Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tiết 39, Đọc văn

HAI ĐỨA TRẺ

 - Thạch Lam -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận thức được giá trị hiện thực của truyện ngắn qua bức tranh phố huyện với những cuộc đời số phận, chìm ngập trong bóng tối một cách thê thảm, âm thầm.

- Nắm được phong cách trữ tình của TL qua miêu tả tâm trạng Liên.

- Hiểu được tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc đối với kiếp người của nhà văn

- Rèn luyện kỹ năng phân tích truyện ngắn không có cốt truyện của Thạch Lam.

2. Giáo dục TTTC: lòng yêu thương con người, biết xẻ chia với số phận con người, khao khát sống, vươn lên trong cuộc sống, gđ lòng yêu quê hương đất nước.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 39: Đọc văn Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/11/2007	Ngày dạy: 14/11/2007
Tiết 39, Đọc văn 	 
Hai đứa trẻ
	- Thạch Lam - 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận thức được giá trị hiện thực của truyện ngắn qua bức tranh phố huyện với những cuộc đời số phận, chìm ngập trong bóng tối một cách thê thảm, âm thầm. 
- Nắm được phong cách trữ tình của TL qua miêu tả tâm trạng Liên. 
- Hiểu được tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc đối với kiếp người của nhà văn 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích truyện ngắn không có cốt truyện của Thạch Lam. 
2. Giáo dục TTTC: lòng yêu thương con người, biết xẻ chia với số phận con người, khao khát sống, vươn lên trong cuộc sống, gđ lòng yêu quê hương đất nước. 
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
Giáo viên: 
+ Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị 2 bức tranh về cuộc sống phố huyện ngày xưa và hiện tại.
	2. Học sinh: chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: (Chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu sau)
1. Tâm trạng của Liên trong thời điểm hoàng hôn là:
A. Buồn man mác.	B. Muốn hoà nhập bọn trẻ để nô đùa.
C. Nhớ Hà Nội.	C. Nôn nóng chờ đợi chuyến tàu đêm.
2. Câu nào trong truyện gợi lên thời gian của câu chuyện?
A. Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện.
B. Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
C. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
D. Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
 3. Điền vào chố trống trong câu sau: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có cốt truyện......
A. Phức tạp	B. Đơn giản
C. Phong phú	C. Cầu kì
2.Đáp án: 
Câu
1
2
3
Đúng
Â
A
B
Điểm
3
4
3
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
ở
 tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phố huyện lúc nhá nhem tối quả là một bức tranh sẫm màu, chiều tàn làm nền, bóng tối làm gam màu cơ bản. Trên đó con người chỉ tồn tại lay lắt như những cái bóng vật vờ. Bức tranh ấy hé mở chuẩn bị cho cảnh phố huyện vào đêm như thế nào, tiết học này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết 3 của bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc. 
? Phố huyện vào đêm được miêu tả bằng những hình ảnh nào trở đi trở lại? 
? Hình ảnh nào bao trùm lấy phố huyện? Được miêu tả cụ thể ra sao? (Hãy tìm các chỉ tiết tiêu biểu)
? Bóng tối ấy gợi lên ý nghĩa biểu tượng gì? 
? Trên nền bóng tối, ánh sáng phố huyện được tác giả miêu tả như thế nào? 
? Em nhận xét về cách thức miêu tả ánh sáng của nhà văn? 
? Nhưng bấy nhiêu thứ ánh sáng ấy có làm thay đổi sự tịch mịch của phố huyện không? 
? Trong cái thế giới tranh tối tranh sáng tịch mịch ấy tâm trạng của chị em Liên như thế nào? 
? Chúng mơ tưởng điều gì? 
? Mơ tưởng rồi thất vọng, đối diện với gánh phở bác Siêu chị em Liên có tâm trạng gì? 
? Ký ức về Hà Nội xa xăm ấy có ý nghĩa gì đối với tâm hồn hai đứa trẻ? 
? Từ mộng tưởng, hoài niệm của hai tâm hồn ngây thơ nhà văn đã lắng nghe được trong con người nơi phố huyện điều gì? 
? Và với hai đứa trẻ mong đợi lớn nhất của chúng lúc này cụ thể là gì? 
? Chuyến tàu ấy từ đâu đến? 
? Hai đứa trẻ đã chờ đợi chuyến tàu ấy với những xúc cảm tâm trạng như thế nào? 
? Chúng ta thấy sự đau đáu chờ đợi ấy gần với tâm trạng nào của con người trong cuộc đời? 
? Vì sao hai chị em Liên cố thức để đợi tàu? 
? Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ gợi lên ý nghĩa gì? 
? Với cảnh đợi tàu Thạch Lam để lại cho truyện một ý nghĩa gì? 
? Tuy nhiên sau khi đoàn tàu đi qua Liên và phố huyện có thay đổi gì không? 
? Em đánh giá như thế nào về giá trị nội dung của tác phẩm? 
? Truyện điển hình cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam như thế nào? 
? Em hãy phát biểu suy nghĩa của em về nhân vật Liên? 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc – hiểu 
1 - Phố huyện lúc hoàng hôn
	2. Phố huyện lúc nhá nhem tối 
3. Phố huyện vào đêm (32') 
- Phố huyện vào đêm được gợi tả bằng những hình ảnh bóng tối và ánh sáng cứ trở đi trở lại, tạo nên ám ảnh không dứt trong lòng người đọc. 
- Bóng tối bao trùm lấy phố huyện, gợi lên vẻ tịch mịch: Đường phố và các ngõ con chứa đầu bóng tối; Vũ trụ thăm thẳm, đêm mùa hạ sâu lắng; 	Những con người đi vào đêm tối; 	"Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng đen sẫm hơn nữa".
=> Bóng tối gợi lên ám ảnh về một không gian chật hẹp thiếu sinh khí. Nó gọi tên cho sự hư vô tuyệt vọng. 
- Trên nền bóng tối, ánh sáng của phố huyện thật yếu ớt, bị lấn át, lúc nào cũng chực bị tắt đi. Đó là: 
	+ ánh sáng của ngọn đèn nhà ai chỉ hắt qua khe cửa
	+ ánh sáng lay động của những ngọn trên chõng hàng chị Tý. 
	+ Chấm lửa vàng mơ hồ của bác phở Mĩ cứ khuất dần về phía huyện trong đêm tối. 
	+ ánh lửa hắt ra từ gánh phở của bác Siêu cũng chỉ đủ soi cái bóng tảo tần của bác mênh mang cả một vùng đất. 
	+ Rồi các hột sáng hắt qua phiên nứa của chị em Liên. 
	+ Và cả ánh sáng xa xôi của các ngôi sao trên nền trời không đủ lôi kéo con người đến tận cùng. 
=> Nhà văn tô đậm hình ảnh ngọn đèn của con người và cuộc sống của nó, miêu tả lặp đi lặp lại nên xét về lượng hình ảnh cuộc sống được miêu tả rất nhiều. 
+ Bấy nhiêu thứ ánh sáng, bấy nhiêu ngọn đèn nhưng không đủ làm sáng lên một vùng đêm tối may chăng chỉ làm cho người ta nhận ra một vùng đất cát, cái chậu sắt trắng của bác Sẩm, cái bóng tảo tần của bác phở Siêu. 
-> Nó giờ đây không còn là biểu tượng của sự sống mà chỉ gợi lên một sự sống lay lắt tù mù, tất cả chực tắt đi trước bóng tối hư vô của cuộc đời. 
- Tâm trạng Liên và An: mơ tưởng, hoài niệm, mong đợi. 
+ An thèm hoà nhập với đám trẻ nô đùa ngoài thềm phố. Đó là một ao ước trẻ thơ rất chính đáng nhưng không thực hiện được vì phải coi hàng vì gánh nặng của sự nghèo khó. 
+ Hai chị em lặng ngước nhìn vòm trời mùa hạ êm như nhung với ngàn sao lấp lánh. ánh mắt thèm muốn một thế giới đầy sao, thế giới khác hẳn với thế giới phố huyện đầy bóng tối, buồn hiu hắt. Nhưng bầu trời thơ mộng ấy hấp dẫn ấy quá xa xăm, bí ẩn làm mỏi trí nghĩ của chúng. Chúng lại chúi vào đầu nhìn về phía quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn, phía ánh lửa của gánh phở bác Siêu. 
