Tiết 14, Văn Lớp 11D2
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN CÁT
(Sa hành đoản ca)
- Cao Bá Quát -
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được nối ra trên đường đời.
- Hiểu được các hình ảnh biểu tượng và đặc điểm bài thơ Cổ thể.
II. PHƯƠNG PHÁP
Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK+ SGV + TLTK
- Thiết kế bài giảng.
Ngày soạn: 25/09/2007 Ngày dạy: 29/09/2007 Tiết 14, Văn Lớp 11D2 Bài ca ngắn đi trên cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát - A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học - Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được nối ra trên đường đời. - Hiểu được các hình ảnh biểu tượng và đặc điểm bài thơ Cổ thể. II. phương pháp Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm. III. phương tiện dạy học SGK+ SGV + TLTK Thiết kế bài giảng. B. tiến trình lên lớp * ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: (7’) Câu hỏi: Hãy nêu nội dung chính trong thơ văn Đồ Chiểu? 2. Đáp án: - Nêu cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa (5 điểm) Lòng yêu nước thương dân (5 điểm) ( Yêu cầu lấy dẫn chứng và phân tích) II. Bài mới * Lời vào bài (1’) Nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn ánh tiêu diệt anh, em Tây Sơn, thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế (tập trung quyền lực trong tay nhà vua). Nhà Nguyễn ban hành những chính sách hà khắc. Sưu thuế nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng lực khổ nhà Nguyễn coi trọng người Nam hơn người Bắc. Điều đó khiến cho giới trí thức Bắc Hà nhiều người thiếu niềm tin và khủng hoảng về mặt lí tưởng. Để thấy rõ tâm trạng ấy, chúng ta tìm hiểu bài “Sa hành đoản ca”- Bài ca ngắn đi trên cát. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Học sinh đọc SGK (?) Hãy nêu những nét chính về tác gải Cao Bá Quát? I. Tìm hiểu chung (22’) 1. Tác giả(10’) - Cao Bá Quát sinh năm 1809 và mất 1855. Người làng Phú Thị huyện Thuận Thành - Xứ Kinh Bắc. Nay là Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn Bảo thủ, lạc hậu. - Nói thêm: Hiệu là Chu Thần. Thi Hương từ năm 14 tuổi. Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân. Sau đó cứ 3 năm một lần trong 9 năm dòng vào thi hội nhưng đều không đố. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một chức tập sự ở bộ Lễ. Khi làm sơ khảo kì thi ở Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những lỗi phạm huý trong 24 quyển thi đáng được lấy đỗ. Việc lộ, Cao Bá Quát bị bắt giam tra tấn cực hình. Được tha, ông phải đi phục vụ phái đoàn công cán ở Xing-ga-po. Về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau, ông được cử đi làm giáo Thụ ở Sơn Tây. Ông là người tài năng, nổi tiêng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Ông là người ôm ấp những hoài bão lớn, có ích cho đời. Một tính cách mạnh mẽ, một thái độ sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Năm 1853, ông đã cùng nhân dân Mĩ Lương Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh, ông bị quân triều đình bắn chết. Còn có nguồn tin là ông bị bắt xử chém và tru di ba họ. Ông để lại 1400 bài thơ, hơn hai chục bài văn xuôi. Một số bài phú Nôm, hát nói. 2. Hoàn cảnh sáng tác (3’) - Hoàn cảnh sáng tác bài “Sa hành đoản ca” trong lúc đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ triều đình Huế. Dù làm trong hoàn cảnh nào, bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. (HS đọc SGK) (?) Bài nên đọc như thế nào? (?) Giải nghĩa từ khó theo SGK? 3. Đọc – giải nghĩa từ khó (4’) - Giọng điệu chậm rãi, suy tư, day dứt; chú ý các