Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 100: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ Victo - Huygo)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 100: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ Victo - Huygo)

Tiết 100 Văn

Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

(Trích Những người khốn khổ Victo - Huygo)

A, PHẦN CHUẨN BỊ

I, MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức: Khám phá biện pháp nghệ thuật mà Huy-gô sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve; Tìm hiểu về ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy-gô thể hiện tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin; qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sư (tiểu thuyết), phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn.

 3.Giáo dục: Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2119Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 100: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ Victo - Huygo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 	Ngày dạy
Tiết 100 Văn
Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
(Trích Những người khốn khổ Victo - Huygo)
A, phần chuẩn bị
I, Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	1. Kiến thức: Khám phá biện pháp nghệ thuật mà Huy-gô sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve; Tìm hiểu về ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy-gô thể hiện tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin; qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.
	2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sư (tiểu thuyết), phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn.
	3.Giáo dục: Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.
II, Phương thức thể hiện
1, Thầy :SGK, SGV, Thiết kế giáo án.
2, Trò : Đọc trước trích đoạn và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Cách thức tiến hành:
	Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân theo hình thức vấn đáp. Kết hợp với giảng bình, thảo luận...
B. Tiến trình dạy học:
 * ổn định tổ chức lớp (1’)
I, kiểm tra bài cũ (5’) ,
1, Câu hỏi : ? Nêu giá trị ND, NT người trong bao
2, Đáp án : - NT : Xây dựng biểu tợng và nhân vật điển hình , giọng kẻ chậm rãi vừa
 giễu cợt , châm biếm , mỉa mai, vừa u buồn ( 5đ’)
ND :Phê phấn sâu sắc lối sống hèn nhát , bạc nhợc , bảo thủ và ích kỉ
 của 1 bộ phận tri thức Nga cuối cuối TK 19nKhẩn thiết thức tỉnh 
 mọi ngời : “ Không thể sống mãi nh thế đợc (5đ’)
II, Bài mới :
	* Lời dẫn vào bài (1’) Một nhà văn với tài năng nghệ thuật phong phú đa dạng được nhân loại tôn vinh là người sáng tạo nên những huyền thoại về con người, dùng ngòi bút hát lên những giai điệu yêu thương, muốn sáng tác của mình “ trở nên tiếng dội âm vang” của tất cả những khát vọng cháy bỏng về tự do, hạnh phúc của con người...Con người ấy là nhà văn lớn của nước Pháp và của nhân loại tiến bộ V. Huy-gô.
	Tác phẩm Những người khốn khổ thể hiện khá rõ nét tài năng và cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của V.Huy-gô, được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học ưu tú nhất của nền văn học tiến bộ thế giới.
 * ND bài :
 đọc phần tiểu dẫn trong SGK 
? Nêu những nét KQ chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của VH. 
? Học sinh tóm tắt tác phẩm
 (Dựa vào phần tóm tắt trong tiểu dẫn SGK)
 Xác định vị trí đoạn trích ?
? Đặt trong diễn biến của cốt truyện và bút pháp của V.H em thấy đoạn trcíh này có một vị trí như thế nào ?
Trước hết cho biết hoàn cảnh của Phăng-tin lúc này ?
Khi tên cảnh sát Gia-ve xuất hiện trong phòng bệnh, nhà văn đã miêu tả tình trạng của Phăng-tin ở những chi tiết, hình ảnh nào ? 
Tâm trạng của chị diễn biến ra sao ?
? Lời kêu cứu của Phăng-tin có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả tâm trạng của của chị lúc này .
? Theo dõi những sự việc tiếp theo và phân tích những biểu hiện tâm lý của Phăng-tin ?(Sau đó chị trông thấy và nghe thấy những gì ?)
Vì sao? 
? Những lời lẽ ấy đã tác động đến Phăng-tin như thế nào ? vì sao ?
? Và kết cục của sự tuyệt vọng ấy ?
?Đọc đoạn văn “Phăng-tin chống hai bàn tay...tắt thở”. Nêu nhận xét của em về cái chết của Phăng-tin ?
? Qua cái chết của Phăng- tin, em có suy nghĩ gì về số phận con người trong xã hội Pháp những năm cuối thế kỉ XIX ?
? Nêu QK những ND chính trong bài .
