Giáo án Ngữ văn 10 tiết 34 đến 37

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 34 đến 37

CẢNH NGÀY HÈ

( Bảo kính cảnh giới- số 43)

 -Nguyễn Trãi -

A. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn thi sĩ của NT trước cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống con người thôn quê. Đặc biệt là tấm lòng của ông đối với cuộc sống của người dân lao động.

 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.

B. Chuẩn bị:SGK, SGv, tài liệu tham khảo.

C. Tiến trình tiết dạy

 * ổn định tổ chức

 * Kiểm tra: Em hãy đọc thuộc và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng( Phạm Ngũ Lão)

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 34 đến 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12- Tiết 34
Ngày soạn : 7/11/2009
Ngày giảng: 
Cảnh ngày hè
( Bảo kính cảnh giới- số 43)
 -Nguyễn Trãi -
A. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn thi sĩ của NT trước cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống con người thôn quê. Đặc biệt là tấm lòng của ông đối với cuộc sống của người dân lao động.
 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi : bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.
B. Chuẩn bị:SGK, SGv, tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình tiết dạy
 * ổn định tổ chức
 * Kiểm tra: Em hãy đọc thuộc và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng( Phạm Ngũ Lão)
 * Bài mới:
Hoạt động 1
Gv: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nêu những nét chính về tập “ Quốc âm thi tập”
Gv: Giải thích ý nghĩa nhan đề.
Gv: Bài thơ được viết theo thể loại nào? có điểm gì đặc biệt về hình thức?
Gv: Theo em bài thơ có thể chia làm mấy đoạn mạch cảm xúc?
Hoạt động 2
Gv: Câu 1cho ta cảm nhận gì về hình ảnh nhân vật trữ tình?
Gv: Cảnh vật được hiện lên qua những chi tiết nào?
Gv: Qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về khung cánh ngày hè?
Gv: Âm thanh của cảnh ngày hè được tác giả cảm nhận ra sao?
Gv: Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh chị thấy Nguyễn Trãi có tấm lòng như thế nào với thiên nhiên?
Gv: Hai câu cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn trãi đối với nhân dân như thế nào?
G: giải thích những từ cổ trong hai câu thơ.
Khẳng định phẩm chất cao đẹp của Nguyễn Trãi: 1 con người luôn lo cho dân cho nước với nỗi “tiên ưu hậu lạc”GV:ở Côn Sơn ông vẫn luôn ấp ủ hoài bão giúp vua giúp nước, xây dựng c/s ấm no. Hoài bão, lí tưởng ấy thơ ông đã nói đi nói lại rất nhiều lần .Nó là ý chí, là tình cảm,là bản chất con người ông. Nó không phải là cảm nghĩ nhất thời.Cho nên vui với cảnh,ông ao ước cho dângiầu đủ đòi phương
Gv: Bài thơ có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ?
I Đọc – tìm hiểu chung.
 1. Giới thiệu về tập “ Quốc âm thi tập”
 -Là tập thơ viết bằng chữ Nôm, gồm 254 bài.
 - Chia thành 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
 - Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương dân, yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Nghệ thuật: Việt hóa thể thơ Đường luật.
2. Tác phẩm “ Bảo kính cảnh giới”
 - BKCG( gương báu răn mình) là những bài học giáo huấn gồm 61 bài thuộc tập thơ.
 BKCG số 43: được sáng tác theo lối bát cú Đường luật xen lục ngôn.
-. Bố cục: 2 phần
 + Phần 1: sáu câu đầu- miêu tả bức tranh cảnh ngày hè.
 + Phần 2: hai câu kết- ước mơ hồn hậu của thi nhân.
II. Đọc –hiểu văn bản:
