Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 42: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 42: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

TIẾT 42, ĐỌC VĂN LỚP 11D2

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó thấy được quan điểm thẩm mĩ về tài và tâm, cái đẹp và cái thiện của Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật này.

 - Những nét đặc sắc trong khắc hoạ hình tượng nhân vật Huấn Cao bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hoá, băng biện pháp đối lập tương phản.

- Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1192Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 42: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2007 Ngày dạy: 19/11/2007 
Tiết 42, Đọc văn 	LớP 11d2
Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó thấy được quan điểm thẩm mĩ về tài và tâm, cái đẹp và cái thiện của Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật này.
	- Những nét đặc sắc trong khắc hoạ hình tượng nhân vật Huấn Cao bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hoá, băng biện pháp đối lập tương phản.
- Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.
II. cáCH THứC TIếN HàNH
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hịên 
Giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK
- Thiết kế bài dạy
- Chuẩn bị 1 số chân dung Nguyễn Tuân; bức thư pháp chữ tâm, chữ đức.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: 
1. Vai trò của Nguyễn Tuân đối với văn học hiện đại Việt Nam là gì?
A. Thúc đẩy thẻ tuỳ bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao.
B. Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
C. Đem đến cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam một phong cách tài hoa, độc đáo.
D. Tất cả các câu A, B, C đều đúng.
2. Truyện ngắn Chữ người tử tù có kết cấu như thế nào?
A. Đơn tuyến
B. Đa tuyến
C. Song tuyến
D. Trùng tuyến
3. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù có tài năng đặc biệt nào?
A. Giỏi võ nghệ
B. Văn võ song toàn
C. Viết chữ nhanh, đẹp
D. Học vấn uyên thâm
2. Đáp án
Đúng
C1(D)
C2 (C)
C3 (C)
Điểm
3
4
3
B. bài mới ) 
* Lời vào bài (1’) 
V
ậy không biết Viên quản ngục có xứng đáng với cái tài, cái tâm của Huấn Cao không? Cảnh cho chữ diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 2 của bài. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV nhắc lại: tác phẩm được xây dựng trên tình huống một cuộc kỳ ngộ giữa Quản ngục và Huấn Cao. 
? Trong hoàn cảnh kỳ ngộ ấy quản ngục có tâm trạng như thế nào? 
? Qua thái độ của Quản ngục đối xử với Huấn Cao em đánh giá gì về con người quản ngục? 
? Câu văn nào ngợi ca vẻ đẹp ấy ở Quản ngục? 
? Theo em việc biệt đãi Huấn Cao hoàn cảnh đề lao ấy còn thể hiện vẻ đẹp nào khác ở Quản ngục? 
? Sự chiến thắng bổn phận của Quản ngục thể hiện nổi bật ở chi tiết nào? 
? Sự cúi mình của Quản ngục trước Huấn Cao diễn ra mấy lần? ý nghĩa cái cúi mình đó? 
? Sự chiến thắng bổn phận của Quản ngục thể hiện ý nghĩa gì. Dẫn đến cảnh tượng nào? 
 (Gọi học sinh đọc đoạn văn miêu tả cảnh tượng cho chữ.)
? Cảnh tượng cho chữ diễn ra vào lúc nào? ở đâu? 
? Trong không gian thời gian ấy cảnh tượng cho chữ diễn ra như thế nào? 
? Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh tượng này của NguyễnTuân? 
? Tại sao nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? 
? Sự đảo lộn vị thế ấy có ý nghĩa gì? 
? Nguyên nhân nào khiến giữa những nhân vật không còn ranh giới mà thay vào đó là sự đồng cảm ? 
? Cái đẹp tình người được thể hiện trong lời khuyên của HC như thế nào? 
? Tại sao HC lại hỏi Quản ngục về thoi mực và mùi mực? 
? Khép lại ở cảnh tượng cho chữ, để nói len quan nịêm gì của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp? 
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm? 
? Đọc lại cảnh tượng cho chữ? Cảm nhận của em về lời khuyên của Huấn Cao? 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
2. Xuất xứ 
3. Đọc – tóm tắt – giải nghĩa từ khó 
II. Đọc - hiểu 
1. Nhân vật Huấn Cao 
2. Nhân vật quản ngục (12’)
- Để tâm tới Huấn Cao, đầy cảm giác mến phục và tiếc xót trước Huấn Cao. Ngồi băn khoăn bóp thác dg nghĩa ngợi khi nghe tin nhận tù người mới là người tài Huấn Cao. Có ý định biệt đãi Huấn Cao khuôn mặt đăm chiêu ấy nhanh chóng trở thành “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. 