? PT diễn biến tâm trạng của Phăng tin
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: (5’)
- Vích-to Mari Huy-gô (1802 - 1885) sinh tại thành phố Bdăngxông ( 1 thành phố nhỏ cách Pari 400 km). Gia đình thuộc tầng lớp nhân dân lao động vì thế hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn.
+Tài năng nảy nở sớm (15 tuổi nhận giải Bông huệ vàng về thơ của viện Hàn Lâm; 20 tuổi đã in tạp thơ đầu tay)
+Tư tưởng có sự chuyển biến: Từ tư tưởng bảo hoàng đến tư tưởng cộng hòa (từ bóng tối ra ánh sáng)
+ Một nhà hoạt động chính trị xã hội tiến bộ- chiến đấu không mệt mỏi cho hạnh phúc của loài người.
- Để lại một sự nghiệp văn học rất đồ sộ, trường thiên, nói như XD: “ Một mìnhHuy-gô mà đa dạng như nhiều nhà thơ gộp lại”
+ Tài năng tỏa sáng ở nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết.
+ Khối lượng tác phẩm lớn: Gồm hàng trăm tác phẩm (Hơn 15000 câu thơ, nhiều vở kịch và tiểu thuyết dài. Nhiều tác phẩm là kiệt tác nổi tiếng trên thế giới: Hecnani, Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ...)
+Khuynh hướng sáng tác: Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Xuyên suốt sáng tác của Huy-gô là một tư tưởng thấm đẫm tình yêu thương con người nhất là những nguời khốn khổ (cho nên được mệnh danh là nhà văn của những người khốn khổ). Tác phẩm của ông là tấm gương “phản chiếu cách mạng Pháp” trong suốt thế kỉ và “đặc điểm cơ bản của nó là lòng tin tưởng không bờ bến vào phẩm chất tốt đẹp của những người lao động và thái độ phê phán nghiêm khắc chế độ tư bản chủ nghĩa, kẻ đã gây ra bao cảnh lầm than trong xã hội.”
=> Với cống hiến và sức sáng tạo dồi dào gần suốt một thế kỉ, V.H đã trở thành nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn tiến bộ nổi tiếng ở Pháp và thế giới. Năm 1985 vào dịp 100 năm kỉ niệm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm long trọng tôn vinh H.G, một danh nhân văn hóa thế giới, một trái tim vĩ đại suốt một đời sống và cống hiến vì một xã hội nhân ái, chỉ có tình yêu...
2. Tác phẩm “Những người khốn khổ” (7’)
a,. Đặc điểm nội dung tác phẩm:
- Bao trùm toàn bộ tác phẩm là một tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những người khốn khổ bị xã hội chà đạp ruồng bỏ, là niềm mến phục và lòng tin sắt đá vào tâm hồn cao thượng của họ, mà những đại biểu xứng đáng nhất trong tác phẩm là:
+GiăngVan-giăng: tượng trưng cho sức vươn lên đầy đau khổ, nhưng cũng hết sức vinh quang của con người.
+Phăng-tin: Một tấm gương sáng về tình mẫu tử thắm thiết.
+Ga-vơ-rốt: Một tâm hồn trong trắng, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp.
- Mặt khác tác phẩm còn lên án gay gắt, quyết liệt xã hội tư bản tàn bạo với những tên hung thần như Gia-ve, những kẻ táng tận lương tâm như Tênácđiê. 
 - Ngoài ra, tác phẩm còn ghi lại những trang lịch sử vẻ vang của nhân dân lao động Pa-ri đã vùng dậy chống cường quyền, bảo vệ tư do.
b,. Đặc điểm nghệ thuật.
- Tiểu thuyết trường thiên được viết trên nền của cảm hứng lãng mạn. Có những nhân vật được xây dựng như biểu tượng cho quan niệm lí tưởng của nhà văn về con người như GiăngVan-giăng. Có những chi tiết, những sự kiện, những mối tình đầy chất thơ như nụ cười Phăng- tin, bức thư tình Mariuyt gửi cho Cô-dét, Mối tình M-C..., những câu cách ngôn như thơ như họa: “Nếu là đá hãy là đá nam châm. Nếu là cây hãy là cây trinh nữ. Là người xin hãy là tình yêu”
- Tuy nhiên tác phẩm vẫn thể hiện khá rõ có sự kết hợp với bút pháp hiện thực, nhất là khi miêu tả chân dung bộ máy pháp luật tàn nhẫn ở Pari cũng như tái hiện nỗi thống khổ và cuộc nổi dậy của những người dưới đáy.
