Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 I .Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

-Giúp học sinh nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của nền văn học Việt Nam: VHDG và VH viết .

-Nắm đựơc khái quát quá trình phát triển của VH viết .

-Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong VH .

2. Kĩ năng : Đọc - thảo luận , tổng hợp so sánh đối chiếu, phân loại.Tiến hành giờ dạy theo cách trao đổi , thảo luận , trả lời các câu hỏi

3. Tư tưởng tình cảm : yu quý nền văn học của VN

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 7340Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Ngày soạn: 14/8/2010
 Tiết : 1 + 2
Phân mơn: Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 I .Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Giúp học sinh nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của nền văn học Việt Nam: VHDG và VH viết .
-Nắm đựơc khái quát quá trình phát triển của VH viết .
-Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong VH .
2. Kĩ năng : Đọc - thảo luận , tổng hợp so sánh đối chiếu, phân loại.Tiến hành giờ dạy theo cách trao đổi , thảo luận , trả lời các câu hỏi
3. Tư tưởng tình cảm : yêu quý nền văn học của VN
 II. Thiết bị , đồ dùng dạy học :
 - GV : 
- SGK + SGV
 - Thiết kế bài học
 - Các tài liệu tham khảo .
- HS : Đọc SGK, soạn bài và tư liệu về văn học trung đại
 III . Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp học :1 p 
 2. Đẫn vào bài mới : Giới thiệu bài mới
 Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Tổng quan về văn học Việt Nam” .
3. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của VHDG :
* Mục tiêu : 
Hướng dẫn HS hiểu bộ phận hợp thành của nền VHVN gồm VHDG và VH viết
* Tổ chức thực hiện 
 - Tìm hiểu thơng tin : 
Thao tác 1: 
GV yêu cầu HS : đọc đoạn đầu (SGK) gợi mở để học sinh tìm và hiểu khái niệm thế nào là tổng quan VHVN ?
HS : đọc SGK và phát biểu ý kiến
 “ Tổng quan về văn học Việt Nam”
Đó là cách nhìn nhận đánh giá khái quát những nét lớn của nền VHVN.
- Kết quả xử lí :
- GV nhận xét ý kiến HS , bổ sung giảng rõ hơn về VHVN 
HS : Lắng nghe và theo dõi tri thức
- Kết luận :
- GV : Sau khi đọc bài “ Tổng quan về VHVN”, em hãy cho biết VHVN gồm mấy bộ phận lớn? Hãy trình bày những nét lớn của bộ phận văn học dân gian?
- HS : Trả lời
* GV chốt lại và HS ghi bài
Thao tác 2 :
Bước 1: 
- GV gợi ý cho HS nêu khái niệm VHDG, các thể loại và đặc trưng VHDG. Kể tên các thể loại truyện cổ và thơ ca dân gian.?
VHGD có những nét đặc trưng gì?
- HS : Lần lượt suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
- Kết quả : 
- GV chốt lại ý chính
- HS : theo dõi và ghi bài 
Bước 2: 
GV hỏi : Nêu khái niệm về VH viết? VH viết của dân tộc ta đã sử dụng những loại văn tự nào?
HS : suy nghĩ và trả lời :
- Kết quả xử lí thơng tin :
GV : giải thích và gợi mở
Chữ Hán là văn tự của người Hán ; chữ Nôm là dựa vào chữ Hán mà đặt ra ; chữ Quốc ngữ sử dụng chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt . Từ TK XX trở lại đây VHVN chủ yếu ghi bằng chữ Quốc ngữ.
HS : theo dõi và ghi bài
* Kết luận : 
- GV : nhấn mạnh :Văn học viết và Văn học dân gian
- HS : lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Mục tiêu :
Hướng dẫn HS hiểu và nắm vững tiến trình phát triển của lich sử văn học qua các giai đoạn 
+ Từ thế kỉ X đến hết XIX
+ Từ XX đến nay
 * Tổ chức thực hiện : 
- Tìm hiểu thơng tin :
Thao tác 1: Từ thế kỉ X đến hết XIX
- GV yêu cầu : HS đọc từng phần SGK và trả lời : 
VHVN chia thành mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn có nét riêng nổi bật như thế nào? Vì sao VH trung đại lại chịu ảnh hưởng VH trung đại Trung Quốc?
HS suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi :
* Xử lí thơng tin :
GV triển khai và giải thích : Do các triều đại phong kiến Trung Quốc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lý do VH viết lúc đầu viết bằng chữ Hán và sử dụng hầu hết các thể loại của Vh Trung quốc.
Gv phát vấn HS : Kể tên 1 số tác phẩm VH trung đại viết bằng chữ Hán?
HS : phát biểu theo kiến thức của mình đã học :
* Kết quả xử lí thơng tin :
- GV chốt lại kiến thức : 
- HS : lắng nghe , ghi nhận kiến thức cơ bản
* GV tiếp tục sử dụng cách gởi mở hướng dẫn HS tìm hiểu về chữ Nơm 
- GV hỏi : Em có suy nghĩ gì về sự phát triển chữ Nôm của VH trung đại? Kể tên 1 số tác giả và tác phẩm viết bằng chữ Nôm?
- HS : phát biểu theo cách hiểu
* Kết quả xử lí thơng tin : 
- GV giảng và chốt ý 
- HS : theo dõi ghi bài
