Giáo án Ngữ văn 10 - Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại Cáo )

Giáo án Ngữ văn 10 - Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại Cáo )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

 Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới; thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.

 Hiểu rõ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng sđịnh sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học, kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.

B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Giáo án.

 - Đọc hiểu, đọc tái hiện, phất vấn, làm việc nhóm,đàm thoại kết hợp với diễn giảng.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 22404Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Đọc văn: Đại cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại Cáo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 20	Tiết:58 – 59 – 60	 	 Ngày 04 tháng 01 năm 2009
	Đọc văn: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
	 ( Bình Ngô đại cáo )
	 - Nguyễn Trãi -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
	Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới; thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.
	Hiểu rõ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng sđịnh sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học, kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.
B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Giáo án.
 - Đọc hiểu, đọc tái hiện, phất vấn, làm việc nhóm,đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 I. Oån định – Kiểm tra sỉ số.
II.Kiểm tra bài cũ.
 ?Hãy phân tích hiònh tượng nhân vật khách và tâm trạng của khách khi du ngoạn trên sông Bạch Đằng và cho biết vài nétvề tác giả THS ?
 ?Hãy phân tích hình ảnh các bô lão khi hồi tưởng về cảnh chiến trận xưa và cho biết vài nét về thể phú?
 ?Phân tích và cho biết ý nghĩa của lời ca trong bài phú?
III. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Học Sinh
Kiến thức trọng tâm
 Phần A: Tác giả 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời tác giả NT.
 GV: cho HS tìm hiểu phần 1” Cuộc đời”
? Từ nội dung trình bày hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời của NT.
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
? Từ những nét trên hãy nêu kết luận chung về NT.
GV: nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2 “ Sụ nghiệp thơ văn”.
?Sáng tác của NT gồm mấy loại và bao gồm những tác phẩm nào?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
? Vì sao nói NT là nhà văn chính luận kiệt xuất?hãy phân tích để chứng minh.
GV: nhận xét và phân tích bổ sung.
?Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ NT là nhà thơ trữ tình sâu sắc .
GV: nhận xét và phân tích bổ sung cho HS.
 Hoạt động 3: GV cho HS tổng kết và thực hiện chi nhớ SGK.
?Nhìn chung thơ văn của NT kết tinh những yếu tố nội dung và nghệ thuật như thế nào ?
GV: nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 4: GV tổng kết và củng cố nội dung phần I và kết thúc tiết 58.
 TIẾT59 – 60 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn SGK.
 GV: cho 1 HS đọc tiểu dẫn SGK và tìm hiểu.
 ? Qua nội dung tiểu dẫn trình bày ,hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài cáo?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Cũng từ tiểu dẫn SGK, hãy cho biết và nét về thể cáo ?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung cho HS.
GV: cho HS đọc bài cáo – GV hướng dẫn HS đọc và nhận xét cách đọc của HS.
 ?Hãy chia bố cục cho bài cáo ?
 GV: nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài cáo.
 GV: cho HS đọc lại đoạn văn 1 và tìm hiểu.
?Mở đầu bài cáo NT đã nêu lên một vấn đề quan trọng, đó làvấn đề gì ?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Nhân nghĩa được NT thể hiện trong bài cáo mang tính chất như thế nào? Và có ý nghĩa gì?
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Ngoài việc nêu chính nghĩa phần đầu của bài cáo còn thể hiện nội dung gì?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 GV: cho HS đọc đoạn văn 2 và tìm hiểu.
? Khi tố cáo tội ác của giặc trước tiên NT tố cáo loại giặc nào? Và vì sao NT lại tố cáo chúng?
 GV: nhận xét và diễn giảng, phân tích bổ sung 
?Kế đó NT tố cáo tội ác của ai ?tội ác đó như thế nào ?
GV: nhận xét và diễn diảng bổ sung.
? Em có cảm nhận gì về hai câu thơ:
 “Nướng dân đen hầm tai vạ.”
 GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Những câu văn cuối đoạn cho thấy tội ác của giặc Minh mang tích chất như thế nào?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
 TIẾT 60
GV: cho HS đọc tiếp đoạn văn 3 và tìm hiểu.