II. Đọc – hiểu
1, vị trí đoạn trích ( 4’)
- Tác phẩm Những người khốn khổ được chia làm 5 phần. Mỗi phần chia làm nhiều quyển, mỗi quyển gồm nhiều chương. Phần 1 với tên gọi là Phăng tin gồm 8 quyển. Đoạn trích “Người cầm quyền khô phục uy quyền” nằm ở quyển 8 (quyển cuối của phần thứ 5) và trích gần như trọn vẹn chương IV. Tiêu đề là do chính nhà văn lựa chọn. 
- Có một vị trí đặc biệt.
+ Trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm: lần đầu tiên ông Mađơlen, khi buộc phải xuất đầu lộ diện, đã chọn một giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền và tìm lối thoát cho nạn nhân. Có thể xem đây là pha mở đầu cho “cuộc đấu vĩ đại giữa ông thiện và ông ác” của nhân vật trung tâm.
+ Đoạn trích có tính chất tiêu biểu cho bút pháp V.H, in dấu ấn đặc trưng của CNLM với những thủ pháp quen thuộc như: phóng đại, so sánh, ẩn dụ, tương phản.
2. bố cục: (3’)
- Toàn bộ đoạn trích được kết cấu, xây dựng như một màn bi kịch (bi kịch về cái chết đột ngột của Phăng-tin diễn ra trong cảnh chạm trán bất ngờ giữa GiăngVan-giăng (ân nhân) và Gia-ve (kẻ thù).
- Màn kịch chia làm 3 lớp:
+ Lớp 1: Từ đầu -> “ Đã thấu vào đến xương tủy chị” (Gia-ve đột ngột xuất hiện, Phăng-tin kinh hoàng cầu cứu Giăng Van-giăng)
+ Lớp 2: Tiếp -> “Phăng-tin tắt thở” (Phăng-tin chết một cách đột ngột và đầy đau đớn trước thái độ hống hách, tàn nhẫn của Gia-ve)
+ Lớp 3: Còn lại (Giăng Van-giăng trấn áp Gia-ve để giữ gìn cho cái chết của Phăng-tin được yên lành) 
GV: Ba lớp kịch này diễn biến qua sự phát triển của xung đột giữa hai nhân vật đối địch chủ yếu trong truyện, có tác dụng định đoạt số phận mong manh như cánh hoa tàn của Phăng –tin: đó là GiăngVan-giăng và Gia-ve. Tính cách cơ bản của các nhân vật cũng được khắc họa đậm nét.
3. Đọc - hiểu.
a. Nhân vật Phăng-tin. (12’)
Diễn biến tâm trạng của Phăng-tin trong màn kịch đã thể hiện sâu sắc tính bi kịch của đoạn văn và bộc lộ rõ nét tính cách của nàng.
- Hoàn cảnh rất tội nghiệp: ..ốm nặng, được Mađơlen đưa về bệnh viện xưởng máy để chữa chạy, chăm sóc
- Đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được gì, chị tin là hắn đến để bắt chị.
- Chị không thể chịu được bộ mặt gớm ghiếc ấy.
	. Chị thấy mình như chết lịm đi, tay che mặt và kêu lên hãi hùng.
=>Từ rất ngạc nhiên, khiếp sợ đến kinh hoàng, hoảng loạn. Chị thốt lên lời kêu cứu khẩn thiết.
- Lời kêu cứu của Phăng-tin là lời kêu cứu của một con người khốn khổ, yếu ớt, cảm thấy mình như đã sa vào nanh vuốt của một con thú dữ và sắp sa xuống vực thẳm. Chị nhắm mắt trong sự sợ hãi.
- Tiếng hét của Gia-ve “Thế nào ! Mày có đi không ? ”.. “Người đàn ba khốn khổ nhìn quanh, chẳng có ai...” Chị không hiểu và thấy sự vô lý khi Gia- ve quát (Vì trong phòng ngoài ông thị trưởng và bà xơ ra không còn ai khác phải chăng chị chính là kẻ hắn muốn bắt. Lại còn cái cách xưng hô “Mày” đầy thô bỉ nữa)
- Hành động nắm cổ áo ông thị trưởng – còn ông thị truởng cúi đầu.
