Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản kì 2

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

Tiết 55

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh nắm được:

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công đời Trần trên sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí đức độ của con người với tâm trạng hoài cổ.

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu hình tượng nghệ thuật lời văn từ đó biết cách đọc hiểu một bài phú cổ thể.

 

doc 91 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1747Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn Học 
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Tiết 55
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử, đặc biệt là chiến công đời Trần trên sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí đức độ của con người với tâm trạng hoài cổ.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu hình tượng nghệ thuật lời văn từ đó biết cách đọc hiểu một bài phú cổ thể.
 B. Tiến trình đạy học
 - Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ
 - Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt đôngj của GV
Hoạt động của HS 
Yêu cầu nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm.
a)Phần tiểu dẫn giới thiệu đôi nét về Trương Hán Siêu.
GV: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Trương Hán Siêu?
b) Vài nét về thể phú.
GV: Em hiểu như thế nào là phú?
2.Bài phú sông Bạch Đằng :
-Hoàn cảnh sáng tác:
GV: Dựa vào SGK hãy nêu hoàn cảnh sáng tác?
GV: Cảm nhận chung của em về bài phú như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
GV:Bố cục bài phú nên chia như thế nào?
II.Phân tích văn bản:
1..Hình ảnh người khách.
a)Sự xuất hiện của người khách.
GV: Mở đầu bài phú, hình ảnh người khách xuất hiên như thế nao?Hành động ra sao?Có những từ ngữ nào đáng chú ý? Giọng điệu câu thơ như thế nào?
* Địa điểm mà người khách đã đi qua:
GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh người khách?
GV: Mục đích của những cuộc rong chơi đó là gì?
HS trả lời câu hỏi
b) Tâm trạng của người khách khi đứng trước cửa song Bạch Đằng:
 GV: Khi đến sông Bạch Đằng tâm trạng người khách ra sao? Cảnh vật được miêu tả như thế nào? Thể thơ gì được sử dụng ở đây
2. Bức tranh lịch sử.
GV: Lịch sử dân tộc qua cái nhìn của tác giả được miêu tả như thế nào?Những chi tiết cụ thể nào thể hiện điều đó?
GV: Em có nhận xét gì về thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây?
Qua bức tranh này người khách muốn nói lên điều gì?
GV: Trước bức tranh lịch sử đó tác giả có bình luận như thế nào? Giọng điệu ra sao?
GV: Tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
3.Lời ca ngợi lịch sử:
III. Tổng kêt
1.Nghệ thuật.
IV. Luyện tập
Học thuộc bài Phú
Bài phú đã dể lại cho em cảm xúc gì? Tại sao?
Phân tích, so sánh lời ca của khách kết thúc bài “ Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ của Nguyên Sưởng..
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
-Trương Hán Siêu( ?- 1354)
-Tự là Thăng Phủ
-Quê quán: Phúc Thành, Phúc Am, Yên Khánh. Ninh Bình.
-Làm quan đời Trần
- Là môn khách nhà Trân Hưng Đạo, sau ra làm quan triều Trần Anh Tông đến triều Trần Dụ Tông.Chết được tặng tước Thái Bảo, Thái phó và được thờ ở văn miếu.
- là Người cương trực uyên thâm. Vừa có tài về chính trị vừa có tài về văn chương.
- Tác phẩm của ông hiện nay còn 4 bài thơ và 3 bài văn. Trong đó có bài Phú sông Bach Đằng.
- Ông đã theo lệnh của vua Trần Dụ Tông cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoành triều đại điển (nói về những điều lệ, quy định lớn của triều đại) và bộ Hình thư (nói về pháp luật) để ban hành trong xã hội.
- Phú là thể văn thời cổ, có nguồn gốc bên Trung Quốc, thịnh hàn ở thời nhà Hán. Phú có 4 loại chính: Cổ phú, bài phú, luật phú, và văn phú.
-Bài phú sông Bạch Đăng thuộc loại phú cổ thể, có vần, tương đối tự do về số câu, không bị gò bó về niêm luật. Dùng hình thức chủ - khách đối đáp. Cuối bài thường kết lại băng thơ. Bài phú có bố cục 3 phần:
- Mở đầu: giới thiệu nhân vật, lí doangs tác.
