Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 108: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 108: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận

 Tiết108, Tiếng việt : Lớp 11D2

 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MUC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Hiểu được về khái niệmngôn ngữ chính luận , các loại văn bản ngôn ngữ chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận .

 - Tích hợp với các kiến thức về Văn và tích hợp với vốn sống thực tế đã tích luỹ được.

 - Rèn luyện kỹ năng : Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị .

 - GDHS: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Giáo viên: đọc SGK + SGV ; thiết kế bài dạy.

- Học sinh: đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 108: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : //2008 Ngày dạy : //2008
 Tiết108, Tiếng việt : Lớp 11D2
 Phong cách ngôn ngữ chính luận 
A. phần chuẩn bị
I. Muc tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được về khái niệmngôn ngữ chính luận , các loại văn bản ngôn ngữ chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận .
 - Tích hợp với các kiến thức về Văn và tích hợp với vốn sống thực tế đã tích luỹ được.
 - Rèn luyện kỹ năng : Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị .
 - GDHS: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 
II. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: đọc SGK + SGV ; thiết kế bài dạy.
- Học sinh: đọc SGK và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Cách thức tiến hành
 GV nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
b Tiến trình bài dạy
 * ổn định tổ chức lớp (1’)
 I. Kiểm tra bài cũ (5’)
 1. Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt tiểu sử? Tóm tắt ngắn gọn tiểu sử của nhà văn Nam Cao? 
 2. Đáp án : 
 - 
 II. Bài mới
* Lời vào bài (1’) 
Trong văn bản chính luận, ngôn ngữ chính luận là phương tiện chính giúp người trình bày bày tỏ ý kiến hoặc bình luận , đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương theo quan điểm chính trị nhất định. Trong tiết học này chúng ta sẽ được biết về ý nghĩa cũng như đặc trưng của ngôn ngữ chính luận trong văn bản chính luận .
 * Nội dung bài:
Hoạt động của GV- HS
 Yêu cầu cần đạt
? Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì ?
- Gọi HS đọc các văn bản trong SGK:
+ Thể loại của văn bản 
+ Mục đích viết văn bản 
+ Thái độ quan điểm của người viết.
- GV phân tích văn bản .
- HS cùng thảo luận .
- Gọi HS đọc các văn bản trong SGK:
+ Thể loại của văn bản 
+ Mục đích viết văn bản 
+ Thái độ quan điểm của người viết.
- Gọi HS đọc các văn bản trong SGK:
+ Thể loại của văn bản 
+ Mục đích viết văn bản 
+ Thái độ quan điểm của người viết.
? Qua p/t ví dụ em hiểu p/c chính luận là gì?
? Từ ngữ trong p/c chính luận là từ ngữ như thế nào ?
- Gọi HS đọc chậm ghi nhớ trong SGK.
Bài tập 1 (99):
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận : 
? Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc p/c chính luận ? 
(HS đọc đoạn văn)
? Phân tích “Lời kêu gọi...”?
I.Tìm hiểu chung : (26’)
Khái niệm : 
- Phong cách ngôn ngữ chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai trò của người thamgia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị –xã hội. Nói cụ thể hơn, đó là vai trò của người lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, đảng viên, đoàn viên,hội viên, tát cả những ai tham gia các hoạt động động viên,tuyên truyền , giáo dục về mặt chính trị - xã hội . 
 Phong cách ngôn ngữ chính luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết- phi nghệ thuật, nhưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng- nghệ thuật của lời nói. Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng .
Tìm hiểu các văn bản chính luận :
a. Đoạn trích “Tuyên ngôn Độc lập ”
- Những tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia, nhân dịp một sự kiện trọng đại, đều thuộc văn bản chính luận.
- Phần mở đầu của “ Tuyên ngôn Đọc lập ”cũng là luận cứ của lập luận trong văn bản. Tác giả sử dụng khá nhièu thuật ngữ chính trị: nhân quyền, bình đẳng, tự do, ..Đáng chú ý tác giả mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ : quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, .
- Câu văn rất mạch lạc, với các kiểu cụm từ : trong những quyền ấy, suy rông ra, có nghĩa là,Câu kết chuyển ý mạch lạc, dứt khoát khẳng định : Đó là những lẽ phải không ai chỗi cãi được 
 b. Đoạn trích “ Cao trào chống Nhật, cứu nước ”.
- Là một đoạn trích mở đầu trong tác phẩm chính luận Cách mạng Dân tộc dânchủ nhân dân VN, tập I của đông chí Trường Chinh, Tổng Bí thư ĐCSVN.
- Tác phẩm quan trọng này tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi đã làm nên những sự kiện lịch sử lớn và trình bày sách lược của những người cộng sản VN. Tác phẩm trình bày những ưu điểm và nhược điểm của cách mạng tháng Tám, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng , triển vọng, tình hình cũng nhưnhiệm vụ cần kíp của nhân dân VN.
- Đoạn trích trong SGK của tác giả Trương Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát: bon thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa .
c. Đoạn trích “Việt nam đi tới”
Bài này phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó tác giả nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới. Đáng chú ý là giọng văn hào hứng sôi nổi , câu văn giàu hình ảnh gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc, nhân dịp đầu năm mới .
Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận :
- Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác ( p/c ngôn ngữ khoa học, p/c ngôn ngữ nghệ thuật, p/c ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày .)
- Sử dụng lớp từ có tính chất thuật ngữ của các nghành khoa học, tuỳ thuộc vào từng kiểu văn bản: NL chính trị hay kinh tế, văn hoá trong lớp từ này, những từ ngữ chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự bộc lộ thái độ bình giá công khai của người nói tỏ rõ quan điểm, lập trường, tình cảm cách mạng của mình về từng vấn đề của đ/s xã hội .
=> Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, chính xác, có khả năng diễn đạt dẽ hiểu những khái niệm phức tạp. Cân tránh những từ ngữ địa phương, tiếng lóng , biệt ngữ ., có xu hướng đi tìm những cách đặt câu mới mẻ .
- Ghi nhớ SGK.
II. Luyện tập : (10’)
Bài 1:
- Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt (bình đẳng với các phương tiện khác như: tự sự, miêu tả, thuyết minh, ), một kiểu bài làm văn trong nhà trường. Còn phong cách ngôn ngữ c/llà một p/c chức năng ngôn ngữ. P/c ngôn ngữ c/l được hình thành và tồn tại như một p/c độc lập với các p/c ngôn ngữ khác là do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã được hình thành những đặc điểm tiêu biểu. Nó là cơ sở xã hội là công cuộc đấu tranh chính trị của n/d ta trong nửa thế kỷ trước .
- Thao tác ( phương pháp ) nghị luận được sử dụng ở tát cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt, kể cả lĩnh vực văn chương (NL văn học ), còn chính luận chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị .
Bài 2: 
- Đoạn văn thể hiện rõ và tập trung quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đây là “ hồn cốt ” của văn chính luận .
- Đoạn văn có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao .
Bài 3: 
 Hệ thống lập luận thể hiện trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như sau :
Vì địch muốn cướp nước ta.
Vì ta cần bảo vệ đất nước .
(Nên) ta phải kháng chiến.
Tình thế buộc ta phải chiến đấu 
( Nên ta có đường lối chung )
Phải huy động mọi lực lượng .
Phải dùng mọi phương tiện .( trong tình hình thực tế bây giờ )
Phải chấp nhận hi sinh .
Phải chấp nhận gian lao .
Chúng ta chiến đấu bằng tinh thần yêu nước và bằng các phương tiện có thể có trong tay .
Kháng chiến phải thắng lợi 
Niềm tin vào thắng lợi cuối cùng .
Bằng cách nêu các sự việc và đánh giá sự việc một cách đúng đắn công khaivăn bản mang đầy đủ tính thuyết phục của một văn bản chính luận .
 C. Hướng dẫn HS học và làm bài ( 2’)
 1. Bài cũ: - Học nắm vững ND bài
 - Đọc lại các đoạn văn trong bài học .
 2. Bài mới: - Đọc, soạn : “ Một thời đại trong thi ca” theo câu hỏi SGK
 - Tiết sau học đọc văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 108 - CB 11.doc