Thao tác 2: Tìm hiểu văn học hiện đại 
- GV hỏi : VH thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
- HS : dựa vào SGK trả lời
* Kết quả xử lí thơng tin :
- GV nhấn mạnh ý chính- HS : ghi bài
 * Xử lí thơng tin : Tìm hiểu giai đoạn : Đầu XX đến 1930
- Gọi HS đọc từng giai đoạn VH và nêu vắt tắt thành tựu của từng giai đoạn phát triển của VHVN?
- HS : thực hiện đưa ra nhận xét
- GV định hướng : - VH được phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức , cách nghĩ, cách cảm của con người Việt nam. Vh giai đoạn này chịu ảnh hưởng của VH Phương tây.
* HS theo dõi ghi bài
* Kết luận : GV thuyết giảng : 
Văn học VN đạt giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhìêu tác giả được công nhận là danh nhân VH thế giới ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh) , nhiều tác phẩm nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Việt Nam với nhiều khả năng và sự sáng tác đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam
* Mục tiêu : hướng dẫn HS hiểu về nội dung của văn học VN qua các thời kì
* Tổ chức thực hiện :
- Tìm hiểu thơng tin :
Thao tác 1:Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên
- GV : Mối quan hệ giữa con người với thế tự nhiên được thể hiện như thế nào? Y/C HS cho VD
- HS : đọc SGK và trả lời . Cho VD
- Xử lí thơng tin : 
 GV gợi ý cho HS căn cứ SGK để phát hiện ra nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Dẫn chứng : 
+ Trong VH trung đại con người thường được biểu hiện bằng hình ảnh ước lệ nào?
Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh đó là gì?
* HS : nêu theo cách hiểu
* GV : định hướng 
VD: Tùng, trúc,cúc ,mai, Long , lân , qui, phụng .
* Kết quả :
 -GV chốt ý chính
- Với con người thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng trong văn học.
- Trong VH trung đại, hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lý tưởng đạo đức thẩm mỹ.
 - HS : theo dõi ghi bài
Thao tác 2: Tìm hiểu việc phản ánh quan hệ giữa con người với quốc gia
- GV : Mối quan hệ giữa con người và quốc gia dân tộc được biểu hiện như thế nào? Tại sao CNYN lại trở thành một trong những nội dung quan trọng của VHVN? Kể một số tác phẩm tiêu biểu cho nội dung này?
- HS: trả lời ( dựa và SGK) - Nam quốc sơn hà , Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại Cáo,Tuyên ngôn độc lập, tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh. 
* Kết quả : 
- GV chốt lại : Đó là tình yêu quê hương xứ sở, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc,về lịch sử dựng nước và giữ nước, là lòng căm thù giặc và ý thức dám xả thân vì nghĩa lớn.
- HS : theo dõi ghi bài
Thao tác 3: tìm hiểu con người trong quan hệ xã hội 
GV : theo em con người trong quan hệ xã hội cần yêu stố và phẩm chất ntn? Nêu dẫn chứng.
HS : suy nghĩ và trả lời
* Kết quả :
- GV chốt lại : 
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, VH đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược, và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức, đau khổ.
- Trong xã hội trung đại đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm và đòi quyền sống cho con người.
- Trong VH hiện đại chủ nghĩa yêu nước xây dựng được những mẫu người lý tưởng biết phát huy vẻ đẹp truyền thống , vừa biết làm giàu cho đất nước và cho bản thân mình.
- HS ghi bài
Thao tác 4 : Tìm hiểu con người trong quan hệ xã hội ;
- GV : Theo em con người trong Vh bắt đầu thể hiện ý thức cá nhân ntn? Thể hiện ra sao?
- HS : đọc SGK và trả lời 
* Kết quả : 
GV : chốt lại + giảng thêm :
Bắt đầu manh nha từ TK XVIII và ngày càng đậm nét.
-Xu hướng chung của VH dân tộc là xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, đức hi sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của tôn giáo đề cao quyền sống cho con người nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. 
HS : theo dõi ghi bài
* Kết luận : 
- GV :khắc sâu kiến thức : con người với thiên nhiên , xã hội , ý thức bản thân
Hoạt động 4 : kết luận bài học 
Mục tiêu :
Hướng dẫn HS nhận xét đánh giá chung về bài tổng quan
Rút ra kiến thức cần khắc sâu về VHVN
Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nêu nhận xét chung về VHVN
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
HS : đọc ghi nhớ SGK
Kết luận
GV nhấn mạnh ý chính cần ghi nhớ
- Văn học Việt Nam cĩ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, văn học viết
- Văn học viết Việt Nam: văn học trung đại, hiện đại phát triển qua 3 thời kỳ
- Thể hiện chân thật, đời sống, tình cảm, tư tưởng con người Việt Nam. 