 1. Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè.
- Hình ảnh nhân vật trữ tình trước thiên nhiên: rồi ( rỗi rãi một cách bất thường.Tuy vẫn làm quan nhưng không được vua trọng dụng nữa, không có việc gì cần ), hóng mát:nhàn nhã, thảnh thơi, ung dung; ngày trường - ngàyg dài-trong ông là tâm trạng bất đắc trí nhưng ông vẫn tự tại thả hồn vào thiên nhiên ( người đọc có thể dự đoán thi nhân viết những dòng thơ này khi ông đang ở ẩn ở Côn Sơn tại chùa Tư Phúc 1438-1439)
- Cảnh vật: Được đón nhận bằng nhiều giác quan
 + Cây hòe: “ đùn đùn” Từ tượng hình gây cảm giác mạnh “ rợp giương”: thể hiện sự sinh sôi nảy nở ngay trước mắt, nó thành từng chùm, từng đám xanh ngắt, toả bang xuống sân, vuốt ve an ủi-> hè đâu có oi bức.
 + Cây thạch lựu: “ phun”: động từ mạnh: mầu đỏ của hoa lựu không chỉ toả ra, rực lên mà như sức sống chất chứa bị dồn nén đang bật trào ra.
“thức” mầu sắc, còn là mầu vẻ, dáng vẻ-> Câu thơ tả trạng thái tinh thần của cảnh vật
 + Hoa sen: hồng liên trì đã “ Tiễn” : ngát hương 
 -> Khung cảnh thiên nhiên tràn ngập màu sắc và hương vị.
 Qua các động từ mạnh : đùn đùn, giương, phun thể hiện được sức sống ngày hè căng tràn mãnh liệt.
- Âm thanh:
 + Lao xao chợ cá :âm thanh sống động trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người. 
“lao xao” được nhấn mạnh bằng biện pháp đảo ngữ thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn NT.Lao xao không chỉ gợi âm thanh vui tai mà còn gợi sự vui mắt bởi cảnh đông đúc, nhộn nhịp.Ông không chỉ vui với cảnh mà còn vui với cuộc sống của nhân dân lao động.Ông đón nhận âm thanh ấy bằng thính giác mà bằng tất cả tâm hồn
 + Dắng dỏi: tiếng ve kêu rộn rã chói gắt.Nhưng với nhà thơ nó như tiếng “cầm ve” có nhịp lúc khoan lúc nhặt, lúc độc ca, lúc đồng ca làm cho buổi chiều rộn lên sự sống
 * Nhận xét: Cảnh vật được khắc họa rất cụ thể, chân thực bằng nhiều giác quan tất cả như đang chuyển động đầy sức sống, mang vẻ đẹp của sự sinh sôi nảy nở.đó là cuộc sống thanh bình, dồi dào và no ấm.
-> Qua đó, ta thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
2. Niềm mong ước của thi nhân.
- Tiếng đàn của vua Nghiêu, Thuấn : Không phải có phép lạ mà là sự lo lắng của vua Thuấn cho dân có thêm của cải.
-Nguyễn Trãi cũng mơ đến cây đàn kì diệu của vua Nghiêu vua Thuấn ngày xưa để ca ngợi và làm cho dân giàu dủ, no ấm hơn.
-> Câu 7-8 là một sự nhảy vọt. Từ một người rảnh rỗi, hóng mát với cảnh vật bỗng dưng thấy mình biến thành cây đàn của họ Ngu mong mọi người no ấm
- Nghệ thuật: mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình, âm điệu câu thơ lục ngôn ngắn gọn dồn nén cảm xúc.
* Nhận xét: ước mơ cao đẹp của NT xuất phát từ những gì chưa có.Do đó 2 câu cuối nặng trĩu nỗi đau đời của một con người có tinh thần trách nhiệm cao cả.
III. Tổng kết:
 1. Nội dung
 Bài thơ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của NT. Đó là những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên. bài thơ cũng cho ta thấy tấm lòng của nhà thơ luôn lắng nghe từng thanh âm của cuộc sống và mơ ước sự ấm no cho nhân dân.
 2. Nghệ thuật.
Ngôn ngữ thơ đặc sắc, từ thuần việt có giá trị biểu cảm cao, hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức sống.
D. Củng cố:
 Gọi H đọc lại toàn bài thơ.
 Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ?
C. Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài "tóm tắt văn bản tự sự".
