâu vào cấp độ tồn tại nhỏ hơn để phân biệt ra các thể.
+ Loại là phương thức tồn tại chung
+ Thể là sự hiện thực hoá của loại
- Giới lí luận nghiên cứu văn học đều tán thành phân văn học thành 3 loại:
+ Loại tự sự (dùng lời kể, miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống).
+ Loại trữ tình (Lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu.
* Loại kịch (thông qua lời thoại và hành động nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội). Theo dõi bảng dưới đây:
Thể
Là hiện thực hoá của loại
Tự sự
Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, các thể kí, phóng sự
Trữ tình
Thơ ca (thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng)
Kịch
Chính kịch, bi kịch, hài kịch
- Cần chú ý tới đặc trưng của từng loại
+ Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết. Tập trung miêu tả thế giới bên ngoài.
+ Trữ tình là bộc lộ tình cảm, thể hiện tâm hồn con người đặc biệt là đời sống nội tâm. 
+ Kịch là sự xung đột giữa hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người thể hiện qua lời thoại và hành động của nhân vật.
- Trong mỗi loại có nhiều thể. Trong một thể lại có nhiều kiểu nhỏ hơn. 
Ví dụ: Loại tự sự dân gian có thể truyện cổ. Truyện cổ lại chia ra làm 5 kiểu: 
+ Thần thoại
+ Truyền thuyết
+ Truyện cổ tích
+ Truyện cười
+ Truyện ngụ ngôn
Kết luận: Trong loại có nhiều thể, mỗi thể lại có nhiều kiểu nhỏ hơn. Ví dụ: Loại hình văn học dân gian gồm 3 thể: 
- Truyện cổ dân gian
- Thơ ca dân gian 
- Sân khấu dân gian
-> ở mỗi thể trên lại chia ra làm nhiều kiểu
- Ngoài tự sự trữ tình, kịch có một loại hình tồn tại độc lập. Đó là nghị luận. ở trường phổ thông được học 4 loại hình phổ biến là: Tự sự, trữ tình, kịch, nghị luận. Tương ứng với 4 loại hình là 4 thể: Truyện, thơ, kịch và nghị luận.
 (HS đọc SGK)
? Thơ có những đặc trưng gì?
? Tại sao thơ cần chú ý đến nhịp điệu?
(Phân tích ví dụ)
? Xác định các kiểu loại thơ? (Cần căn cứ vào tiêu chí nào?)
? Nếu phân loại theo nội dung ta coá những loại nào? 
? Phân loại theo tổ chức bài thơ ta có những loại nào?
? Đọc thơ cần đảm bảo những yêu cầu gì?
? Vận dụng vào đọc bài thơ Mộ (Chiều tối) của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Qua bài cần nắm vững những nội dung gì về thơ?
( Tham khảo phần ghi nhớ SGK. Tr. 136)
Hoàn thành Bài tập 1(SGK, tr.136)
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến?
(HS thảo luận theo nhóm 4’ và trình bày)
B. Các thể tiêu biểu
I. Thơ (18’)
1. Khái lược về thơ
- Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt. Nói khác đi tính chất trữ tình mới là quan trọng nhất, kì diệu nhất của thơ.
Người Trung Quốc xưa nhận xét: “Thơ hay như người con gái đẹp. Cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh. Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ. Tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. Hê-ghen: “Thơ bắt đầu từ cái nghề mà con người cảm thấy cần phải biểu hiện lòng mình”. Ngô Thì Nhậm “Hãy xúc hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
- Đặc trưng thứ hai của thơ là nhịp điệu. Nhịp điệu làm tăng thêm tính trữ tình của thơ. Chế Lan Viên viết: “Thơ đi giữa ý và nhạc”. Xuân Diệu nói: “Tôi muốn sát nhập thơ ca vào lĩnh vực của âm nhạc”. Ví dụ đọc đoạn thơ này của Tố Hữu trong bài Mẹ Tơm:
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
-> Hai câu đầu ngắt nhịp (tiết điệu) 3/4. Hai câu cuối là 4/4. Đặc biệt hai câu cuối là nhịp của gió và sóng, diễn tả tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của người con sau 19 năm trời xa xôi cách biệt trở về quê mẹ.
=> Nội dung trữ tình, ngôn ngữ giàu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ.
* Các kiểu loại thơ
- Phân loại theo nội dung biểu hiện ta có:
+ Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm chiêm nghiệm về cuộc đời)
+ Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
+ Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng đùa cợt, mỉa mai)
- Phân loại theo tổ chức bài thơ ta có:
+ Thơ cách luật (viết theo quy định như thơ Đường, lục bát, song thất lục bát)
+ Thơ tự do (không theo luật)
+ Thơ văn xuôi (như văn xuôi nhưng có nhịp điệu)
2. Yêu cầu về đọc thơ
Đọc thơ cần phải chú ý tới những yêu cầu sau:
- Biết tên bài thơ, tập thơ đến tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ để cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh.
