Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 28: Tiếng việt Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 28: Tiếng việt Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

TIẾT 28, TIẾNG VIỆT 11D2

THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành về từ ngữ

2. GDTTTC: Có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong số từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Trên cơ sở những bài tập, gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm ra cách giải bài.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: SGK + SGV; Thiết kế bài soạn

- HS: SGK và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 28: Tiếng việt Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2007	Ngày dạy: 26/10/2007
Tiết 28, tiếng việt	11D2
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành về từ ngữ
2. GDTTTC: Có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong số từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.
II. Cách thức tiến hành 
Trên cơ sở những bài tập, gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm ra cách giải bài.
III. Phương tiện dạy học 
- GV: SGK + SGV; Thiết kế bài soạn
- HS: SGK và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
B. Tiến trình bai day
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qúa trình luyện tập
2. Bài mới:
* Lời vào bài (1’)
C
on người nói chung, không chỉ có nhu cầu kiếm sống, mà còn có nhu cầu giao tiếp; đôi khi nhu cầu giao tiếp còn quan trọng hơn cả nhu cầu kiếm sống. Hằng ngày chúng ta đã “quay vòng” (thực chất là ý nghĩa của từ ngữ) với tần số rất cao! Và trong cái vòng ấy, tất yếu ý nghĩa của từ ngữ cũng luôn luôn biến đổi để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người như: thông tin khoa học, trao đổi tư tưởng tình cảm, tạo lập quan hệ xã hội
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS đọc các yêu cầu làm bài tập trong SGK tr. 74 - 75 
Phân nhóm (4 nhóm): trao đổi – thảo luận – trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm những bài làm tốt.
Bài 1 – SGK (7’)
a. Trong câu thơ “Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến, Thu Điếu). 
Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc. Đó là chiếc lá đã nhuốm màu vàng đổi sắc, khẽ bay trước làn gió nhẹ của mùa thu. 
b. Các trường hợp chuyển nghĩa 
- Lá gan, lá phổi, lá mỡ, lá lách chỉ bộ phận riêng cơ thể người và động vật.
- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài chỉ hiện vật bằng giấy có nội dung khác nhau thể hiện tình cảm (lá thư) trên lĩnh vực quan hệ (lá thiếp), hành chính (lá phiếu), đánh bài (là bài).
- Lá cờ, lá buồm chỉ hiện vật, nghiêng về nghi lễ (lá cờ) phương tiện đi lại (lá buồm).
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền hiện vật sử dụng trong đời sống sinh hoạt.
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng vật dụng bằng kim loại
- Cơ sở chuyển nghĩa của từ “lá” là dựa vào phương thức hoán dụ lấy tên gọi của đối tượng này để chỉ đối tượng khác.
Bài 2 – SGK (7’)
- Từ đầu:
Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra
- Từ chân:
Chúng nó chẳng còn mong được nữa. 
 Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.
- Từ tay: Anh ấy là một tay súng giỏi
- Miệng: Miệng kẻ sang có gang có thép 
- óc: Cái óc tôi nó ngu quá phải không anh! 
- Tim: 
Chia nửa tim mình cho đất nước
 Đời thường rũ sạch những lo toan.
Bài 3 – SGK (7’)
- Từ ngọt: 
Rằng anh có vợ hay chưa
 Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
- Từ cay Mình thật cay cú vì câu nói ấy
- Từ đắng Vị đắng của tình yêu 
- Từ chát: Một tiếng nổ chát chúa, mình thấy chân tê dại không bước nổi.
Bài 4 – SGK (7’)
- Cậy - từ đồng nghĩa là nhờ,
- Chịu lời nhận lời
Tác giả dùng cậy có sức nặng của niềm tin hơn nhờ, cũng như chịu lời mà không phải là nhận lời. Mặt khác tạo cho người mình cậy phải giúp, phải chịu lời.
Bài 5 – SGK (7’)
- Dòng Từ đồng nghĩa là: Hàng, đoàn, lớp, toán, lũ, bọn
- Kết Hợp, đan, lồng, đơm... 
- Trăng vòng, lẵng 
- Dâng đưa, kính, tặng 
Nếu ta thay các từ đồng nghĩa vào thì cảm nhận câu thơ sẽ khác. 
Ngày ngày lớp người đi trong thương nhớ
Đan vòng hoa tặng bẩy chín mùa xuân 
Câu thơ mất đi tấm lòng trang nghiêm, thành kính.
Bài 6 – SGK (7’)
Nhật kí trong tù... một tấm lòng nhớ nước 
a. Phản ánh, thể hiện, bộc lộ
 Canh cánh, biểu hiện, biểu lộ
Anh ấy không... gì đến việc này
b. Dính dáng, dính dấp, quan hệ
 Liên hệ, liên can, liên luỵ
c. Việt Nam muốn làm.... Với tất cả các nước trên thế giới 
 Bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè.
C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’)
1. Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn
- Luyện đọc diễn cảm bài hát nói.
- Tìm đọc các bài thơ khác của Chu Mạnh Trinh.
2. Bài mới: Chuẩn bị kiến thức ôn tập Văn học trung Đại Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28 - CB 11.doc