Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 110: Đọc văn: Một thời đại trong thi ca ( trích ) Hoài Thanh

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 110: Đọc văn: Một thời đại trong thi ca ( trích ) Hoài Thanh

Tiết 110- Đọc văn: Lớp 11

 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

 ( Trích )

 Hoài Thanh

 A.PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức :

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “ tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.

- Thấy rõ đặc sắc nghệ thuật văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả .

 2. Rèn luyện kĩ năng PT khái quát tổng hợp nghị luạn văn chương khoa học .

 3. GDHS có những phẩm chất đạo đức tốt.

II. Phương tiện dạy học :

-GV SGK + SGV + Bài soạn – tài liệu tham khảo

- HS soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của GV

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 110: Đọc văn: Một thời đại trong thi ca ( trích ) Hoài Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: //2008 Ngày giảng: / / 2008
Tiết 110- Đọc văn: Lớp 11 
 Một thời đại trong thi ca 
 ( Trích )
 Hoài Thanh 
 A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức :
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “ tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.
- Thấy rõ đặc sắc nghệ thuật văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả .
 2. Rèn luyện kĩ năng PT khái quát tổng hợp nghị luạn văn chương khoa học .
 3. GDHS có những phẩm chất đạo đức tốt.
II. Phương tiện dạy học :
-GV SGK + SGV + Bài soạn – tài liệu tham khảo
- HS soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của GV
 III: Cách thức tiến hành :
 Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm.
 B. Tiến trình DạY HọC:
 *ổn định tổ chức lớp (1’)
I. Kiểm tra bài cũ (5’ )
 1. Câu hỏi :? Nêu cảm nghĩ của em về những đóng góp của Các Mác đối với nhâ loại ( trong văn bản: “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”?
 2. Đáp án: - HS nêu cảm nhận của mình .
 - Gv gợi ý :
+ Sự nghiệp vĩ đại của C. Mác đã để lại cho lịch sử nhân loại nhứng đóng góp vô cùng to lớn và quan trọng. Bằng việc tìm ra những qui luật có tính chất bước ngoặt cho c.m thế giới, C.Mác đã mở đường cho nhân loại bước sang kỉ nguyên tươi sáng hưn ..(5đ)
+ Với một sự nghiệp vĩ đại như vậy, nhân loại mãi mãi ghi nhận và biết ơn tới bậc tiền bối cách mạng Các Mác. (5đ)
 II. Dạy bài mới 
 *Lời vào bài : (1’ ) “ Hoài Thanh là người say mê Thơ mới vào bậc nhất trong những người say mê thơ. Với Thi nhân VN, một cuốn sách hấp dẫn đối với nhiều thế hệ bạn đọc, một bản tổng kết nghiêm túc và biểu dương đầy thuyết phục, một sự dìu dắt , chỉ đường sáng suốt và ân cần , tác giả đã tạo cho bạn đọc từ thuở ấy một niềm tin vào ngành phê bình văn học non trẻ của nước nhà .
 Tiểu luận Một thời đại trong thi ca đặt ở đầu sách là một công trình nghiên cứu phê bình thơ kiệt xuất vừa là một áng văn nghị luận dạt dào chất thơ, vang vọng tới muôn đời ”. Để thấy được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm naySGK (100)
*Nội dung bài dạy :
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
- HS thảo luận :
? Vậy, ở đoạn tiếp theo, theo tác giả, tinh thần của Thơ mới là gì? Nhận xét cách diễn đạt của tác giả ? 
? Em hiểu thời đại chữ tôi và thời đại chữ ta như thế nào?
? Quá trình xuất hiện và phát triển cái tôi các thể, cá nhân trong lịch sử văn học như thế nào?
? HS đọc diễn cảm đoạn văn: “Đời chúng ta..cùng Huy Cận” đoạn văn khái quát vẫn đề gì và khái quát NTN? ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc đoạn văn đó? Vì sao lại như vậy?
? Tác giả triển khai luận điểm mới, cũng là khám phá sâu hơn tinh thần thơ mới như thế nào?
- HS thảo luận nhóm:
? Đoạn văn nghị luận văn học hết sức dặc sắc về nghệ thuật . Đó là sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học vcà tính nghệ thuật .Thử chứng minh?
HS thảo luận nhóm : 
? Bài tiểu luận này đạt được những giá trị gì về mặt : nghệ thuật và nội dung ?
? Em thích nhất câu nào , đoạn nào trong đoạn trích ? Vì sao?
? Tâm hồn các nhà thơ lãng mạn trong quan niệm và sự khám phá của Hoài Thanh? 
Tìm hiểu chung :
Đọc – hiểu:
1. Luận đề (chủ đề ), hệ thống luận điểm và mạch lạc của lập luận trong đoạn trích .
- Tinh thần Thơ mới là ở chữ tôi.Cách nêu ngắn gọn dứt khoát, chứng tỏ sự tự tin trông khám phá và kết luận khoa học. Cách diễn đạt và so sánh với thơ cũ, thơìu đại xưa: Là ở chữ ta. Sự giống nhau đã rõ. Chủ yếu đi tìm sự khác nhau giữa hai tinh thần thơ mới và cũ, thời đại ngày nay (Đương thời) và thời đại xưa. 
- Chữ tôi gắn với các riêng, cá nhân, cá thể; chữ ta gắn với cái chung tập thể cộng đồng xã hội.
- Về thời điểm xuất hiện đàu tiên của cái tôi trong thơ văn: Không biết rõ chính xác xuất hiện bỡ ngỡ, lạc loài (Lý do vè quá mới mẻ, thể hiện quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân)
- Cái tôi chìm đắm trong cái chung (Gia đình, dòng tộc, quốc gia – như giọt nước trong biển cả) – cái ta? Cái tôi lẫn trong cái ta, náu mình trong cái ta – nghiã là cái tôi mờ nhạt, tương đối. Đó là cái tôi trong văn học dân gian và trung đại. 
+ Cái tôi cá nhân với nghĩa tuyệ đối xuất hiện giữa thi đàn VN vào những năm 20 của thể kỷ XX (Tản đà) thật nhỏ bé, bơ vơm, tội nghiệp, mất hếưt cốt cách hiên ngang, tự trọng ngày trước (Thơ Lý bạch, Nguyễn Công Trứ) mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiu luư trong trường tình
Vì sao vậy? Vì đó là cái tôi tuyệt đối, độc lập, tự mình khẳng định tách klhỏi cái ta chung riêng một cõi, một thế giới. Đó là cái tôi chữ tình, tinh thần của thơ mới lãng mạn trứơc năm 1945.
- Đoạn văn khái quát chính xác sâu sắc những biểu hiện chung, riêng gần nhau khác nhau của tinh thần thơ mới. Đoạn văn ngắn gọn cô đúc chính xác cụ thể không chỉ chỉ ra nguyên nhân mà còn thấy cả tiến trình và báo trước kết quả của tinh thần thơ mới, nét riêng đặc sắc, độc đáo và tính bi kịch bế tắc của nó.
Cái chung: Chữ tôi.
- Nguyên nhân thực trạang: Mất bề rộng.
- Con đường vượt thoát: Tìm bề sâu.
- Kết quả: Bế tắc, càng đi sâu càng lạnh.
Cái riêng: Mỗi nhà thơ một khác trong con đường vượt thoát, kết quả cũng mang màu sắc khác nhau:
- Thế lữ: Lên tiên - Động tiên đã khép.
- Lưu Trọng Lư: Phiu lưu trong trường tình – Tình yêu không bền. 
- HMT, CLV: Điên cuồng - điên rồi tỉnh.
- Xuân Diệu: Đắm say – vẫn bơ vơ.
- HCận: Ngẩn ngơ buồn - sầu
