Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 10 - Trường THPT Phú Bài

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 10 - Trường THPT Phú Bài

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật

3. Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của bài khái quát văn học sử có tác dụng chỉ dẫn cho tất cả các bài cụ thể từ lớp 10 đến lớp 12, từ đó xác định tình cảm, thái độ đúng trong việc học tập môn Ngữ văn, khắc sâu tự hào về VHVN.

 II. Chuẩn bị:

- PPDH: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

- PTDH: SGK, SGV, thiết kế bài dạy

 

doc 29 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 10 - Trường THPT Phú Bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2
Ngày soạn Ngày giảng..
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật
Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của bài khái quát văn học sử có tác dụng chỉ dẫn cho tất cả các bài cụ thể từ lớp 10 đến lớp 12, từ đó xác định tình cảm, thái độ đúng trong việc học tập môn Ngữ văn, khắc sâu tự hào về VHVN.
 II. Chuẩn bị:
- PPDH: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi
- PTDH: SGK, SGV, thiết kế bài dạy
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Bài cũ
 2. Bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về VH nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan VHVN”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ghi chú
* Hoạt động 1: HD HS đánh giá tổng quát VHVN
TT1: GV yêu cầu HS quan sát các mục lớn
TT2: Trình bày bố cục của bài học? VHVN được khái quát trên những mặt nào?
HS làm việc với SGK, phát biểu
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của VHVN
TT1: VHVN gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào?
 TT2: HS trả lời nhanh
* Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu mục VHDG
TT1: HS đọc SGK
TT2: Ai là tác giả của văn học dân gian? Được lưu truyền bằng hình thức chủ yếu nào? Vì sao?
HS trả lời cá nhân- GV chốt 
TT3: GV giảng:
Câu ca dao :
“Tháp Mười ”
 (Bảo Định Giang)
 “ Hỡi cô tát nước”
 ( Bàng Bá Lân)
TT4:Hãy nêu những thể loại chủ yếu của VHDG đã học ởTHCS?
TT5: Nêu những đặc trưng chủ yếu của VHDG?
Em hiểu như thế nào về tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của VHDG? Cho VD?
HS thảo luận - cử đại diện trả lời
*Hoạt động4: HD HS tìm hiểu mục VH viết
TT1: HS đọc SGK
TT2: Tác giả Vh viết thuộc tầng lớp nào trong xã hội? khác gì với tác giả VHDG?
TT3: Văn học viết VN được viết bằng thứ chữ nào? Ví dụ?
TT4: Hệ thống những thể loại của VH viết mà em đã học ở THCS?
HS trả lời – GV chốt ý
TT5: GV lập bảng hệ thống, HS đại diện nhóm điền nội dung
 ( Bảng phụ)
*Hoạt động 5: HD HS tìm hiểu quá trình phát triển của VH viết VN
TT1: GV gọi HS đọc SGK tr 6,7
TT2: Nêu cách phân kì tổng quát của VHVN nhìn từ góc độ thời gian và quan hệ?
GV định hướng : 2 thời kì chủ yếu của VHVN từ TK X-XIX, TK XX- nay ; quan hệ khu vực: Đông Nam Á, Âu- Mĩ.
* Hoạt động 6: HD tìm hiểu Vh trung đại (TKX- hết XIX)
TT1: HS quan sát ở SGK
TT2: Từ TK X đến hết TK XIX nền VHVN có điểm gì đáng chú ý? 
HS trả lời cá nhân- GV chốt 2ý chính
TT3:GV định hướng để HS thảo luận nhóm:
+ Chữ Hán du nhập vào Việt 
Nam từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến TK X VH viết VN mới thực sự hình thành?
+ Chữ Hán đóng vai trò gì đối với VHVN trung đại? Hãy kể tên những tác giả, tác phẩm lớn viết bằng chữ Hán ở THCS?
TT4: GV gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày- các nhóm khác bổ sung-GV chốt ý.
