Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Tiếng việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Tiếng việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)

 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

( tt)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

Giúp HS:

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trình trong HĐGT.

2. Kĩ năng :

- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

3. Tư tưởng , tình cảm :

- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Tiếng việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Tiết 5
Phân môn: Tiếng việt
 Ngày soạn : 17/8/10
HOAÏT ÑOÄNG GIAO TIEÁP BAÈNG NGOÂN NGÖÕ
( tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
Giúp HS: 
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trình trong HĐGT. 
2. Kĩ năng :
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. 
3. Tư tưởng , tình cảm :
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ. 
II.THIẾT BỊ , ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: SGK, SGV, thiết kế giáo án , bảng phụ,,chia nhóm tổ chức thảo luận. GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
 - HS : Chuẩn bị bài tập trước , hoạt động nhóm, SGK , SBT , 
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
 1. Ổn định lớp : 1p
 2. Tổ chức dạy học (35 p) 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động I: Luyện tập
 * Mục tiêu : 
HS nhận biết được yêu cầu các BT và hiểu và phân tích được các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao đó.
 + vận dụng hiểu biết về hoạt động giao tiếp để đọc hiểu văn bản
 + ứng dụng hiểu biết hoạt động giao tiếp để viết thư , thông báo khi cần thiết..
* Tổ chức thực hiện:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài tập 1.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc to bài tập:
* GV: Lưu ý học sinh: Bài tập yêu cầu phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao:
 "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?".
à Đây là hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương . 
@ GV gợi ý : Nhân vật giao tiếp ở đây là người như thế nào ? Diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì ?
+ HS lần lượt trả lời : Chàng trai, cô gái. Đêm trăng sáng, họ dễ thổ lộ tâm tư. Nói về "Tre non đủ lá" tính chuyện "đan sàng" à chàng trai tỏ tình.
@ GV - HS hoạt động song phương : 
+ GV: Cách nói ấy có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp ? 
+ HS: Phù hợp với thời gian (đêm trăng), mục đích (muốn kết duyên với người mình yêu). 
+ GV: Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn từ của chàng trai?
+ HS: Trả lời.
* Kết luận :
- GV : chốt lại ý cơ bản
- HS : lắng nghe , ghi nhận lại
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 2: 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc to bài tập:
GV Lưu ý học sinh: Đây là cuộc giao tiếp trong đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 
- GV - HS hoạt động song phương :
+ GV: Trong cuộc giao tiếp (SGK), các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? 
+ HS: Thực hiện bằng ngôn ngữ thường ngày, bằng hành động chào hỏi. 
+ GV: Trong lời ông cụ cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi nhưng cả 3 có dùng để hỏi không ? 
+ HS: Chỉ có câu 3 là câu hỏi cần có câu trả lời. 
+ GV: Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? 
+ HS: Từ xưng hô (ông, cháu), từ tình thái (thưa, ạ lời A Cổ - hả, nhỉ, lời ông cụ) 
 à Kính mến, thương yêu. 
* Kết quả xử lí thông tin:
 - Gv : nhấn mạnh ý cơ bản
 - HS : ghi bài
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 3: 
+ GV: Gọi học sinh đọc bài thơ "Bánh trôi nước". Và nêu yêu cầu : Tác giả Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? 
+ HS: Mô tả, giới thiệu bánh trôi nước. Qua đó, nói lên thân phận người phụ nữ. 
* GV gợi mởvà phát vấn HS : Người đọc căn cứ vào đâu để tìm hiểu và cảm nhận bài thơ?
+ HS: Thông qua phương tiện ngôn ngữ. 
 o Gợi hình: trắng, tròn. 
 o Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tấm lòng son.
* Kết quả :
- GV nhấn mạnh ý chính 
- HS : lắng nghe , ghi bài
 - Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 4: 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc to bài tập
+ GV: Nêu mục đích của bài tập - Rèn luyện HS năng lực giao tiếp dưới dạng viết, dạng bản thông tin.
+ GV: Hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu khi viết văn bản:
@ Dạng văn bản?
@ Đối tượng giao tiếp?
@ Nội dung giao tiếp?
@ Hoàn cảnh giao tiếp?
@ Mục đích giao tiếp?
+ GV đọc mẫu cho HS nghe một văn bản thông báo.
I. Luyện tập :
1. Bài tập 1:
a. Nhân vật giao tiếp: đôi nam nữ trẻ tuổi (anh, chàng)