câu hỏi, câu cảm cuối bài. - Giải thích từ khó đọc dưới các chân trang. (?) Tìm bố cục bài thơ và nội dung mỗi phần? 4. Bố cục (5’) - Thể thơ: cổ thể – hành ca: một thể thơ cổ Trung Quốc, xuất hiện từ thời Nguỵ Tấn, truyền sang Việt Nam, có phần tự do về số tiếng, số câu, vần điệu, nhịp điệu. - Những bài cổ thể nổi tiếng: Hành lộ nan (Lí Bạch), Tì Bà hành (Bạch Cư Dị), Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi), Sở kiến hành (Nguyễn Du) - Bài thơ chia làm 3 đoạn - Đoạn 1: Bốn câu đầu diễn tả tâm trạng của người đi đường - Đoạn 2: Sáu câu tiếp miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi. - Đoạn 3: Còn lại: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn. II. Đọc – hiểu (HS đọc 4 câu đầu SGK) - Anh (chị) hãy nêu nội dung khái quát của 4 câu đầu? (?) Cảnh bãi cát và việc người đi trên cát được miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả có thể tả được như vậy? (?) Có ý kiến cho rằng đây là cảnh tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Lại có ý kiến khác: đay là cảnh thực, chỉ có ý nghía thực. Và ý kiến thứ 3: đây là cảnh thực, vừa có ý nghĩa tả thức vừa có ý nghĩa rtượng trưng? í kiến của em? Đường đi trên cát (Biểu tượng cho đường đời) (8’) - Nội dung khái quát của 4 câu đầu + Một sa mạc cát mênh mông (tiên đề bài thơ) + Một bãi cát dài vô tận + Có một người đi đường (một bước lại như lùi) + Đi mặt trời lặn vẫn chưa thôi + Vừa đi lệ tuôn đầy. - Trứơc hết, đây là cảnh bãi cát thực, việc người đi trân cát cũng là thực – chính bản than tác sgiả, từ sau năm 1831 – năm CBQuát thi đỗ cử nhân, đã nhiều lần đi qua những trảng cát dài mênh mông, trắng xoá, dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, vào huế thi Hội. Đó cũng là cảnh mà Nguyễn Du sáng tạo trong Truyện Kiều: Bốn bề bát ngát xa trông; Cát vàng cồn nọ, bịu hồng dặm kia. Sau này, Tố Hữu trong bài Mẹ Suốt: Chang chang cồn cát, nắng trưa Quảng bình, và Xuân Quỳnh lấy làm tên một tập thơ: Gió lào cát trắng. - Hình ảnh bãi cát mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xoá, nhức mắt dưới ánh mặt trời. Những cơn gió lào qua dãy Trường Sơn đem cái khô rát, ào qua bãi cát, đổ ra biển Đông. Đó alf hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của miện trung nước ta. - Người đi trên cát thật khó nhọc. Bước chân như kéo lùi: đi một bước lại kéo lùi một bước. Khổ đến nỗi nước mắt rơi. Đó là việc thực mà chính là CBQuát là người trải nghiệm không chỉ một lần trên đường tìm công danh như bao nho sĩ khác. (?) Đường đi trên cát là biểu tượng gì? - Biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy dài vô tận nên xa xôi mờ mịt. (?) Em có suy nghĩ gì về biểu tượng ấy? - Thơ không nói trực tiếp mà bằng cách nói gián tiếp. Đường đời xa xôi mờ mịt biết chọn ngả nào, hướng nào? Muốn đạt được chân lí của cuộc đời, người ta phải vượt qua muôn vàn những khó khăn. * Luyện tập (5’) - Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Trên đường đời ấy đầy bọn ham danh lợi chen chúc, mưu sinh, hưởng thụ đối lập với khát vọng sống cao đẹp. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình. - Đọc diễn cảm bài thơ (?) Nhận xét nào đúng nhất về con người Cao Bá Quát? A. Coi thường danh lợi. B. Day dứt về tìm con đường công danh C. Tuyệt vọng trong sự nghiệp của mình. D. Cả 3 ý trên. C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (3’) Bài cũ: Học và nắm chắc nội dung bài học. - Tìm các bài thơ khác của Cao Bá Quát như: Sắp đến quê nhà, Dương phụ hành từ đó khái quát đựac điểm thơ Cao Bá Quát. 2. Bài mới: chuẩn bị bài tiết 2 của bài
Tài liệu đính kèm: