Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 37, 38: Làm văn Viết bài số 3

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 37, 38: Làm văn Viết bài số 3

Tiết 37, 38. Làm văn

 VIẾT BÀI SỐ 3

A. Phần chuẩn bị

I. Yêu cầu bài dạy

1. Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Khuyến

- Giá trị nghệ thuật bài thơ “Thu vịnh”

- Rèn luyện khĩ năng làm bài văn bình giảng

2. Giáo dục học sinh: ý thức cảm thụ Văn học, diễn đạt trong sáng, lành mạnh.

II. Chuẩn bị

- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.

- HS :Ôn tập, giấy kiểm tra.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 37, 38: Làm văn Viết bài số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/ 11/ 2006 Ngày giảng: 8/ 11/ 2006
Tiết 37, 38. Làm văn
 Viết bàI số 3 
A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy
1. Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Khuyến
- Giá trị nghệ thuật bài thơ “Thu vịnh” 
- Rèn luyện khĩ năng làm bài văn bình giảng
2. Giáo dục học sinh: ý thức cảm thụ Văn học, diễn đạt trong sáng, lành mạnh.
II. Chuẩn bị
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS :ôn tập, giấy kiểm tra.
B. Phần trên lớp
I. ổn định tổ chức lớp
 - Lớp 11 C1: 45/ 45
 	 11 C2: 44/ 45
	 11 D1: 47/ 48
	 11 E2: 47/ 50
II. Đề bài
A. Phần trắc nghiệm
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu1: Quê của Trần Tế Xương ở:
 a.Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định
 b. Phố Hàng Nâu, Hà Nội
 c. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Câu2: Câu thơ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây” trong bài Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh 
 a.Thoáng một chút mơ hồ của tấm lòng yêu nước.
 b. Là một tấm lòng yêu nước, nuối tiếc với phong cảnh giờ đã không còn của đất nước.
Câu 3: Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật nói giảm trong bài thơ Khóc Dương Khuê mấy lần
	a. 2
	b. 3
	c. 4
Câu 4: Bài thơ Mồng hai tết viếng cô Kí có kết thúc mở
	a. Đúng
	b. Sai
Câu 5: Phong cách trào phúng của Tú Xương
	a. Kín đáo, thâm trầm
	b. Dữ dội, quyết liệt
Câu 6: Bài thơ Thương vợ của Tú Xương mang đậm cảm hứng trữ tình song vẫn có nét cười trào lộng
	a. Đúng
	b. Sai
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
 Phong cách ngôn ngữ gọt giũa (còn được gọi là phong cách ngôn ngữ viết) là kiểu diễn đạt chung theo ...................................... , được dùng trong phạm vi giao tiếp mang tính ......................................
Câu 8: Phong cách ngôn ngữ gọt giũa gồm mấy phong cách ngôn ngữ bộ phận
	a. 4
	b. 5
	c. 6
B. Phần tự luận
Bình giảng bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến.
III. Đáp án- biểu điểm
1. Đáp án
A. Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
b
a
b
a
b
Câu 7: quy cách sách vở, chính thức xã hội 
B. Phần tự luận
a. Yêu cầu chung:
- Phương pháp nghị luận: Kết hợp bình giảng- bình bài thơ
Có những cảm thụ nhất định về bài thơ “Thu vịnh”
Lời văn mượt mà, giàu cảm xúc.
b. Yêu cầu cụ thể:
 Tuỳ vào việc lựa chọn hình ảnh để bình, song bài viết phải có các ý sau:
- Cái hồn của cảnh vật mùa thu: Thanh, trong, nhẹ, cao.
+ Trời thu xanh cao toả xuống cả cảnh vật.
+ Cây tre Việt Nam- còn non, ít lá,.thanh mảnh như cái cần câu in lên trời biếc, gió lay nhẹ=> thanh đạm, hợp với hồn thu.
- Tâm trạng hoài cổ:
+ Có âm thanh, màu sắc thu (hoa thu)
+ Sự xa xăm, bâng khuâng trong không gian
+ Sự bâng khuâng man mác trong thời gian.
=>Mang cái thần của cảnh thu rất Việt Nam.
- Hai câu kết:
+ Cái thẹn của một nhân cách cao cả
+ Một tình yêu nước thầm kín mà mãnh liệt
Tóm lại: Bài thơ là minh chứng cho quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu mang đúng nét thu, hồn thu xứ sở, cũng như lời thơ, câu thơ thật Nôm, thật Việt Namcủa Nguyễn Khuyến.
2. Biểu điểm
- Phần trắc nghiệm: 2 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm )
- Phần tự luận: 8 điểm
điểm
Nội dung
Nghệ thuật
8
Như đáp án. Bình giảng sâu sắc 
Diễn đạt cảm xúc, trôi chảy
6
Như đáp án. Lời bình được.
Diễn đạt có cảm xúc, mắc vài lỗi nhỏ.
4
Cơ bản như đáp án.Bài viết chưa sâu
Diễn đạt mạch lạc, mắc nhiều lỗi.
2
Sơ sài, thiếu ý quan trọng
Mắc lỗi quan trọng
1
Sai lạc nội dung
Nhầm kiểu bài
0
Không làm bài
* Hướng dẫn học sinh học, làm bài tập
1. Bài cũ
- Lập dàn ý chi tiết cho phần tự luận
2. Bài mới
 Chuẩn bị Cha vẫn kiên quyết không chuyển chăng?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 37 - CB 11.doc