- Nội dung: Đối đáp.
-Kết: Lời từ biệt của khách.
Bài phú là phú dùng hình thức biền văn. Câu 4, 6 hoặc 8 chữ sóng đôi với nhau.
+ Luật phú: phú có từ đời Đường chú trọng tới đối, vần hạn chế, gò bó.
+Văn phú: là phú thời Tống tương đối tự do , có dùng câu văn xuôi
-Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh phía gần Thủy Nguyên, Hải Phòng.Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giêt Hoằng Thao. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mong, bắt sống O Mã Nhi, Trương Hán Siêu đang lúc là trọng thần của vương triều nhà Trần dạo chơi sông Bạch Đằng và làm bài phú này. 
-Bài phú thể hiện chí tang bồng và cảm xúc tác giả về lịch sử oai hùng của dân tộc khi đứng trước cảnh sông Bạch Đằng.
-Bố cục:
Phần 1: từ đầu.tha thiết.
Phần 2: bèn giữa dòng..chừ lệ chan
Phần 3:Rồi vừa đi vừa..đức cao.
“Khách có kẻ:
 Giương buồm giong gió chơi vơi
 Lướt bể chơi trăng mải miết”
 Hình ảnh người khách xuất hiện đột ngột
( khác văn học Trung đại): không phải một dấu hiệu bình thường mà như ngầm định một điều gi đó.
 Hành động:giương buồm, giong gió, lươt bể, chơi trăngthể hiện một hình ảnh phóng khoáng, lãng du.
-Thời gian và không gian: dài rộng, mênh mông
- Âm điệu hai từ cuối của hai câu thơ khiến chiếc thuyền như được đẩy ra xa hơn, nhẹ hơn, mê mải hơn
-Ngay từ hai câu đầu người khách đã phác thảo cho mình một chân dung của kẻ lãng du với thú rong ruổi phiêu du đầy thú vị.
Sự rong ruổi đó được đanh dấu cụ thể như thế nào? Bằng bút pháp nghệ thuật gì?
- Thời gian: sớm, chiều: nhanh, bất ngờ, gấp gáp, mạnh mẽ
- Địa diểm: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Nghĩ Hồ, Tam Ngô, Bách Việtnơi có người đi, đâu mà chẳng biết->sử dụng biện pháp liệt kê khiến không gian địa điểm như được nới rộng và thời gian như được nhân cao.
-> không gian thời gian như được người khách thâu tóm vào những cuộc rong chơi vô hạn định của mình. Đây là một tâm hồn sảng khoái trên những bước đường thưởng ngoạn để học hỏi ->muốn thoát ra những giới hạn đẻ tâm hồn được thăng hoa theo cảm xúc của mình.
- Tiếng “chừ” dịch từ “hề” làm cho nhịp điệu câu văn có ý nghĩa trang trọng.
 “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương
 Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”
 ”Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”
- Hai tiêng “tiêu dao” bày tỏ khát vọng nhân vật khách muốn đi khắp đó đâymột cách tự do vui thú cùng thiên nhiên, hòa mình trong ngày rộng tháng dài. Học Tử Trường là học tìm hiểu lịch sử dân tộc. Vì vậy nhân vật khách đã bơi chèo đến sông Bạch Đằng
- Đầm Vân Mộngtha thiết: sự học hỏi => bằng những động từ mạnh và sự chuyển tiếp rất nhanh của thời gian, tác giả đã khẳng định được tính cách mạnh mẽ, sôi nỗi của người khách, chứng tỏ đây là con người ưa hành động, chơi để biết chơi, để học hỏi, khác với những cuộc chơi nhàn tản khác
- Thiên nhiên : bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu, nước trời một sắc, phong cảnh ba thu, bờ lau san sát, bến lách đìu hiu, song chìm giáo gãy, gò đầy xương khôcó sự chuyển biến trong cái nhìn của người khách. Khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, hùng vĩ và đầy sức sống. Thời gian xưa nay lẫn lộn cả thực tại và quá khứ đan xen nhau, vừa oai hùng vừa u hoài buồn b
=> Từ kung cảnh choáng ngợp trước trời đất bao la, giọng điệu như chùng lại bởi sự hoài cổ đầy u uẩn. Khách chùng lòng “thương anh hùng, tiếc dấu vết” ở con sông lich sử của dân tộc. Cảm xúc người khách đã ngưng đọng ở những cảm xúc lịch sử càng khẳng định cái “tôi” của người khách này chính là một tâm hồn thơ, một khách hải hồ nhưng cũng là một kẻ sĩ tha thiết với lịch sử dân tộc.
