Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 32: Làm văn Thao tác lập luận so sánh

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 32:  Làm văn Thao tác lập luận so sánh

Tiết 32, Làm văn 11D2

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức, kĩ năng

- Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.

- Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.

2. GDTTTC: yêu thích môn văn và biết sử dụng trong tạo lập văn bản.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế giáo án.

- HS: Đọc SGK, chuẩnt bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Đọc, trả lời câu hỏi, thảo luận theo nhóm và trình bày.

- GV chốt ý cơ bản.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 32: Làm văn Thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2007 	Ngày dạy:2/11/2007
Tiết 32, Làm văn	11D2
Thao tác Lập luận so sánh
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1, Kiến thức, kĩ năng
- Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.
- Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. 
2. GDTTTC: yêu thích môn văn và biết sử dụng trong tạo lập văn bản. 
II. Phương tiện dạy học 
- GV: đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế giáo án.
- HS: Đọc SGK, chuẩnt bị bài theo hướng dẫn của GV. 
III. Cách thức tiến hành 
- Đọc, trả lời câu hỏi, thảo luận theo nhóm và trình bày.
- GV chốt ý cơ bản.
B. Tiến trình lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: không
II. Giới thiệu bài mới
* Lời vào bài (1’): Khi viết văn nghị luận người ta cũng sử dụng so sánh để làm sáng rõ làm chắc hơn luận điểm của mình. Để hiểu rõ thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận, chúng ta vào bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK)
(?) Phân tích ví dụ sau?
(?) Khi viết thơ văn sử dụng so sánh có tác dụng gì??
(?) Học sinh - Đọc đoạn văn “Yêu người đó là... Thần khúc của Đan Tê”
(?) Nêu rõ luận điểm chính của đoạn trích?
(?) Qua ví dụ trên, chúng ta rút ra mục đích và cách thức lập luận như thế nào?
(?) Lập luận so sánh là gì?
(HS đọc SGK) “Tất cả mọi người sinh ra... quyền tự do”
(?) Dẫn lời bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mĩ, Bác nhằm mục đích gì?
(?) Cách so sánh gì?
- HS đọc SGK
“Làm sao... gì nữa”
(?) Câu hỏi SGK (giải thích câu nói của Nguyễn Tuân, tác giả so sánh với những người nào?
(?) Mục đích của sự so sánh ấy là gì?
(?) Cách so sánh tương phản là cách so sánh như thế nào?
(?) Yêu cầu khi lập luận so sánh 
(?) Từ ví dụ về Truyện Kiều và Văn chiêu hồn đến so sánh giữa nhà văn Ngô Tất Tố và các nhà văn cùng thời, Anh (chị) hãy nêu yêu cầu khi so sánh?
(?) Tác giả đã so sánh Bắc Nam trên những lĩnh vực nào? 
(?) Từ sự so sánh này rút ra kết luận gì?
(?) Bài học cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản?
(?) Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt nào?
(?) Từ sự so sánh, có thể rút ra kết luận gì?
(?) Sự thuyết phục của đoạn trích như thế nào?
I. Tìm hiểu chung (30’)
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh (15’)
a. Ví dụ
 “Đôi ta như lửa mới nhen / như trăng mới mọc như đèn mới khêu” => để kết luận đây là so sánh tu từ trong văn thơ.
=> Khi viết văn nghị luận người ta cũng sử dụng so sánh để làm sáng rõ làm chắc hơn luận điểm của mình. Đó là so sánh trong lập luận.
- Yêu người là truyền thống của văn học, Nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau (Luận điểm)
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm mới bàn đến một hạng người
+ Truyện Kiều, Chiêu hồn cả loài người được bàn đến.
Rút ra kết luận: “ở đây nếu khen cái tài tổng hợp của anh (Nguyễn Du) đã nhìn phong cảnh người trong những bức toàn đồ hay nên khen cái tính của anh bao trùm lên tất cả”.
- Văn chiêu hồn có một không hai trong nền văn học chúng ta (luận điểm)
+ Trước văn chiêu hồn không hề có tác phẩm nào, sau cũng không có.
+ Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca thì chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết
Kết luận (bằng sự liên tưởng) Bất giác tôi nghĩ tới Di vine Conedie (Thần khúc Đan Tê)
=> Cả hai luận điểm đều nhằm so sánh lòng thương người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Văn chiêu hồn với tác phẩm văn chương như chinh phụ ngâm trong Cung oán ngâm. Mặt khác so sánh đối tượng phản ánh của Chiêu hồn với Truyện Kiều. Cách thức lập luận sử dụng lập luận so sánh.
b. Nhận xét
- Lập lập so sánh là thao tác nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể sinh động và có sức thuyết phục
2. Cách lập luận so sánh (15’)
a. Lập luận so sánh tương đồng