TT5:GV định hướng HS thảo luận nhóm:
+Chữ Nôm ra đời từ thế kỷ nào? đạt tới đỉnh cao từ TK nào với nhưng tác phẩm ,tác giả tiêu biểu nào?
+ Việc sáng tạo chữ Nôm và dùng chữ Nôm để sáng tác đã chứng minh điều gì?
TT6:GV gọi nhóm 2 trình bày, các nhóm khác bổ sung-GV nhận xét, chốt ý chính.
GV đưa ra K/n khái quát về VHTĐ: Là sản phẩm của văn hoá Phương Đông.
* Hoạt động 7:HD tìm hiểu phần VH hiện đại
TT1: GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trình bày lại 4 giai đoạn chủ yếu
TT2: Văn học hiện đại có những điểm gì khác so với VH trung đại? VH hiện đại đã đạt được những thành tựu nào? 
àHS làm việc theo nhóm.
TT3: GV gọi nhóm 3, 4 trình bày (phân ý cho mỗi nhóm)
GV nhận xét,bổ sung
Gợi mở thêm: +Vai trò của CMT8 đối với sự phát triển của VHVN hiện đại?
 + Vai trò của đại thắng 75 và sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển VH đương đại?
*Hoạt động 8: HD HS tìm hiểu phần con người VN qua văn học
TT1: GV lần lượt cho HS đọc các mục 1,2,3,4- SGK
TT2:GV hướng dẫn HS trao đổi và trả lời lần lượt các câu hỏi tương ứng với các mục: --Mục 1:Vh thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tưởng ,tình cảm nào?
Dẫn chứng minh hoạ 
-Mục 2:VHVN đã thể hiện như thế nào về con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc?
-Mục 3: Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ xã hội của con người VN qua VH?
-Mục 4:VHVN phản ánh ý thức vè bản thân của con người VN như thế nào?
GV phân tích minh hoạ thêm các dẫn chứng thơ,ca dao,văn xuôiđể làm rõ nội dung phản ánh ở các mục.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN:
- VHVN: sáng tác ngôn từ của người Việt Nam từ xưa đến nay
- Hai bộ phận chủ yếu hợp thành:
Văn học dân gian, văn học viết
1. Văn học dân gian:
-VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động
- Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích
-Đặc trưng tiêu biểu:
+Tính truyền miệng ( sáng tác và lưu truyền)
+Tính tập thể (sáng tác và lưu truyền)
+Tính thực hành (trong các sinh hoạt khác nhaucủa đời sống cộng đồng:lao động, hội hè, nghi lễ, gia đình: kể, hát, ngâm, diễn, đọc)
2. Văn học viết:
-Tác giả: Trí thức VN
-Hình thức sáng tác và lưu truyền:
chữ viết- văn bản; đọc
-Mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo cá nhân
 Hán
-Chữ viết Nôm
 Quốc ngữ
Các mặt 
VHDG
VH viết
Tác giả
tập thể NDLĐ
Cá nhân trí thức
Phương thức sáng tác và lưu truyền
tập thể và truyền miệng (kể, hát,diễn)
Viết, đọc, in ấn
chữ viết Đặc trưng
-chữ quốc ngữ ghi chép sưu 
tầm.
-Tập thể, 
truyền 
miệng, thực hành
-Hán,Nôm, Quốc ngữ
-Tính cá nhân, dấu ấn cá nhân, sáng tạo cá nhân
Hệ thống thể loại
-Tự sự dân gian
-Tự sự trung đại
II. Quá trình phát triển của VH viết VN:
1. Văn học Trung đại (Từ TK X- hết TK XI X):
- Từ TK X đến hết TK XIX VHVN có điểm đáng chú ý:
+ Đây là nền Vh viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
+ Nó ảnh hưởng của nền VH trung đại tương ứng:đó là nền VH trung đại Trung Quốc
* VH chữ Hán:
- Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên nhưng đến TK X khi dân tộc VN giành độc lập cho đất nước thì VH viết VN mới thực sự hình thành
- Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại VHTQ
+Thơ văn yêu nước(Lí-Trần-Lê- Nguyễn)
thơ thiền (Lí-Trần), văn xuôi chữ Hán
+Thơ văn của các thiền sư Lí-Trần, vua quan tướng lĩnh
*VH chữ Nôm:
- Chữ Nôm ra đời vào TK XII, tác phẩm:
“Truyền thuyết văn tế đuổi cá sấu” của Nguyễn Thuyên. Sáng tác VH vào thế kỷ XV với “Quốc âm thi tập”của
(Nguyễn Trãi) và Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông) ;đạt đỉnh cao ở TK XVIII, XIX:Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến
- Chữ Nôm và VH chữ Nôm phát triển thể hiện ý chí xây dựng một nền VH độc lập của dân tộc ta, ảnh hưởng VHDG sâu sắc, gắn liền với sự trưởng thành của truyền thống yêu nước, nhân đạo, tính hiện hiện thực à phản ánh quá trình dân tộc hoá, dân chủ hoá của VHVN.
2.Văn học hiện đại (từ dầu TK XX đến hết TK XX)
- Các giai đoạn:
+ Từ đầu TK XX đến năm 1930
+ 1930- CMT8 1945
+ CMT8 1945 – 1975
+ 1975 - hết TK XX
-Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác so với VHTĐ:
+Về tác giả: x/ hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp
+Về đời sống VH: sôi nổi, năng động hơn.
+Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nóithay thế hệ thống thể loại cũ.
+Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cá nhân dần dần được khẳng định, tay thế lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của VHTĐ.
- Những T/g:văn xuôi, thơ, kịch, lí luận, phê bình(Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh)
-CMT8 1945, sự kiện vĩ đại, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử VN TK XX.
- VH 30 năm chiến tranh cứu nước vì độc lập tự do: VH yêu nước CM với sự xuất hiện những đội ngũ, thế hệ nhà văn- chiến sĩ mới, hệ thống thể loại đạt nhiều thành tựu.
- VH sau giải phóng, đổi mới mạnh mẽ và toàn diện với 2 đề tài: 
+Lịch sử, chiến tranh- CM
+Cuộc sống và con người VN đương đại
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
-Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết)
-Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỷ
(hình ảnh cây đa, bến nước, cánh đồng, dòng sông)
-TN gắn với lí tưởng đạo đức thẫm mĩ của nhà Nho(tùng, trúc, mai)
àTình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng
2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
-Sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ
-Con người VN luôn có lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc.
àChủ nghĩa yêu nước là 1 nội dung tiêu biểu , 1 giá trị quan trọng của VHVN.
3.Con người VN trong quan hệ xã hội:
-Tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức.
-Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
-Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội.
-Phản ánh công cuộc xây dựng XH mới, cuộc sống mới sau 1954- 1975
àCảm hứng XH là tiền đề cho sự hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo trong VH dân tộc.
4.Con người VN và ý thức về bản thân:
- VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người VN trong sự kết hợp hài hoà giữa 2 phương diện ý thức cá nhân- cộng đồng.
+Con người cộng đồng:gắn với lí tưởng hi sinh, cống hiến, phục vụ(hướng ngoại)
+Con người có nét các nhân:quyền sống, cá nhân, hạnh phúc, tình yêu, ý nghĩa cuộc sống trần thế
àXây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, vị tha 
-Trí thức cũng sáng tác nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của ND
VHHĐ kế thừa VHTĐ nhưng có ảnh hưởng của VH phương Tây
àHình tượng nam nhi, nghĩa sĩ
(VH chống Pháp, chống Mĩ)
àHình tượng người phụ nữ (TK 18, 30-45)
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV ra bài tập củng cố bài học: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam?
 - Dặn dò: + Làm bài tập 3/ SGK tr13
 + Soạn bài mới: Khái quát VHDG Việt Nam
Ngày soạn. Ngày giảng
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
 I.Mục tiêu cần đạt:
 1.Nắm được khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữqua quá trình tiếpvà các nhân tố giao tiếp.
 2. Tích hợp với văn qua bài Tổng quan văn học Việt Nam.
 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập quan hệ giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả.
 II.Chuẩn bị:
 - PPDH: Trao đổi ,thảo luận. phân tích vấn đề theo hướng qui nạp
 - PTDH: SGK, SGV, thiết kế bài dạy
 III.Tiến trình bài dạy:
 1. KT bài cũ:
 2. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ghi chú
* Hoạt động 1:HD HS tìm hiểu dữ liệu
TT1:Gọi HS đọc VB trích
TT2: Hoạt động giao tiếp được VB trong SGK ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên qua hệ với nhau như thế nào?
TT3: Trong hoạt động giao tiếp các NV lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói thể hiện bằng hoạt động cụ thể nào? Người nghe?
TT4: Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp? hướng vào nội dung gì? Mục đích của cuộc giao tiếp?
GV gợi dẫn để HS trao đổi thảo luận, trả lời.
* Ho ... ế bài dạy
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. KT bài cũ: Nêu khái niệm VHDG? Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
 2. Bài mới: Tây Nguyên không chỉ có di sản cồng chiêng mà còn có trường ca sử thi anh hùng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ghi chú
* Hoạt động 1: Gv giới thiệu chung về sử thi và sử thi Đam Săn.
TT1: HS đọc kĩ tiểu dẫn sgk
Tr30
TT2: Nhắc lại khái niệm sử thi?
HS trình bày- GV chốt ý và những đặc về nội dung và nghệ thuật.
TT3: Có mấy loại sử thi? nội dung?
HS trả lời.
TT4: Hãy giới thiệu về sử thi Đam Săn?
HS phát hiện, trả lời.
TT5: HS theo sgk tóm tắt nội dung sử thi Đam Săn.
GV nhấn mạnh lại cốt truyện theo sự kiện chính:
+Về làm chồng HơNhị Hbhị
+ Các tù trưởng bắt HơNhị về làm vợ
+Đam Săn đánh trả và chiến thắng
+chặt cây sơmúc- vợ chết
+lên trời xin thuốc cứu vợ
+lên trời hỏi con gái của trời
+chết trong bùn đen
+hồn biến thành ruồi bay vào miệng chị gáiàđẻ Đam Săn con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc
- Hiểu đoạn trích
TT1: Gv hướng dẫn HS đọc phân vai
GV nhận xét cách đọc và kết quả đọc cử HS
TT2: Tìm hiểu bố cục của đoạn trích? ( chia đoạn trích làm mấy phần ,ứng với những nội dung nào?)
HS trả lời : 3 phần
* Hoạt động 3: HD HS phân tích đoạn 1:
TT1: GV gọi HS đọc đoạn 1
TT2: Cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào?
Gợi ý: +nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện Đam Săn kéo làng đi đến tù trưởng Mtao Mxây?
+ Trong trận đánh với nhân vật Sắt, Đam Săn được kể, tả qua những chặng- bước nào?
Định hướng:
Qua 3 bước- chặng:
+Từ đầu “như trong sương sớm”/ tr 31
+ “người múa trước đi “mộng thấy ông trời”/tr32-33
+ “ối chao “đem bêu ngoài đường”/ tr 33
TT3: Trong trận chiến đấu ấy 
Luôn có sự đối lập giữa Mtao Mxây. Vậy đối lập ấy được thể hiện như thế nào, nhằm mục đích gì? Nhận xét nghệ thuật miêu tả?
HS thảo luận nhóm, tìm phát hiện các chi tiết miêu tả sự đối lập trong cảnh quyết đấu qua 3 chặng vào giấy- Cử đại diên nhóm trả lời 
Định hướng: HS có thể trả lời và thảo luận:
+Những lời nói của Đam Săn khi đến nhà Mtao Mxây nhằm mục đích gì? chứng tỏ điều gì?
+Qua những lời nói và hành động của Mtao Mxây cho thấy hắn là 1 tù trưởng như thế nào?
+Cảnh 2 người múa khiên mâu thuẫn như thế nào? Vì sao Đam Săn không múa trước mà khích Mxây múa trước?