- Toàn cảnh sông nước Bạch Đằng hiện ra, được ghi lại vài nét tiêu biểu:
“ Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời:một sắc, hong cảnh:ba thu”
+Cảnh hiện ra mỗi lúc một cụ thể dần mặc dù chỉ là hồi tưởng của khách:
“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống con lưu” 
Trong cảnh vật ấy tâm hồn người khách như đắm chìm vào lịch sử của dống sông. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên còn có một bức tranh tâm trạng, bức tranh của tâm tưởng. Có sự đối lập giữa hai bức tranh đó.
Bức tranh lịch sử: +Phía địch:
 + Phía ta:
 - Tác giả chỉ điểm xuyết vài nét, lấy một vài ví dụ để so sánh với điển tích cũ khiến đoạn thơ ngắn gọn nhưng mang âm hưởng hào hùng. Giọng thơ mạnh, điểm nhấn dứt khoát tạo sự hào sảng.
=> Dựng bức tranh xưa, người khách như muốn khắc vào tâm khảm một niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng tri ân của mình với cha ông thuở trước. Như vậy, dựng cảnh nói chuyện xưa và cũng để thổ lộ tấm tình người nay. Đoạn thơ đã tái tạo lại lịch sử nhưng lại như keo thời gian của quá khứ vào thời gian của thực tại.
- Lời bình với sự tự hào: nước sông – nhục quân thù khôn rửa nổi.
 - Lòng tự hào dân tộc: từ có vũ trụ - đã có giang san.
 (Liên hệ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi)
 -Quan niệm chiến thắng: trời đất – nhân tài
=> Lời bình hào hùng, sâ lắng, thiêng liêng và mang tính chất trết lý sâu xa. Lời ca lại là tuyên ngôn sảng khoái, dõng dạc về chân lý anh hùng tín nghĩa
- Tạo ra các nhân vật bô lão, hình ảnh mang tính tập thể cũng là sự phân thân của nhân vật trữ tình. Mục đích của tác giả là tạo ra sự hô ứng đồng thanh, một lòng ngưỡng mộ về chiến tích Bạch Đằng của cha ông trong lịch sử. Mặt khác tạo ra khong khí tự nhiên trong lời kể và đối đáp.
 - Ở phần 3, bài phú đã tạo ra một liên ngâm (lời ca của khách và chủ):
“ Sông Đằng một dải dài ghê
cốt mình đức cao”
Cả khách và chủ đều ca ngợi chiến công lịch sử của dòng sông Bạch Đằng. Dòng sông mãi mãi tồn tại với chiến công ở đây.
“Sông Đằng một dải dài ghê
Luồng to, sóng lớn dồn về biển Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
Và “ Song đây rửa sạch mấy lần giáp binh”
- Lời của các bô lão còn khẳng định chân lí lịch sử bất nghìa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ, khách lại thể hiện một quan niệm:
“ Giặc tan muô thưở thanh bình
Phải đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
-> Đây là quan niệm tiến bộ đầy chất nhân văn của tác giả.
=> Đoạn cuối của bài thơ như một lời tự sự đồng thời cũng như một khúc tráng ca. Đó cũng là lời ca ngợi công đức của 2 vị vua anh minh đời Trần
=>Gọng văn hân hoan phơi phới
- Kết cấu chủ - khách đối đáp,cấu tứ đơn giản, bố cục rõ ràng, hình tượng nghệ thuật sống động,hoành tráng mà trữ tình. Hai không gian, hai thời gian một truyền thông dân tộc dược kết nối thống nhất, lời văn tự nhiên,phóng túng, gingj văn thay đổi.
- Ở hình tượng dòng sông Bạch Đăng lich sử, tác giả đã tao ra ở hai phía: Một không gian hoành tráng của quá khứ và không gian hiên tại. Giữa hai không gian ấy là con người đát nước với tinh thần ngoan cường của con người đã lam cho không khí của bài phú trở nên sôi nổi, hoành tráng khi miêu tả dòng sông lịch sử này.