..........................................................................................................................................
Tuần 12- tiết 35
Ngày soạn:8/11/2009
ngày giảng:
Tóm tắt văn bản tự sự
A.Mục tiêu cần đạt .
 Giúp học sinh:
 - Nắm được mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
 - Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị: 
-Phương pháp: đàm thoại phát vấn nêu vấn đề , luyện tập.
-Phương tiện: SGK,SGV, một số tác phẩm tự sự .
C.Tiến trình lên lớp :
1,ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản tự sự? Nêu vai trò của nhân vật chính trong tác phẩm tự sự.
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Gv: Kể tên một số văn bản tự sự mà em được học.
Nhân vật văn học là gì?Thế nào là nhân vật chính?
Gv: Thế nào là tóm tắt chuyện của nhân vật chính?
 Gv: Nêu mục đích, yêu cầu?
Gv:cho học sinh thực hành trả lời các câu hỏi gợi ý tr 120 
Gv: Từ đó rút ra cách tóm tắt VBTS.
Gv: Cho hs đọc phầnghi nhớ.
Gv: Cho hs làm bài tập theo yêu cầu.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
 - Nhân vật chính trong văn bản tự sự
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, quyết định giá trị của tác phẩm.Mỗi nhân vật chính gắn với một số sự việc cơ bản của cốt truyện
Để nắm vững tính cách và số phận của các nhân vật chính, ta cần tóm tắt sự việc của nhân vật ấy.
 - Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết lại hay kể lại một cách ngắn gọn những sự việc xảy ra với nhân vật đó.
 - ý nghĩa: giúp nắm vững t/cách NV, hiểu rõ về tp.
 - Yêu cầu: trung thành với văn bản gốc , nêu sự việc xảy ra với nhân vật.
II. Cách tóm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính.
1. Đọc lại tác phẩm : An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ.
2. Nhận xét: 
- Nhân vật chính: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ.
- Tìm hiểu và tóm tắt dưa vào nhân vật An Dương Vương.
( ADV xây thành nhưng cứ xây xong lại đổ. Mãi sau nhà vua được thần rùa giúp đỡ mới xây xong. Rùa vàng còn cho nhà vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà đem quân sang xâm lược nước ta nhưng bị đánh bại. ít lâu sau Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ.Lợi dụng sự ngây thơ và cả tin của Mị Châu, Trọng Thuỷ Tráo nỏ thần mang vè cho cha. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược nước ta. Mất nỏ thần, ADV thua trận, đành cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Nhà vua cầu cứu thần rùa được thần cho biết : " Kẻ ngồi sau ngưa chính là giặc đó". Vua rút kiếm chém Mị Châu, sau đó cầm sừng tê giác theo Ruà vàng xuống biển).
3. Cách tóm tắt:
Muốn tóm tắt chuyện của nhân vật chính cần:
-Đọc kĩ văn bản để xác định nhân vật
-Xác định các sự kiện, các chi tiết cơ bản liên quan tới nhân vật
-Dùng lời văn của mình để viết thành văn bản.
* Tổng kết: Ghi nhớ Sgk
III. Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu H theo dõi văn bản tóm tắt.
 Xác định mục đích tóm tắt của 2 VB.
 Cách tóm tắt.
Bài 2 : thực hành tóm tắt VB truyện ADV.
Trước khi tóm tắt cần xác định:
+ Trọng Thuỷ có phải là nhân vật chính hay không
+ Những sự việc, chi tiết tiêu biểu có liên quan tới nhân vật
TT từ đâu tới
Quan hệ với MC ntn?
TT đã làm gì?
Kết cục của nhân vật ra sao?
