Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35: Làm văn Bài viết số 3

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35: Làm văn Bài viết số 3

Tiết 35 + 36, Làm văn Lớp 11D2 BÀI VIẾT SỐ 3

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

Giúp học sinh:

- Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.

- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

2. GDTTTC: Sử dụng từ ngữ chính xác có hiệu quả nghệ thuật.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Giáo viên: đọc SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm, đề bài ; Đáp án, biểu điểm.

- Học sinh chuẩn bị kiến thức, giấy.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 35: Làm văn Bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2007 Ngày dạy: 09/11/2007 
Tiết 35 + 36, Làm văn	 Lớp 11D2	 Bài Viết số 3
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
Giúp học sinh:
- Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
2. GDTTTC: Sử dụng từ ngữ chính xác có hiệu quả nghệ thuật.
II. Phương tiện thực hiện 
- Giáo viên: đọc SGK, SGV, Bài tập trắc nghiệm, đề bài ; Đáp án, biểu điểm.
- Học sinh chuẩn bị kiến thức, giấy.
III. Cách thức thức tiến hành 
Giáo viên ra đề kiểm tra, học sinh chuẩn bị kiến thức viết bài.
B. Tiến trình dạy học
I. ổn định tổ chức	D2:
 II. Đề bài 
Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy đọc kĩ câu hỏi và chọn câu trả lời đúng nhất
Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
1.Trong hai câu thơ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình - Hồ Xuân Hương) thì từ canh có nghĩa gì?
Chỉ tên gọi riêng của một loại trống.
Chỉ sự dồn dập, thôi thúc, giục giã làm nhanh một việc gì đó.
Chỉ một khoảng thời gian của đêm.
Chỉ một điều lo nghĩ lúc nào cũng ở bên lòng, không để cho yên.
2. Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ Câu cá mùa thu?
A. Ao thu	C. Lá vàng
B. Thuyền câu	D. Bóng trăng
3. Tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. ý kiến này đề cập đến thể loại văn học nào?
A. Ca dao	B. Thơ
C. Hát nói	D. Dân ca
4. Từ nào sau đây được gọi là từ láy tượng thanh?
A. Lập loè	B. Le te
C. Lạnh lẽo	D. Rì rào
5. Hình tượng Thu nguyệt có trong bài thơ thu nào sau đây của nhà thơ Nguyễn Khuyến?
A. Thu điếu	B. Thu Vịnh
C. Thu ẩm	D. Cả ba bài trên
6. Danh lợi có nghĩa là gì?
Lời nói hay được người đời truyền tụng.
Người có danh tiếng.
Danh vị và lợi ích cá nhân.
Tên gọi cùng với nội dung ý nghĩa gắn liền vào đó như vinh dự, chức vụ, tư cách, cương vị.
7. Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát tượng trưng cho điều gì?
Sự bế tắc của cuộc đời.
Sự gian khổ của người chinh phu.
Nỗi buồn và tâm trạng cô đơn.
Tâm trạng chán ghét quan trường.
8. Trong thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh nông thôn hiện ra như thế nào?
Phong phú, đa dạng, đẹp tự nhiên, chân thực.
Từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt cuộc sống, đời sống lam lũ, nghèo khổ, thuần hậu, chất phác của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ hiện ra rất chân thực và rất đẹp.
Đẹp và buồn, ẩn chứa tâm sự sâu kín của thi nhân.
Nghèo và đẹp, lắng sâu trong đó là tình yêu nồng nàn, tâm sự u hoài của thi nhân.
II. Tự luận (8 điểm: Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.
III. Đáp án – biểu điểm
Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đúng
C
D
C
D
C
C
A
B
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (8 điểm)
Đáp án: Câu 1 (8 điểm)
Với đề bài đã ra cần có nhưng ý chính như sau:
Giới thiệu khái quát về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hình tượng người nghĩa sĩ – nông dân yêu nước hiện lên như tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ tới mức vô tiền khoàng hậu. Dẫn câu nói của Phạm Văn Đồng.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người thất thế:
- Sự chênh lệch một trời một vực giữa ta và địch về vũ khí chiến đấu:
+ Địch có vũ hiện đại, tối tân: tầu chiến, tàu đồng
+ Ta chỉ có mã tấu bầu ngòi, dao phay, gậy tầm vônghoả mai đánh bằng rơm con cúi. Quân trang chỉ có một manh áo vải. Binh pháp chưa từng biết đến, chỉ quen nghề làm nông.
- Sự chênh lệch về thế trận:
+ Địch thế mạnh như nước: Binh tướng  làm bốn phía mây đen.
+ Ta thì tan tác, bị động: Mẹ già ngồi khóc trả, vợ yếu chạy tìm chồng; đồn luỹ tan tành.
- Lí do cuủa sự chênh lệch: kẻ địch mạnh còn ta vốn đã yếu lại bị triều đình bỏ rơi, thiếu người dứng ra tổ chức, lãnh đạo.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của ngững người dũng sĩ- nông dân hiên ngang, bất khuất.
- Dũng sĩ là người nông dân áo vải bình thường: việc cuốc, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.
- Căm thù không đội trời chung với giặc: ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.
- Sáng ngời lí tưởng diệt thù, xả thân vì nước: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ămn ganmuốn ra cắn cổnào ai đòi ai bắtra tay bộ hổ, sống đánh giặc, thác đánh giặc.
- Chiến đấu với khí thế như vũ bão và nhất thời đã làm cho giặc thất điên bát đảo: Chém dớt đầu quan hai nọ, đốt xong nhà dạy đạo kia, đạp ráo lướt tớixô cửa xông vào, liều mình, kẻ đâm ngang, người chém ngược , làm cho mã tà ma ní hồn kinh.
- Tác giả đã dùng các động từ mạnh với tần số cao chỉ hành động mạnh. dứt khoát: đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xông, xô, liều, đâm, Cách dùng từ chéo với tác dụng tăng sự sôi nổi, mãnh liệt, cách ngắt nhịp câu ngắn gọn để tạo không khí khẩn trương sôi động.Tất cả gợi lên hình tượng nổi dậy hào hùng của người nghĩa sĩ nông dân đánh giặc cứu nước.
- Cơ sở của sự hiên ngang đó chính là lòng mến nghĩa, là tinh thần tự nguyện chiến đấu.
Cảm hứng chủ đạo của bài văn tế là cảm hứng ngợi ca anh hùng, tượng đài anh hùng bằng thơ vô tiền khoáng hậu. 
2. Biểu điểm
Điểm 8
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
Điểm 6
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 -2 ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết có sức thuyết phục.
Điểm 4
- Nội dung: chưa đu ý ( khoảng 1/2 số ý) nhưng văn viết đã rõ được vấn đề. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết còn mắc lỗi.
Điểm 2: 
- Nội dung: chưa đủ ý nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Còn mắc một số lỗi.
Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới
1. Bài cũ: tự lập dàn ý cho phần tự luận
2. Bài mới: chuẩn bị bài Hai đứa trẻ
* Yêu cầu đọc văn bản và nắm những kiến thức cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 35 - CB 11.doc