+Chi tiết Đam Săn được trời mách kế nói lên điều gì?(gần gũi giữa con người- thần linh)
TT4: Chiến thắng của Đam Săn có ý nghĩa gì?
HS trả lời- GV chốt lại
( Hết tiết 8)
GV chuyển ý.
*Hoạt động 4: HD HS phân tích đoạn 2:
TT1: HS đọc đoạn 2
TT2: Sau khi chiến thắng Đam Săn làm gì với tôi tớ của Mxây?
TT3: Thái độ của những nô lệ với việc thắng thua của hai tù trưởng?
TT3: Nhận xét giọng điệu, số lần hỏi đáp 3 lần, ý nghĩa?
HS thảo luận, trả lời.
* Hoạt động 5: HD Hs phân tích đoạn 3:
TT1: GV gọi HS đọc đoạn 3, sau khi dẫn tôitớ về, Đam Săn mở tiệc ăn mừng thắng lợi.
TT2: Trong lời nói của Đam Săn, tù trưởng là người như thế nào? Tại sao chàng ra lệnh đánh lên nhiều loại chiêng cồng?
TT3: Phần cuối chú ý đến cảnh mừng chiến thắng hoặc cảnh chết chóc? Nêu ý nghĩa?
TT4: Sức mạnh và vẻ đẹp của Đam Săn được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào? Qua hình ảnh Đam Săn còn thể hiện sự khái quát nào?
*Hoạt động 6: HD tổng kết
TT1: GV gọi HS đọc phần ghi 
nhớ
TT2: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HS trình bày – GV chốt 2 ý ND- NT.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Khái niệm sử thi:
 - Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có qui mô lớn, dài hàng nghìn, hàng vạn câu.
- Ngôn ngữ có vần, nhịp.
- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.
- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Có hai loại sử thi:
+Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới, muôn loài, con người và bộ tộc thời cổ đại.
+Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời, chiến công của những anh hùng àHình thức diễn xướng : một người hát kể và diễn tất cả các vai.
2. Sử thi Đam Săn:
- Đam Săn anh hùng của dân tộc Êđê (Đăk Lăk) ra đời TK 16, 17
- Tóm tắt sử thi Đam Săn : (sgk)
II. Đọc - Hiểu đoạn trích:
1. Đọc
2. Bố cục: 3 phần:
- Từ đầu “ngoài đường”: nói với tôi tớ
- Tiếp “ rồi vào làng”
- Còn lại
3.Phân tích đoạn trích:
a. Đoạn 1:
- Đam Săn đến nhà Mtao Mxây thách đấu : chủ động khiêu chiến.
* Chặng 1: 
- Thách đọ dao, doạ phá sàn, đốt nhà coi khinh kẻ thù, không thèm đánh trộm.
àDụ được kẻ thù quyết đấu, tư thế tự tin, đường hoàng.
* Chặng 2:
- Múa khiên : thể hiện sức khoẻ, tài năng, vẻ đẹp dũng sĩ
- Khích, thách Mxây múa trước
àtự tin vào tài năng và sức khoẻ của mình
+ vượt đồi tranh, lồ ô, chạy vun vút.
+nhai miếng trầu của vợ, sức khoẻ tăng múa nhanh, đẹp: như bão lối,cây cối chết rụi
àNT miêu tả hành động: thậm xưng, so sánh
ðĐặc điểm NT sử thi ( hành động được đo bằng kích cỡ vũ trụ, phi thường hoá sức mạnh của người anh hùng)
- Đâm Mtao nhưng không thủng, thấm mệt
* Chặng 3:
- Được trời mách kế: dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ thù.
- Bừng tỉnh, đuổi Mtao chạy quanh dồn đến ngã lăn quay ra đất.
