A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
1. Nắm được một số nét về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cáhc mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
2. Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Giáo trình văn học Việt Nam tập 3
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết giảng
Tiết theo PPCT: 1 – 2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Ngày soạn: 14.08.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12 A 12C 12E Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: 1. Nắm được một số nét về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cáhc mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX 2. Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. B. Phương tiện thực hiện - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12 - SGK, SGV Ngữ văn 12 - Giáo trình văn học Việt Nam tập 3 - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Thuyết giảng D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. GTBM 3. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và phát triển của VHVN giai đoạn 1945 đến 1975? HS trả lời Gv chốt lại GV: trong hoàn cảnh ấy, VHVN giai đoạn này vẫn phát triển và đạt được một số thành tựu to lớn GV: nhìn vào SGK em hãy cho biết quá trình phát triển của VHVN giai đoạn này trải qua mấy chặng lớn? HS: 3 chặng - 1945 –> 1954 - 1955 -> 1964 - 1965 -> 1975 GV: dựa vào hàon cảnh đất nước, hãy xác định chủ đề bao trùm và nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường VH giai đoạn này? HS trả lời GV ghi bảng GV: thuyết trình bằng 1 số tác phẩm tiêu biểu GV: về mặt thể loại, chặng đường văn học này đã thu được những thành tựu nào? HS kể những thành tựu GV ghi bảng GV: kể tóm tắt nội dung của 1 số truyện kí vừa nêu. Tuy nhiên văn xuôi giai đoạn này có hạn chế: hiện thực được phản ánh chưa thực sự phong phú, miêu tả tâm lí nhân vật chưa sâu sắc, chủ yếu là nhân vật quần chúng. Đây là những hạn chế do khách quan lịch sử đất nước GV: Cảm hứng sáng tác và nhiệm vụ chủ yếu của chặng đượng văn học giai đoạn này là gì? HS trả lời Gv chốt lại GV: cho biết những thành tựu về thể loại của VH chặng này? HS trả lời GV ghi bảng GV: nhận xét gì về đề tài của văn xuôi chặng này so với trước? HS nhận xét GV chốt lại GV: xác định nọi dung chủ yếu và chủ đề bao trùm của VHVN chặng đường này? HS trả lời GV ghi bảng GV: cho biết những thành tựu về thể loại của VH chặng này? HS trả lời GV ghi bảng GV: cần chú ý văn học ở vùng địch tạm chiếm GV: Thế nào là VH vùng địch tạm chiếm? HS trả lời GV ghi bảng GV: Dòng văn học này hình thành và phân hoá dừa trên cơ sở xã hội nào? HS trả lời GV chốt lại GV: sự phân hoá của dòng văn học này? HS trình bày Gv chốt lại Hết tiết 1 chuyển tiết 2 GV: giai đoạn VH này có mấy đặc điểm cơ bản? HS trả lời GV hướng dẫn HS tìm hiểu cụ thể từng đặc điểm GV: hãy giải thích tại sao van học giai đoạn này lại vận động theo khuynh hướng này? HS giải thích GV chốt lại GV: xác định khuynh hướng tư tưởng chủ đạo và nguồn cảm hứng sáng tác của VH giai đoạn này? HS trả lời Gv ghi bảng GV: ăn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệpCM, hiện thực cách mạng khơi nguồn cảm hứng sang tạo cho VH. VH gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước GV: Đề tài sáng tác của VH giai đoạn này là gì? HS trả lời GV ghi bảng GV: Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc: Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông GV: Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu). Gv: Thế nào là nề VH hướng về đại chúng? Cho ví dụ CM nền VH hướng về đậi chúng? VD: “Có những phút làm nên lịch sử” “Em là ai cô gái hay nàng tiên” “ Tuổi 14 thật ước ao Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng” “ Giọt giọt mồ hôi rơi/ trên má anh vàng nghệ/ anh về quốc quân ơi “Em là con gái Bắc giang/ rét thì mặc rét nước làng em lo”“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” “Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” “Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác” (Chứng minh bằng những điển hình văn học như cụ già Mết, Tnú, Đinh Núp trong tác phẩm của Nguyên Ngọccũng có thể chứng minh bằng thể loại như thơ lục bát, ca dao chống Pháp và chống Mỹ). GV: “Chị em phụ nữ Thái Bình Ca nô đội lệch vừa xinh, vừa giòn Người ta nhắc chuyện chồng con lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây” GV: biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn GV: Rừng xà Nu – NTT GV: “ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/ mà long phơi phới dậy tương lai”. “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Hình ảnh Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng – NMC GV: lí giải vì sao giai đoạn văn học này lại có những đặc điểm như vậy: dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù mạnh, phải trải qua nhiều gian khổ, mất mát nhưng vẫn có niềm tin, vươn tới tương lai hướng về lí tưởng GV: nêu những nét cơ bản về lịch sử, xã hội, văn hoá ảnh hưởng tới sự phát triển của VH giai đoạn này? HS trả lời GV chốt lại GV: quá trình đổi mới văn học được diễn ra như thế nào? GV: văn học giai đoạn này có những thành tựu nào đáng chú ý? HS trả lời GV chốt lại GV: văn học giai đoạn này có những đặc điểm cơ bản nào? GV: Gọi HS đọc phần kết luận, gạch chân các ý chính trong SGK, ghi phần Ghi nhớ vào vở I. Khái quát VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá - Giai đoạn văn học này vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đất nước diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn: + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ + Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc -> tác động mạnh mẽ sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. - Kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển - Văn hoá: điều kiện giao lưu văn hoá bị hạn chế chỉ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN (Liên Xô và TQ) 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu a. Chặng từ 1945 đến 1954 * Chủ đề: - Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng - Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến - Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. * Nhiệm vụ: - Gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến - Hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng - Thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. * Thành tựu: - Truyện ngắn và kí: năm 1950 xuất hiện những tập truyện kí dày đặc - Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), truyện Tây Bắc (Tô Hoài) - Thơ: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc + Cảm hứng: tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến + Hình ảnh: quê hương và con người kháng chiến + Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằn tháng giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) - Kịch: có nhiệm vụ phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến. TP: kịch Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng) - Lí luận nghiên cứu phê bình văn học: chưa phát triển nhưng có 1 số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng b. Chặng đường từ 1955 đến 1964 * Cảm hứng: lãng mạn, tràn đầy niềm vui niềm lạc quan tin tưởng * Nhiệm vụ: phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh hiện thực thống nhất nước nhà; ca ngợi cuộc sống mới con người mới. * Thành tựu: - Văn xuôi: + Đề tài: viết về sự đổi mới của con người, miêu tả sự biến đổi số phận, tính cách nhân vật trong môi trường xã hội mới (Mùa lạc - Nguyễn Khải, Anh Keng - Nguyễn Kiên) s Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất, phản ánh hi sinh gian khổ, tổn thất, số phận con người trong chiến tranh (Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng) s Viết về hiện thực đời sống trước cách mạng (Vợ nhặt – Kim Lân, Mùa lạc - Nguyễn Khải) s Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (Sông Đà - Nguyễn Tuân) -> đề tài: được mở rộng, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống. * Hạn chế: nội dung thể hiện con người và cuộc sống đơn giản; nghệ thuật còn non yếu. - Thơ: + Cảm hứng: sự hồi sinh của đất nước, thành tưuh của công cuộc XDXHCN, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt 2 miền, nỗi nhớ quê hương và khát vọng giải phóng miền Nam. + Bút pháp nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn + Tác phẩm tiêu biểu: tập Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng phù xa (Chế Lan Viên) -> thơ ca phát triển mạnh mẽ, có được một mùa gặt bội thu - Kịch: có 1 số tác phẩm được dư luận chú ý: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyên Vũ) c. Chặng đường từ 1965 đến 1975 * Nội dung: tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ * Chủ đề: ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. * Thành tựu: - Văn xuôi: phát triển mạnh mẽ + Nội dung: phản ánh cuộc chiến đấu, lao động + Hình ảnh: con người Việt nam anh dũng, kiên cường, bất khuất + Tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà Nu (Nguyễn Trung Thành) - Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu 1 bước tiến mới của nền thơ ca hiện đại + Nội dung: thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, nhận thức đề cao sứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Đặc điểm: thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng, đào sâu chật liệu hiện thực, tăng cướng sức khái quát chất suy tưởng chính luận.; đội ngũ sáng tác là những người trực tiếp cầm súng vừa đánh giặc vừa làm thơ. + Tác phẩm tiêu biểu: Ra trận, Máu và Hoa (Tố Hữu), Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) - Kịch: đạt được những thành tựu đáng ghi nhận - Lí luận phê bình: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu d. Văn học Việt Nam vùng địch tạm chiếm - Khái niệm: là văn học dưới chế độ thực dân cũ hoặc mới - Cơ sở để hình thành và phân hoá: phong trào đấu tranh của nhân dân dưới hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp theo khuynh hướng dân tộc dân chủ - Phân hoá: + Xu hướng VH tiêu cực, phản động, xu hướng chống cộng, đồi truỵ + Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng w Tình hình phát triển: tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại, đặc biệt phát triển năm 1965. w Hình thức, thể loại: thường gọn nhẹ - thơ, truyện ngắn, phóng sự, kí w Nội dung: phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc, kêu gọi cổ vũ các tầng lớp nhân dân tập hợp lực lượng đấu tranh. w Bộ phận văn học viết vè hiện thực xã hội, về dời sống văn hoá, phong tục, về thien nhiên đất nước về vẻ đẹp của con người lao động 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN tử 1945 đến 1975 a. Vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nguyên nhân: do yêu cầu của lịch sử, mục tiêu chung của toàn dân tộc - Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng - Cảm hứng sáng tác: hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến - Đề tài: tổ quốc và CNXH + Đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, khai thác mối xung đột giữa ta và địch, nhân vật trung tâm là chiến sĩ, dân quân du kích + Đề tài CNXH là đè tài lớn, là đích hướng tới của toàn dân tộc; hình ảnh con người mới, mối quan hệ mới, sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng, cá nhân và tập thể; đè cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp -> 2 đề tài gắn bó mật thiết với nhau b. Nền văn học hướng về đại chúng - Nội dung: Phản ánh cuộc sống, khát vọng, phẩm chất anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng của nhân dân - Hình thức: tác phẩm ngắn gọn, sử dụng các thể loại truyền thống, ngôn ngữ trong sáng giản dị dễ hiểu. c. Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi: Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc, con người chủ yếu được khám phá ở nghĩa vụ, trách nhiệm công dân , lời văn mang giọng điệu ngợi ca ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đây tình cảm cảm xúc, hướng tói lí tưởngca ngợi cuộc sống mới con người mới, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng II. Khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX 1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa: - Sau chiến thắng 1975, lịch sử mửo ra một kỉ nguyên mới- độc lập tự chủ, thống nhất. từ sau 1975 – 1985 đất nược gặp nhiều khó khăn - sau 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng lãnh đạo nền kinh tế từng bước chuyển sang kinh tế thị trườngvăn hòa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nước. ĐN đổi mới phát triển thúc đẩy văn học đổi mới. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu a. Quá trình phát triển - Bước 1: từ 1975 đến 1985: chặng đường chuyển tiếp, trăn trở tìm kiếm con đường đổi mới - Bước 2: tử 1986 trở đi – chặng đường đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện b. Thành tựu - Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc ( Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975). - Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải. - Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu. - Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...) c. Đặc điểm - Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. - Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy . - Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống. - Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội... III. Kết luận 1. VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản... 2. Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật. 4. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cần nắm - Chuẩn bị bài tiếp theo
Tài liệu đính kèm: