Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

 - Củng cố nâng cao kiến thức về một số biện pháp tu từ cú pháp.

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

1. GV:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.

@ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng,

2. HS : SGK , SBT , HS đọc và nêu cách giải trước khi lên lớp học

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36: Thực hành một số phép tu từ cú pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Trường: THPT Nguyễn Thị Định.	 Tuần lễ thứ: 12 .
 Lớp: 12. Môn: Ngữ văn. 	 Tiết: 36. Ngày soạn : 10/10/09 	 
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS:
 - Củng cố nâng cao kiến thức về một số biện pháp tu từ cú pháp.
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. GV:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
@ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
2. HS : SGK , SBT , HS đọc và nêu cách giải trước khi lên lớp học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập ở phép lặp cú pháp .
- Thao tác 1: Hướng dẫn thực hành Bài tập 1
+ GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập.
 + GV: Hướng dẫn HS làm bài tập , chia HS thành từng nhóm để thảo luận.
+ HS: thảo luận nhóm (2 bàn thành 1 nhóm)
+ HS: Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
@ GV: Chốt lại đáp án của bài tập theo câu hỏi hướng dẫn.
+ GV HỎI :
1. Câu nào có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp)? 
2.Phân tích kết cấu cú pháp đó ? 
3.Tác dụng của biện pháp này là gì ?
4. Các câu nào có lặp kết cấu cú pháp ? Tác dụng của chúng là gì ?
5.Đoạn thơ vừa có lặp từ ngữ, vừa có lặp kết cấu cú pháp. Tác dụng của chúng là gì ?
+ HS lần lượt suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
@ GV nhận xét chốt ý chính
- Thao tác 2 : Hướng dẫn luyện tập bài tập 2.
+ GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và xác định yêu cầu của bài tập.
+ GV: So sánh hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp trong những ngữ liệu của bài tập trên với các ngữ liệu của bài tập này ?
+ HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời.
@ GV chốt lại các ý đúng.
- Thao tác 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài tập 3.
+ GV : Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp 
+ HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời.
@ GV chốt lại ý đúng
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành về phép liệt kê.
- GV : Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp và phép liệt kê trong hai đoạn trích trong SGK ?
- HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời.
@ GV chốt lại và định hướng chung
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành về phép chêm xen .
- Thao tác 1 : Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 1 
+ GV : Phân tích phần in đậm trong các câu văn của SGK về : vai trò và vị trí ngữ pháp trong câu, dấu tách câu, tác dụng của bộ phận tách biệt đó ?
+ HS : Thảo luận nhóm bàn, lần lượt trả lời.
@ GV chốt lại và nêu ý đúng 
- Thao tác 2 : Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 2 
+ GV : Hướng dẫn cho HS về nhà thực hiện
+ GV gợi ý cách giải BT và HS chú ý phần GV gợi ý để giúp HS thực hiện BT ở nhà..
 I . Phép lặp cú pháp :
1. Bài tập 1:
a. - Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp) :
 + Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là ”.
 + Hai câu bắt đầu từ “Dân ta”.
- Phân tích kết cấu cú pháp đó : 
 + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Sự thật là” : 
 o P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1 (vị ngữ 1) – V2 (vị ngữ 2).
 o Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau : Sự thật là + nước ta / dân ta + đã + chứ không phải
+ Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ Dân ta: 
 o C – V + [Phụ ngữ chỉ đối tượng] – Tr (Trạng ngữ).
 o Trong đó : C : dân ta, V : đã / lại đánh đổ [Các xiềng xích / chế độ quân chủ ] chỉ mục đích (để gây dựng / mà lập nên)
- Tác dụng: 
 Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập , đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
b. Các câu có lặp kết cấu cú pháp
 - Câu 1 và câu 2 
 - Câu 3,4,5 
Tác dụng: 
 Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước.
c. Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp : 
 Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán.
 Tác dụng : 
Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc.
2. Bài tập 2 : 
a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp đối nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế.
b. Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng).
CN 
( DT)
VN 
( ĐT)
Thành tố
 phụ ( VN)
Vế 1
Cụ già
ăn
củ ấu non
Vế 2
Chú bé
trèo
Cây đại lớn
- « ấu » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « non ».
- « đại » vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là « lớn ».
c. Ở thơ Đường luật : phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao : kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú)
d. Ở văn biền ngẫu : phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu (câu trong văn biền ngẫu không cố định về số tiếng )
3. Bài tập 3 :
- Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp :
+ Nhớ gì như nhớ người yêu
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
+ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
(Sóng – Xuân Quỳnh)
- Phân tích tác dụng : HS tự làm.
II. Phép liệt kê : 
Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế như mô hình khái quát sau :
Kết cấu
Hoàn cảnh
thì
Giải pháp
Ví dụ :
Không có mặc
thì
ta cho ăn
- Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
b. Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau : C- V [+ phụ ngữ chỉ đối tượng] phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc. 
III. Phép chêm xen: 
1. Bài tập 1 : 
 - Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Chúng chen vào trong câu để ghi chú thêm thông tin nào nào đó.
 - Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.
2. Bài tập 2 : 
- Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ « Việt Bắc » vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cácn bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến . Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Tác dụng : Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và điạ danh Việt Bắc.
 @ Hoạt động 4:Củng cố 
 Nắm lại nội dung chính đã học: Hiệu quả của một số phép tu từ về cú pháp.
 @ Hoạt động 5: Dặn dò 
 - Làm BT 2 – SGK.
 - Chuẩn bị bài mới.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài:
 - Chuẩn bị bài mới: Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp.
 - Câu hỏi: 
 + Giá trị nghệ thuật hình tượng sóng?
 + Mối quan hệ sóng và em? Nhận xét tình cảm của người phụ nữ đang yêu?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 36 - GIÁO ÁN GIẢNG DẠY.doc