+ Biệt đãi và nhẫn nhịn trước thái độ kinh bạc của Huấn Cao “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày còn lại". 
+ Sốt ruột, lo lắng ngày đêm nghĩ cách xin chữ Huấn Cao. 
+ Tỏ lòng cùng thơ lại, nhơ cậy viên thơ lạị đến thưa câu chuyện với Huấn Cao. 
- Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng lừa lọc bằng tàn nhẫn thì Qn là kẻ có tâm. 
+ Đồng cảm tri âm với cái tài của HC mà biệt đãi. Là con người có tấm lòng biết giá người và trọng ngày ngay, người có tài. Thế nên biệt đãi HC bất chấp bổn phận, cái mình xin lĩnh ý trước HC. 
+ Nhà văn viết: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn bằng lừa lọc tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay củ viên coi ngọc này là một thanh âm trong treo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật hôn loạn xô bồ? 
+ Biệt đãi Huấn Cao trong hoàn cảnh đề lao hỗn loạn là một hành động chiến thắng bổn phận làm quan, vượt qua pháp chế và điều ấy chỉ có thể là hành động của con người có khí phách. 
- Chiến thắng bổn phận ở Quản ngục thể hiện rõ nhất ở những cái cái mình của Quản ngục trước Huấn Cao. 
- Quản ngục cúi mình trứơc Huấn Cao 2 lần: 
+ Lần thứ 1 trước thái độ kinh bạc của Huấn Cao, Quản ngục cúi mình “Xin lĩnh ý” 
+ Lần thứ 2 trước lời khuyên đôỉ nghề của Huấn Cao, Quản ngục cúi mình bái lạy “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. 
-> Lần thứ nhất sự cúi mình lĩnh ỹ mang thái độ nhẫn nhịn. 
-> Lần thứ hai đó là cái cúi đầu "nhất sinh đê thủ bái hoa mai" nó thể hiện thái độ tâm phục khẩu phục trước Huấn Cao, trước cái đẹp. Và cái cuí đầu ấy làm sáng tỏ tâm khó, làm nên nhân cách Quản ngục. Chứng tỏ cái đẹp , lòng yêu mến cái đẹp trong quản ngục đã giúp quản ngục chiến thắng bổn phận. 
=> Có nhiều cái cúi đầu trong đời con người. Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả, sang trọng, lớn lao hơn. Đó là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, thiên lương. Huy Go cũng tiếng nói rất đúng rằng "Trước một trí tuệ tôi cúi đầu, trước một trái tim tôi quỳ gối" . Cái cúi đầu của Thầy Quản mang ý nghĩa đó. 
- Sự chiến thắng bổn phận ở Quản ngục là sự chiến thắng của cái đẹp, mang ý nghĩa nhân văn. Nó thúc đẩy cốt truyện đi đến cảnh tượng cho chữ. 
3. Cảnh tượng cho chữ (20') 
- Diễn ra trong cái đêm cuối cùng của cuộc hội ngộ giữa Quản ngục và HC, giữa lúc trại tỉnh Sơn còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh. Trong cái không gian ngục tối ẩm thấp chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. 
- Một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tám lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Trong ánh sáng đó cảnh tượng hào hùng diễn ra " Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh" chắc đây là những dòng chữ cuối cùng của ông. Và bên cạnh ông là quản ngục "khúm núm" và thầy thơ lại thì "run run bưng chậu mực". Và từng con chữ"vuông vắn" tươi tắn" ra đời một cách kỳ diệu, tuyệt vời. 
- Nhà văn miêu tả thật sống động, gợi cảm, chi tiết nào cũng có khối hình rõ nét như khắc chạm. 
=> Nhà văn như một nhà quay phim chậm tạo dựng hình ảnh rõ, sắc, từ ngữ phong phú, câu văn giàu nhịp điệu, có dư ba, nhờ thế mà khắc học được "tượng đài thiên lương" - tam vị nhất thể. Với thủ pháp tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa các chật chội của hoàn cảnh với cái thơm thơ của lòng người và cái đẹp nhà văn đã làm nổi bật "Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có, vì: 
+ Không gian diễn ra cảnh cho chữ thật kỳ lạ. Cảnh cho chữ thường diễn ra ở nơi sang trọng như thư phòng, thư cảnh. Còn ở đây, nó diễn ra ngay giữa nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối, nơi thù địch với cái đẹp. Từ đó NT tạo nên một sự tương phản gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng, cái tiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và sự tầm thường, đê tiện. 