?Thế trận cho thấy tình hình quân giặc như thế nào?
GV: nhận xét và bổ sung.
?Thế trân quân ta như thế nào?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Qua lời kể của tác giả cho thấy tình thế chiến đấu diễn ra như thế nào?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Theo em thì những nguyên nhân nào đã làm nên chiến thắng vẽ vang của dân tộc?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Hãy cho biết vì sau khi chiến thắng nghĩa quân của ta lại tha cho kẻ thù về nước? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
GV: cho HS đọc tiếp phần còn lại và tìm hiểu.
?Lời ca kết thúc bái cáo ca ngợi những gì ? và có ý nghĩa như thế nào ?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Hãy tóm tắt những nét chính về nghệ thuật của bài cáo?
GV: nhận xét bổ sung.
?Từ những nội dung tìm hiểu hãy nêu chủ đề của bài cáo?
GV: nhận xét và bổ sung.
 GV : cho HS thực hiện phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: GV tổng kết nội dung, củng cố dặn dò HS và nhận xét đánh giá tiết học.
 HS tìm hiểu tiểu dẫn và trình bày cá nhân.
 HS dựa vào tiểu dẫn trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việc nhóm và trình bày.
 HS làm việc nhóm và trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS ghi phần ghi nhớ SGK.
 HS đọc tiểu dẫn và tìm hiểu.
 HSc làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày
 HS thay phiên nhau đọc bài cáo.
 HS dựa vào tiểu dẫn và nội dung của bài cáo.
 HS đọc đoạn thơ.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việccá nhân và trình bày.
HS làm việc nhóm và trình bày.
 HS làm việc cá nhân và trình bày.
 HS làm việc nhóm và trình bày.
 HS làm việc và trình bày cá nhân.
HS làm việ và trình bày cá nhân.
 HS làm việc cá nhận và trình bày.
HS làm việc cá nhân và trình bày.
HS làm việc nhóm và trình bày.
HS làm việc cá nhân và trình bày.
HS làm việc cá nhân dựa vào đạon văn cuối.
HS làm việc cá nhân.
HS làm việc cá nhân và trình bày.
HS thực hiện ghi nhớ SGK.
 HS đọc ghi nhớ.
Phần A : TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
I. Cuộc đời:
 - NT hiệu ( 1380 – 1442 ) là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại(Chí Linh - Hải Dương )sau dời về Nhi Khê – Thường Tín – Ha ø Tây. NT sinh ra và lớn lên trong một gia đình bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn học.
 - Lên 5 tuổi mẹ mất và sau đó ông ngoại qua đời, mặc dù hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn và mất mác nhưng NT vẫn tiếp tục học.
 - Năm 1400 NT đỗ Thái học sinh và sau đó cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.
 - Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta cha NT bị giặc bắt và đưa sang Trung Quốc, NT đi theo nhưng trước lời cha dặn NT quay về tìm đến nghĩa quân Lam Sơn và đả đóng góp nhiều công sứccho kháng chiến.
 - Cuối năm 1427 đầu năm 1428 khi nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi NT thay lời Lê Lợi viết bài “ Đại cáo bình Ngô”.
 - Trong khi Ông đang hăm hở trong công việc thì nội bộ giai cấp phong kiến mâu thuẩn và NT bị nghi oan, bị bắt nhưng sau đó được tha.
 - Năm 1439 NT xin cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.
- Năm 1440 theo lời mời của Lê Thái Tông NT trở lại làm quan.
- Năm 1442 vụ án Lệ Chi viên NT bị vu oan , gép vào tội giết vua và cũng chính năm ấy NT bị khép vào tội “ tru di tam tộc”.
èNT là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hoa ù lớn và cũng là một trong những người phải gánh chịu nỗi oan thảm khóc chưa từng có do XH cũ gây nên. Năm 1980 Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc ( UNESCO )công nhận NT là danh nhân văn hoá thế giới.
II. Sự nghiệp thơi văn:
1/.Những tácphẩm chính:
*Tácphẩm chữ Hán:
-Quân trung từ mệnh tập.
-Bình ngô đại cáo.
