Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí

TIẾT 47, TIẾNG VIỆT Lớp 11D2

 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận rõ đặc điểm của “Ngôn ngữ báo chí” và “Phong cách ngôn ngữ báo chí”.

- Có kĩ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí.

2. GDTTTC : HS có ý thức vận dụng các thao tác khi viết nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

II. CÁHC THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3678Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 47: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ báo chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2007 	Ngày dạy: 28/11/2007
Tiết 47, Tiếng việt Lớp 11D2
 Phong cách ngôn ngữ báo chí
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận rõ đặc điểm của “Ngôn ngữ báo chí” và “Phong cách ngôn ngữ báo chí”.
- Có kĩ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí.
2. GDTTTC : HS có ý thức vận dụng các thao tác khi viết nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
II. Cáhc thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV 
+ Sưu tầm một số tờ báo như: Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên...
+ Thiết kế bài dạy
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV; mỗi tổ chuẩn bị từ 1-2 tờ báo.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Câu hỏi: ? Nêu các nhân tố của ngữ cảnh? Trình bày nội dung khái quát từng nhân tố? 
2. Đáp án: - Có 3 nhân tố:
 + Nhân vật giao tiếp (3đ’)
 + Bối cảnh giao tiếp (4đ’)
 	 + Văn cảnh (3đ’)
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
L
ời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân vốn là kho nguyên liệu vô tận của ngôn ngữ văn bản. Nhưng mỗi loại VB lại sử dụng ngôn ngữ theo 1 phong cách riêng . để hiểu thêm điều đó,hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm PC ngôn ngữ của 1 số loại VB mới: PC ngôn ngữ báo chí.. TR 129)
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Trên báo chí ta thường gặp những loại bài nào?
? Theo dõi bản tin trong sách em thu nhận được những điều gì ?
? Qua những thu nhận đó em rút ra kết luận gì ?
 HS đọc
? Phóng sự báo chí là gì, phóng sự khác bản tin NTN?
 HS đọc
? Qua ví dụ em hiểu thế nào là tiểu phẩm?
? Qua 4 ví dụ trên ta rút ra nhận xét gì về thể loại ?
? Về ngôn ngữ có đặc điểm gì chú ý?.
? Qua bài em hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí?
? Bài học cần ghi nhớ những nội dung cơ bản nào?
(Tham khảo phần ghi nhớ SGK, tr. 131)
? Mỗi tổ cho biết trên tờ báo của mình có những bài báo thuộc các thể loại khác nhau nào? (chú ý bản tin, phóng sự, tiểu phẩm)
? Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự?
? Viết một tiểu phẩm phê phán một số biểu hiện không tốt trong lớp? 
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại văn bản báo chí (12’)
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, bình luận, xã luậnnhưng trong bài này ta chỉ tìm hiểu 3 loại chính
a. Bản tin: 
 - Từ ngày 29- 31/3/2007 tại hà nội Trung ương đoàn TNCS HCM sẽ tổ chức tuyên dương và trao phần thưởng co những thủ khoa năm 2006
- Năm 2006 cả nước có 122 thủ khoa trong đó có 98 thủ khoa trong kì thi tuyển sinh đại học và đạt huy chương vàng trong các kì thi Ô- Lim - Pích quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học
- Sau lễ tôn vinh 50 người đại diên cho 122 thủ khoa sẽ tham gia các hoạt động văn hóa tại hà nội gặp gỡ 1 số lãnh đạo chính phủ và giao lưu với thanh niên ,sinh viên thủ đô
* Bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác những tin mới cho người đọc
b. Phóng sự
