Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 22: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 22: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Tiết 23 , Đọc văn Lớp 11D2

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

 - Nguyễn Đình Chiểu -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu được vẻ đẹp hiên ngang bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã tự động đứng lên đánh giặc và thái độ căm phẫn, xót thương của tác giả đối với họ.

- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn tế đúng bố cục và hình thứcc nghệ thuật.

2.Tư tưởng – tình cảm: Giáo dục HS lòng trân trọng với thơ văn cụ Đồ Chiểu đặc biết là tấm lòng yêu nước.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2275Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 22: Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2007 Ngày giảng: 17/10/2007
Tiết 23 , Đọc văn	Lớp 11D2
văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
 - Nguyễn Đình Chiểu -
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu được vẻ đẹp hiên ngang bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã tự động đứng lên đánh giặc và thái độ căm phẫn, xót thương của tác giả đối với họ.
- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn tế đúng bố cục và hình thứcc nghệ thuật.
2.Tư tưởng – tình cảm: Giáo dục HS lòng trân trọng với thơ văn cụ Đồ Chiểu đặc biết là tấm lòng yêu nước.
II. Cách thức tiến hành 
Đọc sáng tạo, trả lời về thể câu hỏi, gợi tìm, thảo luận.
III. phương tiện dạy học 
SGK + SGV + TLTK
Thiết kế bài giảng 
B. tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’) 	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vào bài (1’) 
V
ăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm đặc sắc trong bộ phận thơ văn chống pháp của Đồ Chiểu, và là một áng văn chương có giá trị cao trong kho tàng văn học nước nhà. Nét nổi bật của bài văn tế này là sự kết hợp giữa tính trữ tình và tính anh hùng ca; Giữa sự tiếc thương và lời ca ngợi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 II. Đọc - hiểu 
1. Lung khởi
2. Thích thực (18’)
 HS đọc từ “Nhớ linh xưa” đến 
 - Người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả rất cụ thể 
 “súng nổ”
“Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”
 Đây là những nét cơ bản về đức tính của người nông dân Việt
(?) Hoàn cảnh sống của người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả như thế nào? bằng cách nào?
Nam
+ Côi cút đ gợi ra cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chịu thương chịu khó, gắn bó với đồng ruộng. 
+ Toan lo nghèo khổ: Quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn quanh năm lo đói lo rách. Sự lựa chọn từ ngữ là biểu hiện ý thức, tấm lòng yêu thương trân trọng của thầy Đồ Chiểu với người nghĩa sĩ nông dân.
- Hoàn cảnh sống của họ
+ Chỉ quen với cuốc cày đồng ruộng “việc cuốc... quen làm”
+ Họ xa lạ với vũ khí, với chiến tranh: “tập khiên... ngó” 
+ Họ sống bình dị “Ngoài cật có một manh áo vải” 
Một đ số ít 
Manh đ mỏng
đ Không chỉ bình dị còn gợi ra sự thiếu thốn, mỏng manh của tấm áo che thân. Đâu phải những người “mớ ba mớ bảy” giàu có gì. Hoàn cảnh của họ gợi ra bao nỗi niềm thương cảm của người đọc. Họ nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tinh thần. 
(?) Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào? 
+ Yêu nước gắn liền với căm thù giặc. “Tiếng phong hạc... cắn cổ” 
(?) Em hãy phân tích rõ từng hình ảnh, chi tiết biểu hiện lòng yêu nước của người nghĩa sĩ? 
+ Yêu nước gắn liền với niềm tự hào về truyền thống đất nước và khẳng định quan điểm đúng đắn: “Một mối xa thư... bàn chó” 