-Ức Trai thi tập.
- Chí Linh sơm phú. . . . . 
* Tác phẩm chữ Nôm:
- Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ.
- Dư địa chí.
2/.Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất:
 Trong văn học trung đại Việt Nam NT là nhà văn lỗi lạc nhất. Tư tưởng chủ đoạ xuyên xuốt tác phẩm củaNT là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
 Văn của NT thể hiện rõ quan niệm của ông : là khi có giặc ngoại xâm thì yêu nước, nhân nghĩa anh hùng là chống giặc. Còn trong cảnh thái bình thì xây dựng va ø bảo vệ đất nước giàu mạnh.
 Văn chính luận của NT đạt tới trình độ mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
 3/.NT- nhà thơ trữ tình sâu sắc:
 -Thơ NT thể hiện lí tưởng của người anh hùng là sự hoà nguyện giữa nhân nghĩa và yêu nước, thương dân.Lí tưởng ấy lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt trong thơ NT.
- Thơ NT còn thể hiện phẩm chất, ý chí của người anh hùng trong chiến đấu cũng như chống lại các thế lực chống cường quyền bạo ngược.
- Thơ của NT còn thể hiện rõ nỗi đau , tình yêu thương đồng loại trước cảnh éo le của XH cũ và khao khát một XH thái bình thịnh trị .
- Thơ của nT còn thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, thiên nhiện trong thơ của NT thật trong sáng , phong phú và đa dạng.Ông có cái nhìn hết sức độ đáo về thiện nhiên, như nuốn hoà mình vào thiên nhiên. 
III. Kết luận:
- Nội dung: thơ văn của NT hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của VH dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Nghệ thuật: thơ văn của NT có sự đóng góp cả hai phương diện nghệ thuật lớn đó là thể thơ và ngôn ngữ.
 NT là nhà văn chính luận kiệt xuất , nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đã đem đến cho nền VH dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
 NT là bậc đại anh hùng dân tộc , một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khóc dưới thời phong kiến. Oâng là một danh nhân văn hóa thế giới một nhà văn nhà thơ kiết xuất.
 Phần II: văn bản
 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
I. Giới thiệu chung:
 1/.Hoàn cảnh sáng tác:
 Cuối năm 1427 đầu năm 1428 khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, NT thay lời Lê Lợi viết bài “ Đại cáo bình Ngô” nhằm tuyên bố rộng rãi rằng đất nước kết thúc chiến tranh.
2/.Vài nét về thể cáo:
 Cáo là một thể văn nghị luận cổ ở TQ, thường được các vua chúa dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyện ngôn cho mọi người được biết.
 Cáo có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi hoặc có thể kết hợp giữa văn vần với văn xuôi, nhưng phần lớn thể cáo thường được viết theo lối văn biền ngẫu ( không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó . . . . ).
 Cáo là một thể văn mang tính chất hùng biện nên lời lẽ phải đanh thép,lí luận phải sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch lạc.
 Cáo thường có bố cục bốn phần- SGK.
-Nêu luận đề chính nghĩa.
-Vạch rõ tội ác kẽ thù.
-Lược thuật cuộc kháng chiến.
-Lời tuyện bố kết thúc và khẳng định chủ quyền đất nước.
II. Đọc hiểu văn bản:
 1/.Nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
“ Từng nghe,
Việc nhân nghiã cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
 Ngay đầu bài cáo tác giả đã nêu lên được luận đề chính ngĩa “ Nhân nghĩa”.
 NT khẳng định mục đích của cuộc kháng chiến là vì nhân dân, vì đất nước “ Yên dân – trừ bạo”.
 Tác giả sử dụng lối văn biền ngẫu thể hiện niềm tự hào và bình đẳng về đất nước: nước ta cũng có những triều đại cũng như TQ, cũng cóù lãnh thổ riêng.
 Giọng văn đanh thép NT thể hiện rõ niềm tự hào về chiến thắng của dân tộc.
2/.Tố cáo tội ác của giặc:
 * Trước tiên NT tố cáo tội ác của nhà Hồ : một triều đại thối nát, không lo cho dân cho nước và làm mất lòng để nhân dân phải oán hận.
 “ Nhân họ Hồ .lòng dân oán hận”
* Tố cáo tội ác của giặc Minh :
- NT tố cáo những âm mưu và thủ đạon của giặc Minh đối với dân tộc Việt Nam: vô số những loại tội ác – tàn sát giết hại, vơ vét, bóc lột, diệt sự sống. . . 
- Man rợ và dã man nhất là chúng giết hại dân tộc Việt Nam với những thủ đạon độc ác nhất.
 “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”
 NT tố cáo tội ác của giặc với một thái độ thật căm phẫn, sục sôi niềm căn hận.
 Tội ác của giặc Minh đối với dân tộc Việt Nam nhiều vô số và không thể nào kể hết và không thể nào rửa sạch.
“Độc ác thay . . . . không rửa sạch mùi”
 Tội ác ấy đến nỗi trời cũng không thể dung tha và cuối cùng với lòng căn thù và ý chí giải phóng dân tộc buộc nhân dân VN phải đứng lên đấu tranh đòi quyền sống. 
3/. Lược thuật cuộc kháng chiến:
* Tình thế quân giăc:
 Rất mạnh hùng hổ xông lên như vũ bão với quyết tâm xâm chiếm nước ta.
*Tình thế quân ta:
 Buổi đầu yếu , thiếu nhân tài, thiếu người lãnh đạo, xuất quân gặp nhiều bất lợi . . . . . 
“ Ta đây . . . . . dùng quân mai phục ,lấy ít địch nhiều”.
 Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co quyết liệt nhưng cuối cùng quân ta dành chiến thắng vẽ vang còn kẻ thù thì thất bại nặng nề.
 “ Trận Bò Đằng . . . . . trúc chẽ tro bay”
 Chiến thắng của quân ta:
-Nhờ bền chí, quân tướng một lòng.
-Lòng căm thù giặc sâu sắc.
-Tài lãnh đạo của người cầm quân.
- Địa hình hiểm trở của trời ban cho. . . 
 NT bày tỏ thái độ phấn khởi và tự hào về chiến thắng nên giọng văn cũng trở nên sôi nỗi hào hùng.
 Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho – Phật và Đạo nên quân ta tỏ ra nhân đạo với kẻ thù xâm lược tha cho chúng trở về nước. Đó cũng chính là tinh thần yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
 “ Thần Vũ chẳng giết hại . . . . về đến nước mà vẫn tim đập chân run”.
4/.Lời tuyên bố kết thúc và khẳng định chủ quyền đất nước:
 - Ca ngợi nền tái bình thịnh trị của đất nước.
- Khẳng định chủ quyền của đất nước và dân tộc, chiến thắng giặc Minh đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỉ nguyện mới “ Kỉ nguyên hoà bình độc lập”.
5/. Vài nét về nghệ thuật:
-Giọng văn , lời kể biến hoá linh hoạt.
-Bố cục chặt chẽ và mạch lạc.
-Kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình tạo nên khí thế hào hùng của dân tộc.
IV. Chủ đề: Bài cáo nêu lên luận đề chính nghĩa, nguyện nhân và quá trình của cuộc kháng chiến ,qua đó thể hiện niềm tự hào về chiến thắng vẽ vang của dân tộc.
V: Tổng kết: Với nghệ thuật chíh luận tài tình và cảm hứng trữ tình sâu sắc. Bài cáo lên án tội ác của kẻ thù xâm lược, đồng thời ca ngợi chiến công hiển hách của dân tộc đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo xứng đánh là ban tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
IV. Củng cố: 
 Vì sao nói “ Đại cáo bình ngô “ là bản tuyện ngôn độc lập thứ hai của dân tộc?
V. Dặn dò: - HS học thuộc nội dung phân tích.
 -HS học thuộc một số đoạn văn trong bài cáo.
 -Xem câu hỏi phần luyện tập .
 - Soạn bài đọc văn “ Tựa Trích diễm thi tập: - Hoàng Đức Lương.
	 Đại an, ngàytháng..năm 2008
	 Tổ trưởng chuyện môn duyệt.
	 Ngô Văn Hiển

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 10 TUAN 20.doc