+ Để cho cái đẹp ra đời trong hoàn cảnh gai góc đó như NT đã chơi ngóng lắm, đeo xiềng và là kẻ phản nghịch, sắp tới đầu, chỉ còn sống đêm nay nữa thôi. Sự cầm tù nhân thân không cầm tù được nhân cách và sự sáng tạo bay bổng của tâm hồn nghệ sĩ, cái đẹp có thể ra đời ở bất cứ hoàn cảnh nào. 
+ Các nhân vật có một sự đảo lộn vị thế ghê gớm: kẻ cho chữ là người tử tù, người tử tù lại ở một tư thế bề trên uy nghi và lồng lộng, Quản ngục - kẻ có quyền uy và thơ lại, kẻ tự do về nhân thân lại "khúm núm" "run run" , kính cẩn trong vọng tử tù. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì gìơ đay đang được tội phạm giáo dục, còn mình thì thành kính tĩnh nhận từng lời như nhận những di huấn thiêng liêng của bậc hiền minh. 
- Ranh giới giữa tội phạm và cai tù, sự đối đầu trên bình diện xã hội xoá bỏ thay vào đó là sự hoà cảm của những tấc lòng tri âm tri kỷ đang quy tụ xung quanh cái đẹp của tình người và NT. 
+ Nhờ vào cái đẹp NT những con chữ kỳ diệu - cái đẹp đáy cứu rỗi con người. 
+ Nhờ vào thiên lương trong sáng Huấn Cao khuyên Quản ngục đổi nghề. 
- Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy. ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rỗi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. 
+ Hình ảnh trong câu nói của HC ngụ ý một điều sâu sắc: Thoi mực ấy chính là tấm lòng Quản ngục, mùi mực thơm chính là ý thiên lương Quản ngục mà HC cảm thấy được chỉ có điều không chắc, có thấy điều ấy không. Và từ chỗ đõ HC mới khuyên thực sự: Thày thay đổi chỗ ở đi vì ở đây khó giữ thiên lương, cái mùi mực kia cũng phí mất mà thôi. 
- Cảnh tượng cho chữ khép lại tác phẩm đã cho thấy ở ngay nơi ngục tối. Ô hợp tội ác, cái thiện, cái đẹp đã chiến thắng cái ác, cái xấu. Ngay ở những nơi tầm thường vẫn có những con người hướng thiện , có thiên lương và lòng mến mộ cái đẹp. Thể hiện cảnh tượng cho chữ nhân vật gửi gắm một niềm tin mãnh liệt vào con người. 
- Đồng thời đưa ra quan niệm: Cái đẹp là sự tổng hoà của 3 yếu tố tài hoa, nhân tâm - khí phách nhờ thế mà cứu rỗi được con người.
III. Tổng kết (3’)
1. Nghệ thuật
- Bút pháp kết hợp: + Cổ điển: Hệ thống từ ngữ H.V, đối thoại.
+ Hiện đại: Diễn biến tâm lí nhân vật (tả người), Cảnh giàu tính hội họa (Dựng cảnh).
2. Nội dung
- Tác phẩm đạt giá trị nhân văn sâu sắc. 
+ Thể hiện quan niệm đúng đắn về cái đẹp, Cái đẹp là sự hội tụ của tài - tâm - khí phách, nó thuộc về con người và cứu rỗi con người. 
+ Thể hiện niềm tin, ngợi ca những con người có cốt cách, có thiên lương và lòng yêu chuộng cái đẹp.
IV. Luyện tập (3') 
- Đọc truyền cảm 
- Lời khuyên đầy ý vị nho nhã, chi tiết mùi mực thật tinh tế, dự cảm về tấm lòng Quản ngục. 
- Lời khuyên thể hiện cái đẹp tình người. 
	C. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài mới (2') 
	1. Bài cũ 
	- Phân tích hình tượng Huấn Cao. 
	- Bình giảng cảnh cho chữ. 
	- Viết một đoạn văn (15 câu) trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ ngườitử tù.
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
* Yêu cầu: đọc lại lý thuyết và hoàn thành các bài tập theo hướng dân của SGK, tr.116.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 42 - CB 11.doc