+ Ở điển tích, điển cố
Tác giả chọn lọc lịch sử Trung Quốc đẻ dẫn ra những sự kiện so sánh: Bạch Đằng với trận Xích Bích, trận Hợp Phì
Con người nhà Trần với Vương Sư họ Lã, Quốc Sĩ họ Hàn
->Mang âm hưởng hoành tráng,hào hùng
+ Nhân vật chính (tác giả)
- Có sự phân thân. Thành nghệ sĩ có tâm hồn phóng khoáng tự do, thành nhân vật khách học theo Tử Trường và có nổi lòng hoài niệm, da diết, thành nhân vật bô lão có niềm tự hào dân tộc.
- Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thể hiên ở cả nội dung và nghệ thuật
- Nội dung
+ hào khí đời Trần, âm hưởng chiến thắng trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử
 ... Kiểm tra bài cũ.
 - Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Yêu cầu nội dung cần đạt.
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 
 1. Văn bản văn học
 Trong các văn bản sau đây văn bản nào là văn bản văn học văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học? vì sao?
1 Chiếu dời đô.2 Hịch tướng sĩ; 3.bến quê; 4 thông tin về ngày trái đất; 5 Động phong nha.
2. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
 Hãy nêu các tiêu chí của văn bản văn học?
II. Cấu trúc của văn bản văn học.
 Văn bản văn học nhìn chung không đơn giản, mới đọc tưởng chừng dễ hiểu, nhưng thật ra không hoàn toàn như thế. Để thấu hiểu một văn bản tác phẩm văn học cần phải hiểu rõ cấu trúc ba tầng của nó.
 1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
 Đọc một văn bản văn học đầu tiieen chúng ta tiếp xúc với cái gì? 
 2. Tầng hình tượng.
 Hình tượng văn học là gì? Việc phát hiện ra tầng hình tượng có khó khăn hay không?
 3. Tính hàm nghĩa.
 Trở lại với bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của sen trong đầm, của cây tùng chống lại gió tuyết mùa đông còn nhằm mục đích gì kín đáo hơn không?
 III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học.
 Khi nào thì một văn bản văn học trở thành một tác phẩm văn học sống động, hoạt động? người đọc phải đọc văn bản văn học như thế nào mới có ích, có ý nghĩa?
IV. Luyện tập
 Bài tập 1.
 Bài tập 2.
 Bài tập 3.
HS phân tích để trả lời câu hỏi.
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. 
HS phân tích và trả lời theo những câu hỏi trong SGK.
- Văn bản văn học: 1;2;3.
- văn bản phi văn học: 4;5. 
- Các văn bản 1;2 vốn được viết ra nhằm mục đích chính trị nhưng vẫn là văn bản văn học vì quan niệm thời trung đại: văn- sử- triết bất phân.
 Vấn đề phân định văn bản văn học không đơn giản, ranh giới giữa các loại văn bản văn học và tác phẩm văn học mỗi thời đại quan niệm không hoàn toàn giống nhau.
- Theo nghĩa rộng: văn bản văn học là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật
- Theo nghĩa hẹp: văn bản văn học là sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu sáng tạo.
 Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.
 Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng mang tình thẩm mĩ cao: trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa
 Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
 Ngôn từ là bước thứ nhất cần hiểu đúng khi đọc tác phẩm văn học
 Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa ( hàm ẩn, tường minh) của từ ngữ, là hiểu cái âm thanh được gợi ra khi đọc, khi phát âm.
 Tác giả dùng ngôn từ để xây dựng các hình tượng văn học. 
 Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, sự vật và đặc biệt trung tâm là con người.
 Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo, không hoàn toàn giống hệt như sự thật cuộc đời, nhằm gửi gằm ý tình sâu kín của mình với người đọc với cuộc đời.
 Khi đọc một tác phẩm văn học chúng ta tiếp xúc từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa của văn bản.
- Khi đọc khám phá đúng tầng hàm nghĩa của văn bản văn học, tâm hồn và trí tuệ của con người sẻ được giàu có, phong phú hơn, ý nghĩa hơn.
- Bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen ca ngợi vẻ đẹp trong sạch, tinh khiết cao quí của sen trong đầm, tá giả dân gian còn ca ngợi chí khí giữa vựng sự trong sạch của con người. Người có bản lĩnh thường giữ phẩm chất của mình trong hoàn cảnh không thuận lợi. Từ hình tượng hoa sen để nói đến phẩm chất của con người đó chính là hàm ý của hàm ẩn của hình tường, là tầng nghĩa hàm ẩn sâu kín của văn bản văn học.
- Ở bài tùng: Phẩm chất cao quí của cây tùng cũng chính là phẩm chất cao quí của nhà nho quân tử Nguyễn Trãi ngầm bày tỏ niềm tự hào tự tin của bản thân trước cuộc đời.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
 Qui luật của tự nhiên tuần hoàn bất diệt xuân đến xuân đi nhưng đó là cái nhìn bình thản yêu đời của một thiền sư đã giác ngộ đạo lí.
- Văn bản văn học cứ để trên giá sách, trong kho, trong thư viện không ai đọc, thì chỉ là văn bản chết với những kí hiệu chữ vô hồn, vô ích.
- Nhưng nếu văn bản văn học được con người tìm đọc, hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì văn bản văn học trở thành văn bản văn học sống động, có linh hồn, có ý nghĩa đối với người đọc, hoàn thành tâm nguyện của tác giả.
- Những người đọc để tiếp nhận đầy đủ và sâu sắc muốn cảm thông được tâm tình của nhà văn cần phải học tập suy nghĩ để tự nâng cao trình độ để biết cách đọc hiểu, chuyển văn bản tác phẩm văn học trở thành vốn liếng tinh thần của bản thân.
a. Cấu trúc của cả hai đoạn giồng nhau.
- Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường.
- Ba cau tiếp tả kĩ nhân vật: nét mặt, đôi mắt, cái miệng, cử chỉ
- Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là nổi băn khoăn, suy ngẫm về nơi dựa.
b. Từ những hình tượng tương phản: người đàn bà- em bé; người chiến sĩ- bà cụ, hàm nghĩa của bài thơ là ở chổ phát hiện ra nơi dựa sâu sắc trong cuộc sống. Thường thì người yếu dựa người mạnh, người già dựa người trẻ. 
- Nhưng trong bài thơ có tình hình ngược lại: người mẹ dựa vào em bé đang chập chững, anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy cất bước trên đường. Thì ra nơi dựa ở đây thuộc về tinh thần, tình cảm, nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Đứa con bé bỏng chính là niềm vui, niềm tin vào chổ dựa tinh thần để cho người mẹ sống và làm việc. Bà cụ già nua yếu đuối gần đất xa tròi chính là nơi gửi lòng kính yêu của con cháu, là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng quân thù.
 Suy rộng ra sống với hi vọng vào tương lai, nhớ nơn quá khứ đó là những tình cảm làm nên những phẩm giá nhân văn của con người. tầm hàm nghĩa của bài thơ Nơi dựa là thế.
 Các câu 1,2,3,4 sức tàn phá của thời gian một cách hình tượng qua kẽ tay một cách yếu ớt, từ từ im lặng. Khô những chiếc lá cuộc đời con người như cái cây, từng chiếc lá là từng kỉ niệm, thời gian trôi qua khô dần, mờ dần héo dần và lãng quên vô tăm tích như tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.
 Nhưng lại có những ccais lại chống lại sự tàn phá của thời gian. Câu 5,6,7 đó là câu thơ, là bài hát, là đôi mắt em. Đó là nghệ thuật và tình yêu- kỉ niệm tình yêu là bất biến.
 Bài thơ ca ngợi sưc sống bất tử của nghệ thuật và của tình yêu trước thời gian đối với co người.
( HS làm bài ở nhà).
Tiếng Việt 
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
Tiết: 93
A. MỤC TIÊU CẦ ĐẠT
- Ôn tập cũng cố những kiến thức về các phép tu từ đã học nói chung, phép điệp phép đối nói chung.
- Rèn luyện kỉ năng phân tích và thẩm định giá trị của phép điệp và phép đối.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp kiểm tra bài cũ
- Tiến hành dạy bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Yêu cầu nội dung cần đạt.
I. Luyện tập về phép điệp.
 Giáo viên hướng hẫn cho học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. 
Hãy phát biểu định nghĩa về phép điệp?
II. Luyện tập về phép đối.
Giáo viên hướng hẫn cho học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
Hãy phat biểu định nghĩa về phép đối? 
HS phân tích, làm bài tập và trả lời các câu hỏi
HS nhắc lại định nghĩa về phép điệp 
HS phân tích, làm bài tập và trả lời các câu hỏi
HS nhắc lại phép đối.
 1. Nếu thay thế thì:
- Nụ khác hoa do đó nụ tầm xuân sẻ khác hoa tầm xuân 
- Nụ tầm xuân và hoa cây này thì hoàn toàn xa lạ
- Hình ảnh thay đổi thì ý nghĩa sẻ thay đổi, thanh trắc nụ đổi thành thanh bằng hoa thì âm thanh nhịp điệu thơ cũng thay đổi.
- Việc lặp lại hai câu sau để nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng. Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý không thể thoát được
- Cách lặp nụ tầm xuân nói đến sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật, cách lập lại ở hai câu này tô đậm tính bi kịch của tình thế mắc câu và vào lồng.
 2. Các câu ở (2) chỉ là hiện tượng lặp từ, không phải là phép điệp từ. Việc lặp từ tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói.
 3. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quảng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp.
 1. Cách sắp xếp từ ngữ có tính chất đối xứng, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu. Sự kết hợp giữa hai vế nhờ sử dụng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa. Vị trí của các danh từ, động từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến cho người đọc không chỉ thỏa mãn về thông tin mà còn thỏa mãn về cả thẩm mĩ.
 2. Ngữ liệu ở (3) sử dụng cách đối bổ sung. Ngữ liệu ở (4) sử dụng cách đối theo kiểu câu đối.
 3. Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu để tạo ra những câu văn có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa
Bài tập.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Bán anh em xxa, mua láng giềng gần.
Câu 1: Tạo ra sự tương phản trong nhận thức nhờ sự tổ chức ý nghĩa của hai vế không giồng mô hình mà chúng ta quen biết (nếu A thì B) nếu thuốc đắng chữa khỏi bệnh thì( sự thật sẻ được lòng người); mà ngược lại là mất lòng.
Câu 2: Tạo ra sự thú vị về nội dung thông báo sau “bán” và “mua” thông thường chúng ta bán và mua những hàng hóa cụ thể; nhưng ở đây lại là chuyện quan hệ và tình nghĩa, do đó cần phải hết sức tỉnh táo.
Lí Luận Văn Học.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC.
Tiết 94-95
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi đọc hiểu tác phẩm văn học, phân tích văn bản văn học.
- Thấy rõ qua hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
- Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ 
- Tiến hành dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Yêu cầu nội dung cần đạt
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức của văn bản văn học.
 1. Nội dung. 
 a. Đề tài.
 Hãy cho biết tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao viết về đề tài gì?
 Đề tài là gì?
 b. Chủ đề.
 Xác định chủ đề của tác phẩm tắt đèn và Lão Hạc?
 Chủ đề là gì?
HS tìm hiểu trả lời câu hỏi.
HS tìm hiểu xác định và trả lời câu hỏi.
 Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài người nông dân trong xã hội phong kiến Việt Nam trong xã hội cũ.
- Đề tài: là lĩnh vực cuộc sống mà nhà văn lựa chọn thể hiện trong tác phẩm văn học, mỗi ột tác phẩm mang một đề tài nhất định, đề tài rộng hay hẹp tùy thuộc vào sự lựa chọn của tác giả.
- Lựa chọn đề tài là bước đầu biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.
 Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám, phản ánh những mâu thuẩn của người nông dân với bọn quan lại phong kiến.
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải thể hiện, bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá.
- Có tác phẩm nhỏ, ngắn đề tài hẹp nhưng chủ đề lớn, có tác phẩm dài, đồ sộ, li kì nhưng chủ đề lại nhỏ. Mỗi một tác phaamr có thể có một hoặc nhiều chủ đề, có chủ đề chính chủ đề phụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docphu song bach dang.doc