- Hỏi tội cướp vợ, giết chết
ðCao thượng, dũng cảm, tài giỏi
anh hùng
 Chiến thắng thuộc về người anh hùng nào mạnh hơn
b. Đoạn 2:
+ ơ tất cả tôi tớ bằng nàycó đi với ta không?- gõ vào 1 nhà
+Gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng
+gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà
- Sô lần đối đáp: 3 nhịp hỏi- đáp
àLặp lại có biến đổi, phát triển ( đặc điểm của sử thi)
àĐam Săn kêu gọi mọi người cùng về: Sự tuân phục của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
ðThống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.
c. Đoạn 3:
+ Tôi tớ chật ních
+các tù trưởng từ phương xa đến
+bạn bè như nêm, thịt lợn
à Sử dụng NT so sánh, hô ngữ, liệt kê những biểu hiện vui sướng, câu cảm thán, giọng văn trang trọng, hào hùng
àKhung cảnh náo nức,tưng bừng, giàu sang tột bậc
+mái tóc, trang phục,bắp chân
àVẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh, phi thường.
ðĐam Săn là người anh hùng, tiêu biểu cho vể đẹp phẩm chất cộng đồng, thể hiện ý chí và khát vọng của cộng đồng: NV mang lí tưởng thẩm mĩ của cộng đồng.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ- sgk/36)
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
Mtao Mxây:
- tay ôm vợ
- người không được đâm
àBị động, sợ hãi trước Đam Săn, do dự, rụt rè
- đầu như cú
àSo sánh độc đáo
-múa khiên kêu lạch xạch,quen xéo
àBị khích, tự tin vào bản thân, chủ quan, ngạo mạn.
- bước cao thấp,chém trượt kheo chân kẻ thù, trúng chão cột trâu
à sự kém cỏi.
- vừa chạy, vừa chống đỡ.
-giáp sắt vô dụng chày mòn đâm vành tai
-vùng chạy cùng đường, giả dối cầu xin tha mạng
- Bị giết
ðChủ quan, ngạo mạn, kém cỏi
 3. Củng cố- dặn dò:
 - Nắm khái niệm sử thi, những đặc điểm sử thi được thể hiện qua NV Đam Săn
- HD HS làm BT ở phần luyện tập ở nhà (sgk/36)
- Soạn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ.
Ngày soạn  Ngày giảng
Tiết 10 
VĂN BẢN (tt)
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1.Củng cố kiến thức về khái niệm và đặc điểm văn bản.
 2. Tích hợp với Văn qua văn bản “ Chiến thắng Mtao Mxây”.
 3. Kĩ năng : rèn luyện các kĩ năng phân tích văn bản, liên kết văn bản, hoàn chỉnh văn bản.
 II.Chuẩn bị:
 - PPDH: Trao đổi ,thảo luận
 - PTDH: sgk, sgv, thiết kế bài dạy.
 III.Tiến trình bài dạy:
 1.KT bài cũ: 
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ghi chú
* Hoạt động 1: Phân tích văn bản
TT1: GV y/c HS đọc kĩ đoạn văn bản nhỏ.
TT2: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?
HS thảo luận, trả lời.
TT3: Phân tích sự phát triển của câu chủ đề trong đoạn văn?
HS thảo luận nhóm,cử đại trình bày
Các nhóm khác bổ sung.
TT4: Em có thể đặt tiêu đề cho đoạn văn như thế nào?
HS dựa vào nội dung văn bản để đặt nhan đề.
* Hoạt động 2: Tạo lập văn bản, viết đơn xin phép nghỉ học.
TT1:Có mấy loại đơn thường gặp trong đời sống? là những loại nào? Cho VD minh hoạ?
GVđịnh hướng cho HS trả lời.
+Đơn viết theo mẫu sẵn: đơn xin nhập hộ khẩu thường trú, đơn xin lập doanh nghiệp
TT2: Đối với những loại đơn này ,người viết cần phải làm gì?
HS thảo luận, trả lời.
TT3: GV cho HS xem 1 đơn mẫu ở bảng phụ
Nêu cách trình bày của một đơn viết( không có mẫu in sẵn)
HS nhìn vào VD minh hoạ ở bảng phụ, thảo luận, trả lời.
TT4: GV hướng dẫn HS viết 1 đơn xin nghỉ học hoàn chỉnh.