TT là con trai của TĐ.Sau khi thua cuộc ADV, TĐ xin hoà và cầu hôn cho TT lấy MC-con gái ADV. TT và MC yêu nhau say đắm.TT đã dỗ MC cho xem trộm nỏ thần, rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng. TT từ biệt vợ về thăm cha và nói với MC “ tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ.Nếu như 2 nước xảy ra thất hoà, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. TT mang lẫy nỏ về, TĐ cất quân xâm lược.ADV mất cảnh giác. ADV và MC bỏ trốn ra phía biển. Theo dấu lông ngỗng rắc cùng đường, TT tới nơi chỉ còn xá MC. TT ôm xác vợ về táng ở loa thành.Ngày đêm, TT thương nhở vợ-đi tắm TT tưởng như thấy bang MC bèn lao đầu xuống going mà chết
 D. Củng cố: làm bài tập về nhà để biết được cách tóm tắt tác phẩm tự sự.
 Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
E. Hướng dẫn về nhà:Soạn bài mới.
Tuần 12- Tiết 36
Ngày soạn: 10/11/2009
Ngày giảng:
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
(tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
-Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay.
B-Chuẩn bị .
SGK, SGV, Tài liêu tham khảo
C-Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sh?
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Gv: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào?
?Em có nhận xét gì về những biểu hiện trên?
?Tính cụ thể biểu hiện ở những mặt nào?
Gv: Trong ví dụ trang113 tính cảm xúc biểu hiện ở những mặt nào?
GV mở rộng : 
+Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu, vốn là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng. Không có lời nói nào mà không thể hiện một thái độ, tình cảm, tâm trạng của người nói.
+Tính cảm xúc còn thể hiện ở nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra.
Gv: Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp?(Phát âm, giọng nói, dùng từ, chọn câu)...
Gv:Tại sao khi nghe điện thoại ta có thể đoán được người ở đầu dây kia ( trẻ , già, trai, gái....)?
Gv: Em hãy nêu những biểu hiện của tính cá thể?
Hoạt động 2.
Gv: Gọi hs lên bảng hoặc trả lời.
I-Ngôn ngữ sinh hoạt.
II-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
1.Tính cụ thể.
a,Ví dụ (trang113).
b,Nhận xét.
- Thời gian, địa điểm: buổi trưa, khu tập thể.
- Người nói cụ thể: Lan, Hùng, mẹ Hương, ông hàng xóm.
- Người nghe cụ thể: Lan, Hùng nói với Hương mẹ Hương nói với Lan,...
- Đích lời nói:Lan,Hùng gọi Hương đi học, mẹ Hương khuyên Lan, Hùng....
- Cách diễn đạt :Dùng từ ngữ kèm ngữ điệu....
=> Như vậy dấu hiêu đặc trưng thứ nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: Cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
2,Tính cảm xúc.
a. Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu (sgk):
- Giọng thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục( Lan, Hùng).
- Giọng thân mật, yêu tương trong lời khuyên bảo của người mẹ.
- Giọng thân mật trong sự trách móc( gớm), trong so sánh( chậm như rùa).
- Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm( ko cho ai...)
b. Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt như : gì mà, gớm, lạch bà lạch bạch , chết thôi.....
c. Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc, những lời gọi đáp trách mắng....
=> Nhu vậy, dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. 
3,Tính cá thể.
- Màu sắc âm thanh giọng nói.
 - Cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu.
III-Ghi nhớ.
(sgk)
Luyện tập.
Bài 1(127).
Đoạn trích mang đặc trưng của PCNNSH.Ghi lại những ý nghĩ, tâm trạng riêng tư của một con người cụ thể.(Th.-Đặng Thuỳ Trâm).Tính cảm xúc bộc lộ ở những suy tư, tâm trạng, những suy ngẫm về bản thân và tình cảm đối với nơi đang sinh sống, đối với sự nghiệp cách mạng đang cống hiến.