- Đối diện với gánh phở của bác Siêu, một thứ quà xa xỉ mà hai chị em Liên không thể mua được. Nhưng hương vị hấp dẫn của nó gợi lên tâm trạng hoài niệm về quá khứ đánh thức những ký ức xa xa về Hà Nội trong hai chị em. Hà Nội sáng rực và lấp lánh. Hà Nội có những cốc nước lạnh xanh đỏ ... 
+ Ký ức về Hà Nội xa xăm với một vùng ánh sáng lấp láy khơi gợi lên bao mộng ước phiêu lưu trong hai đứa trẻ. Hà Nội cái bóng ảnh của cuộc sống sung túc, một tuổi thơ no đầy cứ chới với vẫy gọi hai tâm hồn ngây thơ. Nó thôi thúc hai đứa trẻ từ ngày dọn về phố huyện hôm nào cũng ra ngồi ở cái chõng trẻ quen thuộc để "ngóng đợi một cái gì tươi sáng hơn" cho sự sống nghèo khổ này". 
=> Quả là không gì đau khổ hơn khi trong bóng tối người ta mơ về cuộc sống về hạnh phúc, nhất là đối với tâm hồn đầy mộng tưởng như Liên và An. Thạch Lam đã trải lòng mình ra trước thế giới hiu hắt và lặng lẽ ngập đầy bóng tối để cảm thông và sẻ chia với con người nơi ấy. 
	- Từ những mộng tưởng, hoài niệm ngây thơ của hai đứa trẻ Thạch Lam bằng tấm lòng giàu yêu thương đã lắng nghe cảm nhận được trong con người phố huyện đang nhen nhóm những khoảnh khắc, mong đợi đổi thay rất mơ hồ: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ". 
- Mong đợi một chuyến tàu: 
- Chuyến tàu đến từ Hà Nội, từ một tuổi thơ huyên náo và rực rỡ đã mất, từ chốn phồn hoa đầy ánh sáng. 
- Hai chị em Liên đã chờ đợi với tâm trạng kiên nhẫn và háo hức. An và Liên đã buồn ngủ ríu mắt nhưng vẫn cố thức để đợi tàu. An nằm xuống rôìi vòn với dặn chị: "Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé". Đó là tâm trạng đáng quý và đáng trân trọng nhưng cũng thật tội nghiệp. 
+ Có lẽ tâm trạng ấy thật gần với tâm trạng con người chờ đợi phút giao thừa thiêng liêng.
=> Có thể thấy ước mơ, hy vọng thật mơ hồ được gửi gắm vào sự chờ đợi vào một chuyến tàu vì thế mà tội nghiệp vì thế mà đáng trân trọng. Bởi còn gì đáng trân trọng hơn, tội nghiệp hơn khi những tâm hồn trẻ thơ sống trong cuộc đời tăm tối mơ về ánh sáng dù là một giấc mơ xa xôi, không rõ ràng. 
- Vì tàu là sự ồn ào cuối cùng của một ngày là hành động sống cuối cùng của phố huyện. Tàu đến ban đầu ngọn lửa xanh biếc khác hẳn những ngọn đèn lù mù của phố huyện, tàu đến mang theo âm thanh ầm ầm, ồn ào náo nhiệt khuấy động một phố huyện lặng lẽ với tiếng còi, tiếng rít vào ghi, tiếng rầm rộ, nhất là đem lại một thứ ánh sáng rực rỡ, lấp loáng.
=> Với tất cả sự náo nhiệt và rực rỡ, tàu đến từ Hà Nội mang đến một thế giới khác hẳn: vui vẻ, mang đến cả những ký ức vui sống của một tuổi thơ đã qua của hai đứa trẻ. Nghĩa là chuyến tàu ấy đối với Liên và An hoàn toàn mang ý nghĩa tinh thần. 
Và dù là thoáng chốc, chuyến tàu ấy cũng đủ khuấy động phố huyện buồn tẻ, đem lại sự thay đổi nào đó cho cuộc sống này dù là nhỏ bé. 