- Xa thư đ xa đồng quỹ, thư đồng văn đ xe chung một đường, sách cùng một chữ. Cả câu khẳng định đất nước ta là một khối thống nhất. 
- “Hai vầng nhật nguyệt” đ mặt trăng và mặt trời 
Hình ảnh rực rỡ này khẳng định: Ta với địch (chỉ bọn Pháp), không thể có chỗ đứng chung dưới ánh sáng rực trời của chính nghĩa. Điều đó khẳng định còn ta thì không thể có địch và ngược lại.
+ Lòng yêu nước thể hiện ở tinh thần tự nguyện đứng lên đánh giặc.
“Nào ai.... Bộ hổ”
- Đoạt kình đ bắt, chém loài cá dữ ở biển 
- Bộ hổ đ bắt hổ bằng tay không 
Câu văn đối nhau về cả hình ảnh và thanh
 Há để ai/đâu dung lũ
Đoạt kình/bộ hổ
Hoả mai đánh/gươm đeo dùng
Rơm con cúi/lưỡi dao phay. 
Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước của người nghĩa sĩ nông dân. Sau này trong văn học hiện đại, chúng ta bắt gặp những hình ảnh. 
“Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai
Bền bỉ nuôi chồng nuôi con đánh giặc”
Và “Đất nước của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, rắn hơn sắt thép
Những buổi chia tay không bao giờ rơi nước mắt
Nước mắt để những ngày gặp mặt”
(?) Hành động của người nghĩa sĩ được thể hiện như thế nào? 
+ Hành động chiến đấu của người nghĩa sĩ nông dân thật dũng cảm. Hàng loạt những từ ngữ. “Chi nhọc quan... súng nổ”. 
- “Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không” đ Kiên quyết mạnh mẽ không sợ giặc, vào đồn giặc như vào chỗ không người. 
- “Xô cửa xông vào liều mình như chẳng có” đ Tinh thần quả cảm không sợ hi sinh.
Hàng loạt những động từ đạp rào, lướt tới, xô cửa, xông vào, đâm ngang chém ngược, hò trước, ó sau làm nổi bật hành động chiến đấu mạnh mẽ của người nghĩa sĩ nông dân. Cách ngắt nhịp câu ngắn gọn tạo giọng điệu không khí khẩn trương sôi động. Tính chất tương phản giữa một bên là nông dân và một bên là kẻ thù xâm lược. Một bên điều kiện chiến đấu không có gì chỉ là lòng “mến nghĩa”, một bên có đủ tàu chiến, súng nhỏ, súng to làm rõ tinh thần chiến đấu.
(?) Em có nhận xét gì về hành động chiến đấu của người nghĩa sĩ?
- Đây là bức tranh công đồn chưa hề thấy trong văn chương trung đại. Ta mới thấy võ quan như Phạm Ngũ Lão “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu”, một Trần Quốc Tuấn “Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da... cũng nguyện xin làm”. Một Đặng Dung mài gươm dưới trăng ngửa mặt nhìn trời than thở. “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà”. Một Nguyễn Trãi “Trận Bồ Đẳng sấm vang chấp giật, miền Trà Lân trúc trẻ tro bay, sĩ khí càng hăng, quân Thanh càng mạnh”. 
Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khi hiên ngang trong văn học mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân lấm tay bùn. 
 (HS đọc SGK)
(?) Thái độ cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả được thể hiện như thế nào? 
(Chú ý ở từ ngữ và giọng điệu của bài văn tế)
c. Ai vãn (14’)
- Những thán từ: Ôi!, Ôi thôi thôi! đ Biểu hiện nỗi đau đớn và thương tiếc vô cùng. 
- Những chi tiết thể hiện thái độ của tác giả. 
+ “Xác phàm vội bỏ” đ xác của những người trần tục (nông dân). 
+ “Nào đội gươm hùm treo mộ” (chỉ là người nông dân bình thường không phải là những viễn tưởng ra trận). 
+ “Vì ai khién quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương”
+ “Vì ai xui đồn luỹ tan tành xiêu mưa ngã gió”
Đó là thái độ cảm phục, một lòng ngưỡng mộ và trân trọng, vì nghĩa sĩ chỉ là người nông dân đứng lên tự nguyện chiến đấu. 
- Những hình ảnh
+ “Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng 
Nhìn chợ Tràng Bình già, tủ hai hàng luỵ nhỏ”
Đây là hình ảnh của tâm trạng. Thiên nhiên như cũng chia sẻ nỗi đau mất mát với con người. Đến những hình ảnh đầy gợi cảm. 