Bài 2 (127).
Chú ý các từ xưng hô, các chi tiết cụ thể,cách bộc lộ tâm tình của nhân vật trữ tình.
D. Củng cố: Học thuộc phần ghi nhớ.
 Nhớ được những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
E. Hướng dẫn học bài: Làm bài tập 3SGK.
 Soạn bài mới:Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
..........................................................................................................................................
Tuần 13- Tiết 37 
Ngày soạn : 12/11/2009
Ngày giảng: 
nhàn
 -Nguyễn Bỉnh Khiêm-
A.Mục tiêu cần đạt .
 Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống , nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm : cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tụê sáng suốt, uyên thâm.
-Biết cách đọc- hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm ; thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc , tự nhiên mà ý vị.
-Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng NBK.
B.Chuẩn bị. 
-Phương pháp
-Phương tiện: Sgk Sgv, tài liệu tham khảo.
C.Tiến trình lên lớp :
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :Em hãy đọc thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và cho biết tư tưởng giáo huấn trong bài thơ?
3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Gv: Em hãy đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả NBK?
Gv: Sự nghiệp sáng tác của tác giả như thế nào?
Gv:Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
GV: Gv đọc bài thơ.
Gv: Em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Gv: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Gv: Em hãy tìm và đọc những câu thơ nói lên vẻ đẹp cuộc sống của NBK?
Gv: Em có nhận xét gì về cách dùng sốtừ , danh từ trong câu thứ nhất ?
Gv: Thức ăn và cuộc sống sinh hoạt cảu ông có gì đặc biệt?
Gv:Từ đó em hình dung thế nào về cuộc sống của NBK?
Em hãy nêu cảm nhận của mình về câu 3,4?
Em có nhận xét gì về lối sống “nhàn” ?
GV: Hai câu thơ mà có một bộ tranh 
tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; có mùi vị, hương sắc, không nặng nề, ảm đạm.Nói như Xuân Diệu là có cảm giác “ăn giá tuyết, uống băng đông”.
?Vẻ đẹp nhân cách của NBK được biểu hiện qua cách sử dụng từ ngữ trong câu 3,4 như thế nào? Đó là nghệ thuật gì?
?Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?
GV:Tuyết Giang Phu Tử về với thiên nhiên , sống hoà thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục,là không bị cuốn hút bởi tiền tài,địa vị,để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
?Theo em vẻ đẹp trí tuệ của NBK bộc lộ như thế nào trong câu 3,4?
GV: Khôn mà hiểm độc là khôn dại
 Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
 (Thơ Nôm- bài 94)
Trạng Trình là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm. Bậc đại nho, đại trí này nắm vững lẽ biến dịch ,hiểu thấu quy luật hoạ/phúc, bĩ/thái, cùng/thông, táng/đắc.Với NBK cái “khôn” là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên.
 Vì vậy mà có nhãn quan tỏ tường.
?Câu 7,8 cho em cảm nhận gì về trí tuệ và nhân cách NBK?
?Lối sống “nhàn” trong bài thơ đã được thể hiện qua những chi tiết nào?(ung dung thư thái trong việc làm cũng như vui chơi,sinh hoạt hàng ngày giản dị,coi phú quý như chiêm bao).
4,Củng cố.
Chữ “nhàn” trong thơ NBK cùng dòng với chữ “nhàn” trong thơ NTrãi, CVăn An.Thân nhàn nhưng tâm không nhàn,luôn ưu ái với đời.