b.	Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh, thích hợp với việc thổ lộ tình cảm. 
c.	Nội dung giao tiếp: 
- Anh: Nói về việc “tre non đủ lá”, đặt vấn đề “đan sàng”
- Ngụ ý: họ đã đến tuổi trưởng thành nên có thể tính đến chuyện kết duyên.
- Mục đích: Lời của anh có hàm ý: Cũng như tre, họ tuy còn trẻ tuổi nhưng đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện xe duyên.
d. Cách nói của chàng trai: phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp
 e. Cách nói: vừa mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa thể hiện sắc thái tình cảm, tế nhị mà vẫn rõ ràng.
2. Bài tập 2: 
a) Các nhân vật giao tiếp đã thực hiện các hành động giao tiếp : 
Chào, chào đáp lời, khen, hỏi, trả lời.
b) Trong lời ông cụ:
- Câu 1 và 2: chỉ dùng để chào + khen. 
- Câu 3: nhằm mục đích hỏi thật sự. 
c) Lời nói thể hiện thái độ, tình cảm:
 - Kính mến của A Cổ / ông (các từ xưng hô, tình thái). 
 - Yêu thương, thái độ triều mến của ông/ cháu (Từ tình thái: hả, nhỉ). 
3. Bài tập 3: 
a. Tác giả giao tiếp với người đọc về :
- Vấn đề: vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, vất vả của người phụ nữ
- Mục đích: khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của riêng tác giả dù trong bất kì hoán cảnh nào.
b. Người đọc căn cứ vào:
- Các từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn (vẻ đẹp) thành ngữ: bảy nổi ba chìm (sự lận đận), tấm lòng son (phẩm chất). 
- Vào cuộc đời tác giả: xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận về tình duyên.
4. Bài tập 4: 
- Dạng văn bản: thông báo ngắn, có mở đầu, có kết thúc.
- Đối tượng giao tiếp: học sinh toàn trường.
- Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp: 
 + Trong nhà trường;
 + Nhân ngày môi trường thế giới.
- Mục đích giao tiếp: kêu gọi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
THÔNG BÁO
 Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn TNCS HCM Trường THPT Cái Bè tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Thời gian làm việc: Từ 7 giờ 30 ngày 7 tháng 8 năm 2009.
 Nội dung công việc: Dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường, trồng thêm một số cây mới.
 Lực lượng tham gia: Tất cả Đoàn viên lớp 10 và 11.
 Dụng cụ: Mỗi bạn cần mang theo: Cuốc, xẻng, dao, chổi (nhớ đeo khẩu trang và đội mũ).
 Phân công: Các lớp phụ trách khu vực sân và phòng học của lớp mình học.
 Đoàn trường kêu gọi toàn thể Đoàn viên tham gia đầy đủ, đúng giờ, mang theo dụng cụ, sẵn sàng tinh thần lao động tích cực xây dựng trường.
Cái Bè, ngày 5 tháng 8 năm 2009
BCH Đoàn TNCS HCM trường
* Kết quả :
-- GV chốt lại
-HS ghi bài 
- Thao tác 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 5: 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc to bài tập
+ GV: Nêu yêu cầu bài tập: Thử phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường tháng 9-1945 ? 
+ HS: Lần lượt trả lời.
* Kết quả : 
- GV: Nhận xét và chốt lại.
- HS theo dõi ghi bài 
* Kết luận chung
 - GV: Qua các bài tập, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi thực hiện một hoạt động giao tiếp?
+ HS: Trao đổi và trả lời.
* GV: Tổng kết bài học qua phần củng cố.
- HS theo dõi ghi bài 
5. Bài tập 5: 
a. Nhân vật giao tiếp: 
- Người viết: Bác Hồ (chủ tịch nước) 
- Người đọc: học sinh (thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam).
 b. Hoàn cảnh giao tiếp: 
- Đất nước vừa giành được độc lập
- HS bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn của Việt Nam. 
c. Nội dung giao tiếp: (Nội dung bức thư)
- Niềm vui sướng của Bác khi học sinh được hưởng nền độc lập.
- Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.
- Cuối thư là lời chúc mừng của Bác đối với học sinh.
d. Mục đích: 
- Chúc mừng HS nhân ngày khai trường.
- Xác định trách nhiệm của HS trong thời kỳ lịch sử mới. 
e. Phương tiện ngôn ngữ: 
Thư Bác viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc xác định nhiệm vụ của học sinh.
3. CỦNG CỐ 
1. Hướng dẫn học bài:
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có các quá trình giao tiếp nào?
Có các nhân tố nào chi phối một hoạt động giao tiếp?
4. DẶN DÒ: 
Hướng dẫn chuẩn bị bài:
 - Học lại nội dung bài học 
 - Soạn bài mới: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”
Câu hỏi:
Nêu khái niệm văn học dân gian?
Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
Tác phẩm văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ con đường truyền miệng nghĩa là như thế nào?
Quá trình sáng tác một tác phẩm văn học dân gian trải qua những bước nào?
Văn học dân gian phục vụ những gì cho sinh hoạt cộng đồng?
Văn học dân gian có những giá trị cơ bản nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet5 - in R.doc