Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Viết bài làm văn số 5: Nghi Luận văn học

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Viết bài làm văn số 5: Nghi Luận văn học

Mức độ cần đạt: Gíup học sinh:

 - Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt sử dụng d/c.

 - Biết cách trình bày nhận thức của bản thân và 1 t/ph văn xuôi một cách rõ ràng,mạch lạc, có sức th/phục

 - Rèn luyện kĩ năng nghị luận về 1 tác phẩm văn xuôi.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

 - Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng nghị luận về 1 tác phẩm văn xuôi, cụ thể là phân tích nhân vật.

 + Kĩ năng sử dụng dẫn chứng của tác phẩm văn xuôi.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Viết bài làm văn số 5: Nghi Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58, 59: 03/ 01/ 2011.
 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHI LUẬN VĂN HỌC.
Mức độ cần đạt: Gíup học sinh:
 - Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt sử dụng d/c.
 - Biết cách trình bày nhận thức của bản thân và 1 t/ph văn xuôi một cách rõ ràng,mạch lạc, có sức th/phục
 - Rèn luyện kĩ năng nghị luận về 1 tác phẩm văn xuôi.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.
 - Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng nghị luận về 1 tác phẩm văn xuôi, cụ thể là phân tích nhân vật.
 + Kĩ năng sử dụng dẫn chứng của tác phẩm văn xuôi.
Tiến trình lên lớp:
 - GV chép đề lên bảng.
 - HS làm bài.
 Họat động của thầy và trò.
 Nôi dung kiến thức cần đạt:
1/ Câu 1: Lý thuyết ( 3đ) 
 Hãy nêu vắn tắt hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
 2/ Câu 2: Làm văn ( 7 đ).
 Phân tích nhân vật bà cụ Tứ ( “Vợ nhặt” – Kim Lân) để thấy rõ tấm lòng của người mẹ hiền.
I> Đề bài:
II> Đáp án: 
 1/ Câu 1: (3 đ).
 - Năm 1952, Tô Hoài có dịp đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài 8 tháng, nhà văn đã sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng. Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoài hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và con người miền núi, đã để lại cho nhà văn những kỉ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với người và cảnh Tây Bắc. 
 - “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi ấy- là một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của VH thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm được trao Giải Nhất Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. 1
 - “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc hơn cả trong ba tác phẩm của tập “Truyện Tây Bắc”. Truyện có 2 phần, viết về hai giai đoạn của cuộc đời Mị và A Phủ: giai đoạn ở Hồng Ngài, tronh nhà thống lí Pá Tra; giai đoạn ở Phiềng Sa- hai vợ chồng A Phủ gặp gỡ cách mạng rồi A Phủ trở thành du kích. Đoạn trích trích phần đầu của tác phẩm. (1 đ).
 2/ Làm văn: (7 đ).
 a) Mở bài: (1 đ)
 - Kim Lân (1920- 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân, đặc sắc nhất là “Vợ nhăt”.
 - Năm Ât Dậu (1945) người dân VN lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử. Hơn hai triệu người chết đói. Xúc động và thấm thía trước cảnh ngộ này, nhà văn Kim Lân đã sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”.
 - “Vợ nhặt” là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” của Kim Lân, viết ngay sau khi CMTT nhưng con dang dở và mất bản thảo. Sauk ho hòa bình lập lại (1954), nhà văn dựa vào trí nhớ viết lại truyện ngắn “Vợ nhặt”, in trong tập “Con chó xấu xí” (1962),
 b) Thân bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ: 
 - Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Vợ nhặt”: Kim Lân đã kể chuyện Tràng là một anh nông dân nghèo, lạ là dân ngụ cư đã lấy vợ trong một năm đói khủng khiếp nhất. Qua nghịch cảnh này, nhà văn cho ta thấy được sự khao khát hạnh phúc, khao khát mái ấm gia đình đã làm cho tình thương của người lao động trở nên đáng quý, và có sức mạnh “mạnh hơn cái chết”. 
 - Cái nghịch cảnh không biết “nên vui hay nên buồn, nên cười hay nên khóc, nên khôn hay nên dại” (Nguyễn Đăng Mạnh) có lẽ được khẳng định ở phần tích cực của nó. Đặc biệt là trong tấm lòng bà cụ Tứ- mẹ của Tràng. Diễn biến tâm trạng của bà cụ diễn ra rất phong phú và phức tạp: vừa vui, vừa lo, vừa mừng, vừa tủi.
 + Ý 1: Thoạt đầu, khi mới về nhà thấy xuất hiện một người đàn bà lạ, bà cụ rất ngạc nhiên, tâm trạng rối bời.
 + Ý 2: Khi nghe con trai giải thích bà mới hiểu. Nhưng khi biết chuyện rồi “bà cúi đầu nín lặng” mãi sau mới chấp nhận là mình đã hiểu. “Cái “cúi đầu nín lặng” ấy nói lên biết bao điều. “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. à Tâm trạng buồn vui lẫn lôn ( phân tích) à Tấm lòng thương con vô bờ bến của người mẹ nghèo.
 + Ý 3: Bà còn là người mẹ có tấm lòng vị tha, bao dung, nhân hậu: đối với người con dâu, bà cụ dễ dàng cảm thấy thông cảm, yêu thương:
 Bà hàm ơn người “vợ nhặt”: “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”