=>Đây là một trong những đoạn văn hay nhất của bài tiểu luận. Nó được nhiều thế hệ người đọc hết sức khâm phục và đồng cảm vì sâu sắc, khám phá của tư tưởng và nghệ thuật diễn đạt tinh tế, tài hoa, tấm lòng của người viết. 
- Miêu tả bằng hình ảnh, so sánh (Với thơ cũ: Cao Bá Nhạ, Bạch Cư Dị) bi kịch tâm hồn của thơ mới – cái tôi cá nhân thời nay: 
+ Trời thực, trời mộng nao nao tâm hồn; chưa bao giờ buồn và xôn xao đến thế trong thơ mới. Bơ vơ, bàng hoàng, thiếu lòng tin đầy đủ.
+ Con đường giải thoát bi kịch, tìm lại lòng tin đã mất: Gửi vào TY tiếng việt; dồn TY quê hương, đất nước tha thiết và ngấm ngầm trong TY tiếng mẹ đẻ thân thương và thiêng liêng. 
Đó là mong ước và niềm tin của một bộ phận không nhỏ của thế hệ trẻ Việt nam những năm 1930 – 1945. 
=>Đó là con đường riêng của thơ mới, cũng có những tác dụng nhất định nhưng còn hạn chế, nhược điểm trong hoàn cảnh hiện tại; phản ánh tâm lý và nhận thức chủ quan của các nhà thơ mới. Tuy nhiên nó cũng rất đáng được lịch sử ghi nhận và trân trọng.
 “Nằm trong tiếng Việt yêu thương
 Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.
 Êm như lòng mẹ đưa nôi
 Hồn thiêng đất nước đén ngồi ben con”
 ( Huy Cận)
2. Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
a. Tính khoa học: :
- Hệ thống luận điểm , chuẩn xác , mới mẻ , sâu sắc được sắp xếp mạch lạc .
- Dẫn chứng chọn lọc , lập luận chặt chẽ mà uyển chuyển , đầy sức thuyết phục .
- Sử dụng nhiều biện pháp đối chiếu , so sánh các cấp độ phù hợp , hiệu quả.
- Nhìn nhận , đánh giá vấn đề ở tầm sâu rộng , tinh tế nhièu mặt cá nhân và xã hội , thời đại vh và hiện thực .
b. Tính nghệ thuật :
- Lời văn thấm đậm tình cảm , giọng điệu thay đổi linh hoạt , goịng của người trong cuộc , giãi bày chia sẻ , đồng cảm (ta, chúng ta ).
- Nhiều hình ảnh cụ thể , gợi hình , gợi cảm , gợi liên tưởng : gợi cả , yêu vô cùng , chia sẻ buồn vui, đồn tình yêu quê hương .
- Tình cảm, cảm xúc thành thựcn, nồng nhiệt gây truyền cảm , đồng cảm cao.
- Văn nghị luận phê bình nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà êm ả, ngọt ngào, dịu ràng, hấp dẫn như một bài thơ bằng văn xuôi về thơ mới. 
 III. Tổng kết: (2’)
 - Bài tiểu luận : “Một thời đại thi ca”đã phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện về “ tinh thần thơ Mới ”. Lần đầu tiên trong thi ca “chữ tôi ”với cái nghĩa tuyệt đối xuất hiện và đêm lại những điều mới lạ cho phong trào thơ mới .
 - Bài tiểu luận này chứng minh cho tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà phê bình văn học Hoài Thanh
- Gọi Hs đọc ghi nhớ trong SGK
IV. Luyện tập : (5’)
Câu 1: - Tuỳ HS lựa chọn .
 - GV gợi ý:
 (cũng có thể có em không thích câu nào đoạn nào cũng không sao; có thể thích cả bài , toàn bài )
Câu 2:
 Tâm hồn bi kịch yêu nước, yêu nòi giống mơ mộng và yếu đuối , buồn , cô đơn, tìm lối thoát trong nhiều con đường lãng mạn , trong tình yêu tiếng Việt để thầm kín biểu lộ tình yêu nước .
C. Hướng dẫn HS học và soạn bài ở nhà : (2’)
 1. Bài cũ: - Nắm vững nội dung bài học .
 - Đọc lại phần tiểu dẫn – Phần 2 của văn bản đã học 
 - Học một số câu, đoạn mà em thấy hay, thấy thích trong bài .
 2. Bài mới : 
 - Tiết sau học tiếng Việt : “ Phong cách ngôn ngữ chính ” (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 110 - CB 11.doc