- Lý giải đánh giá.
=> Trong ba bước, bước nào cũng quan trọng. 
* Lưu ý: Các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ.
+ Nói một cách khác tứ thơ là sự kiện, hình ảnh tiêu biểu nhất trong thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh nó. Tứ của bài ca dao Mười tay là hình ảnh bàn tay người mẹ miền núi. Tứ của bài ca dao Tát nước đầu đình là chiếc áo bỏ quên. Nắm được tứ, ta sẽ hiểu được cảm xúc trong thơ.
+ Lý giải, đánh giá đòi hỏi cảm thụ mang tính tổng hợp, nâng cao để phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. 
* VD: Bài Mộ – Hồ Chí Minh
- Bài thơ viết ở giai đoạn bốn tháng đầu Bác bị cầm tù. Nó nằm trong hệ thống những bài thơ chuyển lao của tập thơ Nhật kí trong tù. Hai câu thơ đầu là bức hoạ vài nét về cảnh chiều muộn. Điểm nhìn hướng lên cao. Một cánh chim về rừng vào giờ chập choạng, một chòm mây lơ lửng trên bầu trời. Cảnh ấy mang tâm trạng của người tù bị lưu đầy trên đất khách. Bác lại bị giải suốt từ sáng đến chiều tối, giữa núi rừng hưu quạnh, nơi đất khách quê người. Hẳn là Bác không vui. Mạch thơ bỗng chuyển đổi đột ngột ở câu 3: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Điểm nhìn xuống mặt đất. ở rừng nên càng tối, chỉ có thể nhìn thấy trước mắt mình, Bác âu yếm ghi lại hình ảnh người thiếu nữ đang cần mẫn với công việc. Không khí lao động xua tan đi cái giá lạnh, hưu hắt của người đi đường. Thêm vào đó là lò than rực hồng vừa toả sáng, vừa nồng đượm. Lòng Bác cũng ấm áp vui hơn.
=> Chiều tối là bài thơ gợi tứ quen thuộc. Cánh chim ấy ta bắt gặp trong ca dao, thơ bà Huyện Thanh Quan, thơ Nguyễn Du. Chỉ khác, cánh chim trong thơ Bác chủ động lắm “Chim mỏi về rừng tìm trốn ngủ”. Bài thơ có tứ thơ mở và luôn luôn vận động. Nó vận động từ tối đến sáng, từ lạnh lẽo đến ấm nóng, từ buồn đến vui, thể hiện một tư thế ung dung, tinh thần lạc quan không gì ngăn nổi.
* Ghi nhớ (2’): Thơ tiêu biểu cho loại trữ trình. Thơ thể hiẹn cảm xúc suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
 * Luyện tập (8’)
- Một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của bài Thu điếu:
+ Nghệ thuật tả cảnh
* Chọn điểm nhìn từ “ao thu” đến “tầng mây”. Mở rộng không gian với chiều cao đến vô tận.
* Từ “tầng mây” điểm nhìn lại trở về với ngõ trúc, ao thu.
* Tác giả tả những gì quan sát được trên mặt ao và làm nổi bật mùa thu nơi làng quê. (Se lạnh, trong trẻo, yên tĩnh).
- Dùng cái động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, để tả cái tĩnh mịch, êm ả của làng quê.
+ Tả tình.
* Tả cảnh để ngụ tình. Đó là tình yêu quê hương đất nước được diễn tả một cách kín đáo, tế nhị.
+ Sử dụng ngôn ngữ:
* Ngôn ngữ giàu hình tượng: mây lơ lửng, sóng gợn tí, lá sẽ đưa vèo, nước trong, trời xanh ngắt.
* Cách hợp vần “eo” trong tiếng cuối của nhiều dòng thơ gợi sự vắng vẻ, tĩnh lặng đồng thời gợi cảm giác êm ả nhẹ nhàng nơi làng quê thân thuộc.
C. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: - Học nắm vững những đặc điểm về thơ.
 - Luyện tập phân tích những đặc điểm của thơ qua bài Thương Vợ (Trần Tế Xương)
2. Bài mới: - Chuẩn bị tiết 2 của bài (Yêu cầu: đọc kĩ phần truyện và nắm được những yêu cầu cơ bản về đọc truyện; vận dụng các truyện đã học như: Chức phán sự đền Tản Viên...).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 49 - CB 11.doc