- Bác dẫn lời bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 1776 nhằm mục đích.
+ Lấy đó làm cơ sở pháp lý làm luận đề chính nghĩa 
+ Từ đó làm cách suy luận: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền áung sướng và quyền tự do”.
 Cách lập luận của bác rất chặt chẽ vững chắc kẻ thù trực tiếp là đế quốc Pháp, kẻ thù sau lưng là đế quốc Mĩ không thể nào bắt bẻ được, buộc phải công nhận quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền sung sướng và tự do của dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới.
- Đó là cách so sánh tương đồng: Đó là cách so sánh giữa hai hay nhiều đối tượng để tìm ra những nét giống nhau.
b. Lập luận so sánh tương phản
- “Đêm tối ngày xưa đó”, là hình ảnh chỉ cuộc sống tăm tối của nhân dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Trong cuộc sống đó, Ngô Tất Tố đã “mở ra được những thực tế”. Phải chăng Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực cuộc sống. Đó là nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ sưu thuế ngặt nghèo của bọn thực dân và sự áp bức của giai cấp phong kiến địa chủ. “Một mình lụi hụi thắp nén hương để soi đường cho nhân vật của mình đi”. Bằng cách nói hình ảnh, Nguyễn Tuân đã khẳng định chỉ có Ngô Tất Tố thời ấy chứ không ai làm được là tố khổ cho người lao động, vạch trần bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và tay sai. Nguyễn Tuân đã nhằm mục đích khẳng định giá trị ngòi bút Ngô Tất Tố, nhà văn lão thành cách mạng già dặn viết về nông thôn. 
- Nguyễn Tuân đã so sánh tác giả Tắt đèn với các tác giả khác. Họ cũng viết về nông thôn nhưng “nói năng khác ông”
+ Người ta bàn về cải lương hương ẩm (cách thay đổi ăn uống ở làng quê)
+ Người ta bàn về Ngư, Tiều, Canh, Mục (Nghề cá, kiếm củi, làm ruộng, đi ở).
+ “Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn”
- Mục đích của sự so sánh đó để làm nổi bật cái nhìn của Ngô Tất Tố. Đó là cái nhìn đúng bản chất cuộc sống. Ông đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân đế quốc. Mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến địa chủ. Mâu thuẫn đó không thể điều hoà được.
=> So sánh giữa hai hay nhiều đối tượng để nhìn ra những nét khác nhau giữa chúng là tương phản.
* Yêu cầu khi lập luận so sánh
- Các sự vật, hiên tượng, tác phẩm... gọi chung là đối tượng mang ra so sánh phải có mối liên quan về một mặt hoặc phương diện nào đó.
 Ví dụ: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm.
Phải có chung là lòng yêu thương con người. So sánh Truyện Kiều với văn chiêu hồn ở phạm vi phản ánh. So sánh giữa Ngô Tất Tố với các nhà văn cùng thời ở nội dung viết về nông thôn Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí: Lòng yêu thương con người và phạm vi phản ánh (ví dụ 1. Cái nhìn đối với người nông dân ở Ngô Tất Tố và các nhà văn cùng thời
=> Từ đó rút ra những nhận định đúng đắn và sâu sắc.
II. Ghi nhớ (2’) 
(SGK, tr 80).
III. Luyện tập (Bài tập SGK) ( 10’)
 “Như nước Đại Việt ta từ trước
vốn xưa nay.....cũng có”
- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt 
+ Văn hiến tác phẩm và người hiền có từ lâu, chẳng kém gì?
+ Về Sơn Hà cương vực “núi sông bờ cõi đã chia”. Mỗi đất nước đều có lãnh thổ riêng được quy định rõ ràng. 
+ Phong tục tập quán của mỗi nước 
+ Anh hùng hào kiệt (người tài giỏi) các triều đại: Triệu, Đinh, Lý, Trần đều sánh ngang với Đường, Hán, Tống, Nguyên chẳng thua kém gì.
- Từ sự so sánh, chúng ta hiểu được tác giả rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình. Mặt khác những vấn đề về văn hiến, về phong tục tập quán, về núi sông bờ cõi, là những gì có bản sắc riêng, có quy định rõ ràng vô cùng thiêng liêng, Đại Việt quyết tâm gìn giữ. Nó khích lệ tinh thần ý thức dân tộc cho mọi người. Kẻ nào đi ngược lại nhất định sẽ vấp phải thất bại.
- Đoạn trích mở đầu bài Cáo. Nó thể hiện lập trường ý thức dân tộc. Nó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin, là chân lý của chính nghĩa. Sức thuyết phục không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức lập luận. Đó là lập luận so sánh. Vừa là so sánh tương đồng và tương phản
+ Tương đồng: Cũng có nhân tài hào kiệt chẳng thua kém gì
+ Tương phản: Khác nhau về văn hiến phong tục tập quán, về núi sông bờ cõi...
 Vì thế đoạn văn có sức thuyết phục cao.
c. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
	1. Bài cũ:
	- Học và nắm chắc nội dung bài học.
	- Tìm các đoạn văn nghị luận và vận dụng lý thuyết để thực hành
2. Bài mới: chuẩn bị bài Khái quát VHVN từ đầu TK XX đến CM tháng 8/1945
* Yêu cầu: đọc và chuẩn bị theo câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 32 - CB 11.doc