 Bà lão nói năng “nhẹ nhàng”, “từ tốn” với nàng dâu mới “ Bà lão nhìn người người đàn bà, lòng đầy thương xót”, 
à Vì thương con, bà chấp nhận nàng dâu mới với tấm lòng vị tha, nhân hậu. Trong hoàn cảnh khủng khiếp của nạn đói mà còn nghĩ đến thân phận bất hạnh của con, còn ân hận vì nghĩa vụ làm mẹ chưa tròn, nghĩ tới tương lai của con sẽ về đâu, quan tâm tới đứa con dâu tội nghiệp thì thật là một bà mẹ cao cả.
 + Ý 4: Niềm vui của người mẹ đã nhen lên những hi vọng dù rất mơ hồ nhưng cũng rất cảm động, Nhìn hiện thực trần trụi nhưng bà mẹ “vẫn cố vui” và gắng làm cho con, dâu được vui (cụ nói chuyện về tương lai sáng sủa, sửa sang nhà cử và nụ cười hiếm hoi, gượng gạo trong bữa cơm ngày đói). Để ý từng câu nói, từng biểu hiện mới thấy được tấm lòng thương con vô bờ bến của bà cụ Tứ, hình như ta có cảm giác bà làm như vậy để chuộc lỗi với con mình, để giúp con hạnh phúc hơn. “Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: Kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy,  Năm nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống rò
 “Sáng hôm sau, trong :bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm chuối thái rối, và một đĩa muối với cháo, Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”
à Người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lí dân gian (Ai giàu ba họ, ai khó ba đời); hướng tới tương lai; thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp với ý nghĩ đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn; bàn định về tương lai, khơi dậy trong con cái một niềm tin ( nghĩ tới việc kiếm tiền mua đôi gà cho nó sinh sôi nảy nở, hi vọng về đời con cháu mình rồi sẽ sáng sủa hơn)
 c) Kết bài:
- Bà cụ Tứ là hiện thân của người phụ nữ VN: yêu thương con, hi sinh tất cả vì con. - Hình ảnh bà cụ vừa góp phần nêu bật giá trị hiện thực vừa đề cao giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Tuần 24 – Tiết 72: TRẢ BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 5: 12/ 02/ 2011.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nhận ra ưu, khuyết điểm bài của mình cả về kiến thức lẫn kĩ năng viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề VH
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Nắm rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài.
 + Phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn – Nhân vật bà cụ Tứ “Vợ nhặt” – Kim Lân.
 - Kĩ năng: + Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý.
 + Kĩ năng lập luận, cụ thể là kĩ năng sử dụng dẫn chứng tác phẩm văn xuôi vào bài văn NL.
Tiến trình lên lớp:
Họa đông của thầy và trò.
 Nội dung cần đạt.
 GV gọi 1 HS chép đề lên bảng. Hướng dẫn HS phân tích đề, lập dàn ý bằng cách gạch dưới những từ quan trọng.
GV phát bài và yêu cầu 1 số em tự nhận xét bài làm của minh. Sau đó GV gút lại và bổ sụng.
I> Đề bài: 
 1/ Câu 1: Lý thuyết ( 3đ) Hãy nêu vắn tắt hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
 2/ Câu 2: Làm văn ( 7 đ). Phân tích nhân vật bà cụ Tứ ( “Vợ nhặt” – Kim Lân) để thấy rõ tấm lòng của người mẹ hiền.
II> Phân tích đề, lập dàn ý:
III> Nhận xét chung:
 1/ Ưu điểm:
 - Đa số HS có học bài, đảm bảo yêu cầu nội dung của đề ra.
 - Bước đầu định hướng được tiến trình làm bài văn nghị luận về 1 tác phẩm văn xuôi.
 - Có ý thức sử dụng dẫn chứng minh họa.
 - Một số HS có cố gắng: Dưỡng, Điệp, Hương, Trang, Thành Công, 
 2/ Khuyết điểm:
 - Do học bài chưa kĩ nên hầu hết bài làm còn sơ sài, chung chung.
 - Hầu hết còn sa vài kể chuyện hoặc liệt kê ý theo dàn bài.
 - Chưa có HS nào có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu trước khi làm bài nên bài làm còn khô khan, văn thiếu cảm xúc, thiếu sáng tạo.
 - Những HS chưa có biểu hiện cố gắng: Anh, Duy, Hằng, Hồng, Hải, Nga, Hường, Khoa, Minh, Nguyên, Nở, Tâm, Phát Thanh, Thảo, Thương, Tín.
 - Một số HS có biểu hiện giảm sút: Yến, Vy, 
 - Câu lý thuyết rất nhiều em còn thiếu sót. Cụ thể là: Ý 1: Truyện ngắn là kết quả cũa chuyến đi thực tế à ai đi, ai viết? Ý 2: chưa nêu nội dung từng phần. Đoạn trích (ở đâu?) nên hầu như cả lớp chưa đạt điểm tối đa ở câu này.
IV> Kết quả:
SS/ KQ
Từ 1- 2,5đ:
Từ 3- 4.8đ:
Dưới TB:
Từ 5.0- 6.0:
Từ 6.5- 7.5:
Trên TB:
36/ 37.
 01
 27
 28
 04
 04.
 08
Dùng từ chưa đúng.
Ý sai.
Ý sai.
Diễn đạt tối nghĩa.
V> Sữa lỗi lập luận, diễn đạt:
- Câu 1: Niềm vui đến với bà lúc này rất lớn lao và đột ngột. Bà vui sướng nhận nàng dâu mới. Chẳng cần phải đám cưới. Cũng không cần làm tiệc gì để ra mắt mọi người. ( Kim Anh).
- Câu 2: Tác giả đã khắc họa nhân vật bà cụ Tứ khi cuộc đời mới đang hé mở.
- Câu 3: Tác phẩm truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài được sáng tác 1952. Trước những nỗi khổ, của người cuộc sống tủi nhục của người nông dân miền núi, trong chuyến đi cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc  ( Hà).

Tài liệu đính kèm:

  • docbAI SỐ 5- 12 và trả bài số 5..doc