+ “Đau đớn mấy mẹ già ngồi khóc trẻ/Ngọn đèn khuya leo lét trong lều. 
Ngại ngùng thay vợ yếu chạy tìm chồng/Cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”
Người mẹ mất con trước ngọn đèn leo lét mà nước mắt lưng tròng. Người vợ tìm chồng trước bóng chiều đã tắt. Biết tìm ai và biết hỏi ai? Mẹ già, vợ yếu là những nạn nhân đau khổ nhất của chiến tranh.
Tấm lòng thương cảm của nhà văn đọng lại ở hình ảnh ngọn đèn leo lét, nước mắt lưng tròng và cả cái dật dờ của bóng xế. 
(?) Ngoài nỗi xót thương, tác giả còn thể hiện những suy nghĩ gì về người nghĩa sĩ? 
- Tác giả khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ
“Sống làm chi... hổ” đ Đây là phủ nhận lối sống cam chịu đầu hàng, làm tay sai cho giặc để được hưởng bơ thừa sữa cặn, quên cả tổ tiên, truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục của người nghĩa sĩ nông dân.
(?) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả. Em hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định này? 
- Tại sao văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả và được thể hiện như thế nào? 
- Khóc cho người chết
+ Đó là người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với hoàn cảnh và điều kiện sống. Lòng yêu nước căm thù giặc, là hành động chiến đấu dũng cảm, là quan niệm về chết vẻ vang còn hơn sống nhục nhã.
- Khóc cho cả người sống 
+ Người mẹ mất con, người vợ mất chồng
- Khóc cho cả quê hương đất nước 
+ “Quân tà đạo quăng vùa hương xô bàn độc”
+ “Súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ”
+ “Tấc đất ngọn rau ơn chúa tài bồi cho nước nhà ta” 
+ “Đoái sông... luỵ nhỏ”
- Nguyện trả thù
+ “Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”
(?) Học xong bài này, em hãy nêu khái quát giá trị của nó? 
III. Tổng kết (4’)
- Bài văn tế có giá trị trữ tình. Vì nó là tiếng khóc cho những con người cao đẹp của dân tộc, khóc cho cả quê hương đất nước trong cảnh ngộ đau thương tủi nhục bị giặc ngoại xâm. 
- Bài văn tế còn có giá trị hiện thực lớn. Nó dựng lên một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân tương xứng với họ ở ngoài đời. 
- Đây là bài văn tế độc nhất vô nhị. Một bài văn tế hay nhất trong các bài văn tế của nước ta. 
(?)Nêu những nét đặc sắc của người nghĩa sĩ?
IV. Luyện tập (6’)
- Những nét đặc sắc của hình tượng người nghĩa sĩ
+ Nhận thức 
Biểu hiện sâu sắc nhất ở lòng yêu nước căm thù giặc (phân tích):
“Tiếng phong hạc... ghét cỏ”
“Bữa thấy bòng bong... cắn cổ”
“Một mối xa thư... bán chó”
+ Hành động 
Chiến đấu dũng cảm (phân tích):
* Không cần trang bị vũ khí “trong tay....gõ”
* Tự nguyện đứng lên chiến đấu
* Chiến đấu dũng cảm: “Chi nhọc quan... súng nổ”
* Quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục: “Sống... khổ”
(?) Em hiểu gì về văn tế?
(?) Bố cục của bài văn tế?
- Tế là loại văn thời cổ nhằm:
+ Tế trời đất, thần thánh thường có bài văn cầu chúc gọi là kì văn hoặc chúc văn
+ Tế mừng tuổi thọ và thăng quan tiến chức
+ Về sau chỉ dùng tế ma (người chết)
- Bố cục bài văn tế gồm 3 phần
a. Lung khởi: Nêu hoàn cảnh, lí do đứng tế và cảm tưởng khái quát về người chết: thường mở đầu bằng than ôi, thương ôi.
b. Thích thực: kể công đức người chết thường bắt đầu bằng “Nhớ linh xưa” nhớ ông,bà, cụ xưa.
c. Ai vãn: than, tiếc người chết
d. Kết: ý nghĩ và lời mời của người đứng tế với linh hồn người chết.
III. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ
- Đọc lại toàn bộ tác phẩm.
- Nắm nội dung bài.
- Học thuộc một đoạn trích mà em tâm đắc.
2. Bài mới: Chuản bị bài	Thực hành về thành ngữ, điển cố

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 22 - CB 11.doc