5,Dặn dò.
-Học bài.
-Soạn Độc Tiểu Thanh Kí.
ITìm hiểu chung
1.Tác giả.
*Cuộc đời :
-Nguyễn Bỉnh Kiêm (1491 – 1585).
Quê : Trung Am-Lí Học –Vĩnh Bảo- Hải 
Phòng.
-Đỗ trạng nguyên(1535). Làm quan một thời gian rồi về quê.
- Dựng Am Bạch Vân ,hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
- Tham vấn cho triều đình. Được phong tước....
->Trạng Trình.
*Sự nghiệp:
Là nhà thơ lớn của dân tộc.
-Tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập.(Khoảng 700 bài ).
-Tập thơ chữ Nôm : Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài ).
->Nội dung : mang đậm triết lí giáo huấn, ngợi ca trí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê 
phán những điều xấu xa trong xã hội.
2.Tác phẩm.
-Xuất xứ : Trích “Bạch Vân quốc ngữ thi” (Nôm)
 Bài thơ nằm trong chủ đề nhàn –một chủ đề lớn của thơ NBK.
Nhàn( rỗi nhàn, thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn).Bản chất của chữ nhàn ở NBK là sống thuận theo tự nhiên:Dẫu nhẫn chê khen dầu miệng thế- Cơ cầu tạo hoá mặc tự nhiên. Nhàn là đối lập với danh lợi: Để rẻ công danh đổi lấy tiền. Nhàn là triết lí , là thái độ sống , là tâm trạng.
-Chủ đề : Bài thơ là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân, thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.(Bài thơ có cách nói ngụ ý, nói ngược nghĩa thâm trầm mà sâu sắc).
-Bố cục:
+Câu 1,2,5,6:Vẻ đẹp cuộc sống của NBK.
+Câu3,4 : Vẻ đẹp nhân cách.,trí tuệ...
+Câu 7,8 :Vẻ đẹp trí tuệ.....
II-Đọc- hiểu văn bản.
1.Vẻ đẹp cuộc sống( câu 1,2,5,6).
- Câu 1: “một mai, một cuốc, một cần câu” 
->Các công cụ để lao động.
+ Cách dùng số từ tính đếm rành rọt: “một... một... một ...”cho thấy tất cả đã sẵn sàng , chu 
đáo.
- Câu 2: (chú thích).
+Thơ thẩn :Trạng thái thảnh thơi của con người “vô sự” , trong lòng không gợn chút 
cơ mưu, tư dục.
+Dầu ai vui thú nào: ý thức kiên định lối sống đã lựa chọn.
- Câu 5,6.
+Thức ăn :măng trúc,giá đỗ ->dân dã, đạm bạc (tự lo liệu được, mùa nào thức đấy).
+Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao.(hương thơm, nước trong)
->Cuộc sống đạm bạc, thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức đấy.
=>NBK đã chọn lối sống hoà hợp với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.(Thân nhàn mà tâm không nhàn).
2,Vẻ đẹp nhân cách (câu 3,4).
 -NT Ta	>< người-
 dại>< khôn
	nơi vắng vẻ	>< chốn lao xao
(Vắng vẻ: không có người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người,là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thanh cao của tâm hồn. Lao xao :
chốn cửa quyền, đường hoạn lộ; sang trọng thì có ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ; thủ đoạn 
thì có bon chen sát phạt, luồn lọt). 
=>Nhân cách của NBK đối lập với danh lợi.
3,Vẻ đẹp trí tuệ (câu 3,4, 7,8).
-Cách nói ngược : dại thực chất là khôn, còn khôn lại là dại.(Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngược nghĩa).
_Tìm đến “say” để “tỉnh”.Trí tuệ nhận ra công danh của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách ( để nhà thơ từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến chốn đạm bạc thanh cao).
=>Coi thường phú quý ,một lần nữa khẳng định sự lựa chọn lối sống của riêng mình
III-Ghi nhớ.
(sgk)
IV-Luyện tập.
 Bài tập 2 Sách BT.
Tiết 43 : Đọc thờm
 Vận Nước
 - Phỏp thuận-
 Cỏo bệnh . Bảo mọi người
 	- Món giỏc-
	Hứng trở về

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet34-37 lop10.doc