GV chia 4 nhóm viết phần vận dụng vào giấy rô ki đã phát, trình bày ở bảng
Các nhóm nhận xét, GV nhận xét
* Hoạt động 3: Tạo liên kết văn bản – HD làm BT 1:
TT1: Các câu sau BT 1 có thể sắp xếp như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
TT2: GV cho các nhóm thảo luận mạng lưới liên kết của đoạn văn
GV định hướng: câu 1à câu chủ đề bậc 1à nêu một sự kiện kiện lịch sử lớn, mang ý nghĩa bao trùm cả đoạn văn.
Câu 2:Khai triển bậc 1, đồng thời là câu chủ đề bậc 2, trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề bậc 1, nêu vai trò của sự kiện lịch sử được nêu ở câu chủ đề đối với việc thưc hành sáng tác bài thơ văn bản
Câu 3: nêu khai triển bậc 2ủtực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu 2
Câu 4, 5: như câu 2
* Họat động 4: Hoàn thiện văn bản- GV HD HS hoàn thiện đoạn văn (BT3)
TT1:Viết một số câu nối tiếp câu văn cho trước sao cho có nội dung thống nhất trọn vẹn rồi đặt tiêu đề chung?
TT2: GV hướng dẫn HS sữa chữa BT viết đoạn văn theo yêu cầu:
+ về phương pháp
+ về bố cục+-
+ liên kết
III. Luyện tập:
1. Văn bản 1:
- Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
+ câu mở đoạn: giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
+ Các câu triển khai:
c1: vai trò của môi trường đối với cơ thể
c2: lập luận so sánh
c3: dẫn chứng thực tế
c4: dẫn chứng thực tế
- Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:
+Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn (ý chung của cả đoạn)
+Các câu triển khai tập trung hướng về câu chủ đề, cụ thể hoá ý nghĩ cho câu chủ đề.
+ Đặt nhan đề: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc môi trường và sự sống.
2.Tạo lập văn bản:
- Có 2 loại đơn thường gặp là:
+ Đơn viết theo mẫu có sẵn
+ Đơn tự viết (không có mẫu in sẵn)
- Tuân thủ những yêu cầu sau:
+Quốc hiệu, tiêu ngữ
+Tên đơn
+Địa điểm viết đơn, ngày viết đơn
+Địa chỉ gửi, ngày gửi
+Họ tên, địa chỉ, tuổi, nơi công tác hoặc học tập của người viết đơn
+Nội dung: yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng
+Cam đoan và lời cảm ơn
+Kí tên
+Xác nhận và đóng dấu của địa phương hoặc cơ quan (nếu cần thiết)
* Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ in hoặc chữ hoa, cỡ chữ lớn.
- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn phải viết giữa trang giấy, giữa quốc hiệu và tên đơn phải bỏ cách quãng ít nhất 1 dòng, gữa tên đơn và nội dung đơn cũng phải để cách quãng ít nhất một dòng.
- Lời văn trong đơn phải ngắn gọn, dễ hiểu, phần lí do phải trung thực, phần đề nghị phải phù hợp thực tế
(không nên cầu kì rườm rà trong đơn)
3. Tạo liên kết văn bản:
- Có 2 cách sắp xếp câu:
+ c1: 1à 3à 5 à2à 4
+c2: 1à 3à 4à 5à 2
4. Hoàn thiện văn bản:
- Môi trường sốngnghiêm trọng.
+ rừng đầu nguồn đang bị chặt, phá
+ các sông, suối cạn kiệt và bị ô nhiễm do chất thãi.
+phân bón, thuốc trừ sâusử dụng không theo qui hoạch
ðMôi trường sộng kêu cứu.
 3. Củng cố- dặn dò:
 - Nắm: +cách thức trình bày đơn tự viết (không có mẫu sẵn)
 +cách liệt kê các câu trong văn bản sao cho thể hiện tính thống nhất của văn bản hướng về chủ đề.
 - Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 Tong quan van hoc Viet Nam.doc