-> Chị trông thấy một sự lạ lùng hết sức.
- Vì lâu nay Gia-ve dưới quyền và vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng Mađơlen.
 ở đây làm gì còn thị trưởng nữa.
. Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia.
- Bởi nó liên quan đến cuộc sống của chị, số phận đứa con yêu quý của chị.
+ Một là: Côdét- đứa con gái yêu quý của Phăng-tin – cho tới giờ phút này vẫn chưa có mặt ở đây như mọi người đã nói với nàng.
+ Hai là: “Ông Mađơlen” – Người ân nhân độc nhất và duy nhất có thể cứu vớt được con nàng – lại không phải “ông là thị trưởng”- mà theo lời Gia-ve đó chỉ là “một thằng ăn cắp”, một thằng kẻ cướp, “một thằng tù khổ sai” đang bị tên chó săn hung ác này đến “tóm cổ” bắt đi.
 => Bởi vậy từ chỗ kinh ngạc đến mức khiếp đảm chị không tin ở mắt mình, chị tưởng như cả thế giới đang xóa nhòa, tiêu tan. Như người sắp bị chết đuối (bị nhấn xuống bùn sâu) mà tay thì đã tuột khỏi chỗ bấu víu cuối cùng. Phăng-tin rơi vào nỗi tuyệt vọng đau đớn, bi thảm. Tuyệt vọng trước uy quyền của Gia-ve và vì không trông thấy bé Cô-dét, không còn ai cứu được con bé nữa khi ông thị trưởng đã bị bắt. Tiếng nói của Phăng-tin cứ run lên bần bật trong hơi thở đứt nối của sự sống mong manh: “Con tôi...Bà ơi !...Ông Mađơlen ơi ! Ông thị trưởng ơi”
- Và trong cơn xúc động dữ dội quá đột ngột, Phăng-tin đã tắt thở một cách hết sức thảm thương.
-> nhấn mạnh: Nhưng nơi tận cùng của sự sống ta lại thấy sáng bừng lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Có thể nói, chính cái chết của Phăng-tin lúc này đã là biểu hiện cuối cùng về lòng yêu thương con vô bờ bến, một tấm gương sáng ngời về tình cảm của mẹ con.
- Đoạn văn (...) cho thấy một cái chết đau đớn,vật vã, đầy oan khốc và bi thảm, giống như một ngọn đèn yếu ớt đã tàn lụi giờ bùng lên rồi tắt ngấm trước cơn bão tố phũ phàng, khủng khiếp bất chợt ập đến.
- Ta thấy số phận đáng thương của những con người nghèo khổ: Không tiền tài, không quyền uy, cuộc đời có thể bị dày vò, bị chà đạp và bị tước mất quyền sống bất cứ lúc nào, ở bất cứ hòan cảnh nào...Số phận con người thật vô cùng khốn khổ 
 ND chính :
+ Những nét KQ về TG, SN sáng tác
+ Vị trí đoạn trích
+ Nhân vật phăng tin
* Luyện tập :( 5’)
Diễn biến tâm trạng của Phăng-tin trong màn kịch đã thể hiện sâu sắc tính bi kịch của đoạn văn và bộc lộ rõ nét tính cách của nàng.
- Hoàn cảnh rất tội nghiệp: ..ốm nặng, được Mađơlen đưa về bệnh viện xưởng máy để chữa chạy, chăm sóc
- Đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được gì, chị tin là hắn đến để bắt chị.
- Chị không thể chịu được bộ mặt gớm ghiếc ấy
- Và trong cơn xúc động dữ dội quá đột ngột, Phăng-tin đã tắt thở một cách hết sức thảm thương.
C. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’)
1. Bài cũ: - Nắm vững nội dung tư tưởng của tác phẩm Những người khốn khổ.. Giá trị đoạn trích; phân tích được tính cách nhân vật và nghệ thuật biểu hiện nhân vật.
2. Bài mới : - Đọc phần còn lại soạn theo câu hỏi SGK , tiết sau học tiếp
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 100 - CB 11.doc