- Con tàu đối với hai chị em Liên có ý nghĩa sâu sắc, nó đưa hai đứa trẻ trong giây phút đến bến bờ hạnh phúc. Đó là con tàu mộng tưởng và khát vọng. Vì thế mà tâm trạng chờ đợi tàu của hai đứa trẻ thành ra tấu lên một không khí thay đổi cuộc sống. Nó cho thấy trong khốn cùng tăm tối vẫn có những mầm non vươn lên thèm sống thèm hy vọng. Nó đưa hai đứa trẻ nhìn lại tuổi thơ trong chốc lát để chúng biết rằng đây đó ngoài phố huyện lặng lẽ này vẫn có những cuộc sống tươi vui đáng sống hơn. Và dẫu rừng thế giới mơ ước ấy chỉ vụt qua như vệt sao băng nhưng nó đủ đánh thức tâm hồn con người. 
- Cố thức để đợi tàu của chị em Liên là một nỗ lực vừa rõ rệt vừa mơ hồ để ngoi lên trong cuộc sống tối tăm ngột ngạt. Và đoàn tàu chính là chiếc phao tinh thần ấy. 
- Với cảnh đội tàu Thạch Lam để lại cho thiên truyện một ý nghĩa ánh sáng của tinh thần nhân đạo. Giữa cuộc sống tối tăm, người dân phố huyện vẫn mơ về một cuộc sống tươi sáng hạnh phúc hơn. Niềm mơ ươc áy giúp họ vượt qua những ngày tháng cơ cực buồn tẻ. Không có gì bất hạnh hơn bằng việc con người sống mà không mơ ước hy vọng. 
=> Rất thầm lặng Thạch Lam nói với ta về chuyện kiếp người đau khổ và hướng thiện, chuyện vì thế mà chênh chau giữa đôi bờ thực ảo. Và có một điều rõ ràng của hiện thực là tấm lòng nhân đạo của nhân vật đã san sẻ với con người một thông điệp: Cần thay đổi cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu và mỏi mệt này. 
- Đoàn tàu đi qua, Liên và phố huyện lại trở về trong đêm tối, lặng lẽ chập chờn trong ánh sáng lù pt mù. Nó cho thấy một hiện thực nhỡn tiễn dường như rất khó thay đổi song cần phải thay đổi ở phố huyện nghèo nàn này. 
III. Tổng kết (3') 
	1. Nội dung: 
- Đạt được giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh bức tranh của cuộc sống phố huyện của những kiếp đời tàn như là một hiện thực nhãn tiền cần thay đổi. 
- Đạt được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc: khám phá được cái đẹp trong tâm hồn con người, dù trong cuộc sống mỏi mệt tù túng vẫn ước mơ, hy vọng, cũng là tiếng nói thông cảm ss với cuộc đời và khát vọng ước mơ của họ. 
	2. Nghệ thuật:
	- Thể hiện đúng phong cách truyện ngắn Thạch Lam là một bài thơ trữ tình daì mang thiên hướng khám phá đời sống tâm hồn, những biến thái của xúc cảm con người. 
	- Điển hình cho phong cách truyện có sự hội tụ của cả yếu tố lãng mạn và hiện thực. 
	- Văn phong nhẹ nhàng, tinh tế và trầm lắng nhưng giàu xúc cảm. 
IV. Luyện tập (3') 
- Con người giàu có về tâm hồn, dường như mẫn cảm với cuộc đời, giàu ước mơ. 
- Con người tiêu biểu cho típ nhân vật tâm hồn của Thạch Lam. 
- Được xây dựng bởi lòng yêu thưng, chia sẻ của nhà văn. 
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2')
	 1. Bài cũ: 	 
	- Nắm những chi tiết chính theo diễn biến thời gian của truyện. Học thuộc những câu văn quan trọng, làm dẫn chứng. 
	- Phân tích được bức tranh phố huyện qua diễn biến tâm trạng Liên để thấy được tính cách hiện thực và lãng mạn của truyện ngắn Thạch Lam. 
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Ngữ cảnh
	* Yêu cầu: Học sinh đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39 - CB 11.doc