 Phóng sự báo chí cũng cung cấp cho người đọc những tin tức mới 1 cách chính xác, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn đầy đủ ,sinh động và hấp dẫn . Chính vì thế câu chũa trong bài phong sự bao giờ cũng nhiều hơn bản tin
 c. Tiểu phẩm:( tiểu phẩm là bài báo ngắn về vấn dề thời sự ,có tính chất châm biếm - từ điển tiếng việt)
- Báo chí thường có tiểu phẩm. Đó là bài viết ngắn phản ánh những quan niệm, hay hành động sai trái của một số người. Đề tài rất rộng bao gồm những phong tục lạc hậu, hiện tượng xấu. Giọng văn mang sắc thái mỉa mai, hài hước.hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc
2. Nhận xét chung về thể loại, ngôn ngữ báo chí (14’)
a. Về thể loại:
 Báo chí có nhiều thể loại : ngoài các thể loai tiêu biểu kể trên còn có những thể loại khác như: thư bạn đọc, phỏng vấn, bình luận ,tro đổi ý kiến, quảng cáo.
b. Về dạng văn bản:
 Báo chí tồn tại ở 2 dạng chính : dạng viết (báo viết) và dạng nói (báo nói) .ngoài ra còn cò có dang báo hình kèm theo lời diễn giải, thuyết minh, báo điện tử..
c. Về ngôn ngữ:
 Mỗi thể loại yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ 
 VD : 
- Bản tin: từ ngữ phổ thông,giản dị câu đơn giản..
- Phóng sự ngôn ngữ chính xác,có cá tính gợi hình gợi cảm
- Quảng cáo ngoa dụ hấp dẫn có hình ảnh
- Bình luận từ ngữ chuyên môn..
- > Tuy có nhiều dạng ,nhiều thể loại nhưng chức năng chung của ngôn ngữ là cung cấp tin tức thời sự ,phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng .đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội
 * Khái niệm ngôn ngữ báo chí 
- Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính trị xã hội cập nhật phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm hướng dẫn mọi người theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu, thúc đẩy xã hội tiến lên.
- Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Nó có chức năng thông tin xã hội (đọc một bài báo để làm rõ)
III. Ghi nhớ
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng đẻ thông báo tin tức, thời sự trongnwớc và quốc tế, phản ánh chính kiến của t[f báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...
II. Luyện tập (10’)
1. Bài tập 1(3)
Từng tổ trình bày
2. Bài tập 2 (3’)
- Giống nhau: cả hai đèu đưa tin về những sự việc mới xảy ra, có thời gian, địa điểm, con người cụ thể...
- Khác nhau:
+ Bản tin: ngắn gọn.
+ Phóng sự: vừa tin, vừa có phần miêu tả sinh động, chi tiết. Hơn nữa phóng sự cần có biện pháp gợi cảm, gây hững thú đối với người đọc.
3. Bài tập 3 (4’)
Điều làm mọi người không bằng lòng là ý thức tự do vô kỉ luật của một số em học sinh lớp 11. ý thức tự do vô kỉ luật thường biểu hiện ở bỏ tiết học đi chơi. Thậm chí nói chuyện riêng trong giờ học, không chú ý lắng nghe ý kiến của tập thể chỉ hành động theo ý thức của riêng mình. ý thức tự do vô kỉ luật còn tự đề cao mình, coi thường tập thể. Lúc đầu nó làm con người xa cách tập thể dần dần đối lập lại với tập thể. ý thức tự do vô kỉ luật đồng hành với chủ nghĩa cá nhân, hạ và giảm giá trị con người.
 Nguyên nhân từ đâu? ý thức tự do vô kỉ luật bắt nguồn từ những con người coi thường người khác, xem không ai bằng mình, chỉ coi mình là nhất, tôn thờ chủ nghĩa độc thân.
 Làm thế nào để khỏi rơi vào tình trạng ý thức tự do vô kỉ luật? Điều quan trọng nhất là ghép mình vào tập thể. Mình sống vì mọi người đừng để mọi người vì mình. Con người biết phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân mình.
C. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung bài học
	- Hoàn thành bài tập 3 (SGK, tr. 131).
 - Viết 1 bản tin: Chủ đề tự chọn
2. Bài mới: Lập dàn ý bài viết số 3, tự rút ra những ưu nhược điểm
 - Tiết sau Trả bài số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 47 - CB 11.doc