- Học văn học dân tộc là bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
HS ghi nhớ bài
Các bộ phận hợp thành của nền VHVN
Văn học dân gian
Văn học viết
1- Văn học dân gian:
a- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động , được truyền miệng từ đời này sang đời khác.Tác phẩm VHDG là tiếng nói, tình cảm chung của toàn thể cộng đồng.
b- Thể loại: gồm nhiều thể loạiL: Sử thi, thần thoại, truện cổ tích
c- Đặc trưng VHDG: Tính tập thể, tính truyền miệng và sự gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động.
2. Văn học viết
a- Khái niệm: Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân nên VH viết mang dấu ấn riêng của tác giả.
b- Hình thức văn tự : được ghi lại bằng 3 thứ chữ: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, 1 phần nhỏ được ghi bằng chữ Pháp.
c.Thể loại:
-Từ X-XIX:Gồm văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu
- Từ XX đến nay: Gồm tự sự, trữ tình, kịch
II. Tiến trình lịch sử VHVN.
Chia thành 2 giai đoạn lớn:
1. Từ thế kỉ X đến hết XIX ( VH trung đại)
- Là nền VH được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm 
- Chịu ảnh hưởng của nền VH trung đại tương ứng _ VH trung đại Trung Quốc.
-VH chữ Hán mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo và CN yêu nước
Văn học chữ Hán
+ Văn xuôi: Thánh Tông di cảo của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ),Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Hoàng lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
+ Thơ : Ức trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch vân thi tập( Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nam trung tạp ngâm (Nguyễn Du).
- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập ( Lê Thánh Tông), Thơ Nôm Đường Luật ( Hồ Xuân Hương), Truyện Kiều (Nguyễn Du )
2. Thời kì VH hiện đại ( đầu tkỉ XX đến nay)
- Vh thời kì này được chia làm 4 giai đoạn:
+ Từ đầu TK XX – 1930
 + Từ 1930 – 1945
 + Từ 1945 – 1975
 + Từ 1975 đến nay.
a) Từ đầu XX – 1930 :
+VH bước vào quỹ đạo của VH thế giới hiện đại, tiếp xúc với văn học Châu Âu. Đó là nền VH viết bằng chữ Quốc ngữ nên có đội ngũ công chúng đông đảo.
 +Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn.
b) Từ 1930 – 1945:
+ Ngày càng xuất hiện nhiều tên tuổi lớn: Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử
 + Vh thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và VHDG vừa tiếp nhận ảnh hưởng của VH thế giới để hiện đại hơn. Đã có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện.
c) Từ 1945- 1975:
+ VH thời kì này là VH cách mạng
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp chiến đấu và lao động của nhân dân ta.
+Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đem lại phạm vi ảnh hưởng mới, cảm hứng mới để Vh yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với nhiều tên tuổi như : Hồ Chí Minh, Tố Hữu
+ Thơ, văn xuôi, văn chính luận viết bằng chữ Quốc ngữ có 1 số tác phẩm có ý nghĩa mở đường.
d) Từ 1975 đến nay:
+ Các nhà văn phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, CN hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới của thời mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
III. Một số nội dung chủ yếu của VHVN
1. Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên
- Quá trình nhận thức, cải tạo chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên 
2. Phản ánh mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc.
- Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước ta gắn với lịch sử chống ngoại xâm. Vì vậy một nền VH yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN. 
3.Con người trong quan hệâ xã hội
- Cảm thơng chia sẻ với người bị áp bức
- Quan tâm con người
- Xây dựng mẫu người cĩ lí tưởng cao đẹp
4.Con ngươì VN và ý thức bản thân
Nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, đức hi sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của tôn giáo đề cao quyền sống cho con người
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK)
- 
 4 . C ủng cố :
 GV nhấn mạnh ccá ý chính của bài :
 + HS cần nắm : Bộ phận hợp thành nền văn học VN
 + Hiểu về tiến trình phát triển của nền văn học VN từ Đầu thứ kỉ X đến hết XIX và từ XX đến nay
 + Vai trị con người : trong quan hệ xã hội, tự nhiên , con người , ý thức của bản thân.
 5. Dặn dị : 
 - HS về chuẩn bị bài mới : Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ
 Học bài theo phần củng cố.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet1-2- in rồi.doc