I/ Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
1.Quan điểm sáng tác văn học:
+ Văn học là một thứ vũ khí đấu tranh cách mạng, nhà văn, nhà thơ phải là người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.
+ Mục đích, đối tượng tiếp nhận văn chương là yếu tố quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Văn học cách mạng phải phục vụ quảng đại quần chúng.
+ Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, hình thức biểu hiện phải trong sáng, phải mang tính dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học:
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập (1945)
+ Truyện và ký:
Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (truyện ngắn)
Nhật ký chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện (ký)
+ Thơ ca: Nhật ký trong tù (133 bài chữ Hán),Thơ trước và sau CM tháng 8: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
3. Phong cách NT:
+Văn chính luận:
Ngắn gọn súc tích, tư duy sắc sảo, giàu tính luận chiến.
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục.
+Truyện và ký:
Ngòi bút châm biếm, tính chiến đấu cao.
Kết hợp giữa phong cách châu Âu hiện đại sắc sảo và lối thâm trầm Á Đông.
+ Thơ ca: Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian (Con cáo và tổ ong)
Thơ trữ tình: hàm súc, kết hợp hài hoà chất cổ điển và tinh thần thời đại
TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM I/ Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 1.Quan điểm sáng tác văn học: + Văn học là một thứ vũ khí đấu tranh cách mạng, nhà văn, nhà thơ phải là người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. + Mục đích, đối tượng tiếp nhận văn chương là yếu tố quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Văn học cách mạng phải phục vụ quảng đại quần chúng. + Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, hình thức biểu hiện phải trong sáng, phải mang tính dân tộc. 2. Sự nghiệp văn học: + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập (1945) + Truyện và ký: Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu(truyện ngắn) Nhật ký chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện (ký) + Thơ ca: Nhật ký trong tù (133 bài chữ Hán),Thơ trước và sau CM tháng 8: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng 3. Phong cách NT: +Văn chính luận: Ngắn gọn súc tích, tư duy sắc sảo, giàu tính luận chiến. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục. +Truyện và ký: Ngòi bút châm biếm, tính chiến đấu cao. Kết hợp giữa phong cách châu Âu hiện đại sắc sảo và lối thâm trầm Á Đông. + Thơ ca: Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian (Con cáo và tổ ong) Thơ trữ tình: hàm súc, kết hợp hài hoà chất cổ điển và tinh thần thời đại II. Tác gia Tố Hữu: 1. Những chặng đường thơ : + Tập thơ Từ ấy 1937 – 1946. Là tiếng lòng của người thanh niên cách mạng trong 10 năm đầu hoạt động. + Việt Bắc (1947 – 1954): Là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp + Gió lộng( 1955 – 1961):Là cảm hứng về những ngày đầu của cuộc sống chiến đấu chống Mỹ và xây dựng CNXH của dân tộc. + Ra trận(1962 – 1971), Máu và hoa(1972 – 1977):Chặng đường thơ Tố Hữu những năm tháng chống Mỹ quyết liệt và hào hùng cho đến ngày toàn thắng. + Một tiếng đờn, Ta với ta (Sau 1975): Kiên định niềm tin vào lí tưởng cách mạng, chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời. 2. Phong cách nghệ thuật: Thơ Tố Hữu: + Tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị. + Mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. + Có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. + Đậm đà tính dân tộc. TÁC GIA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 1. Lỗ Tấn (1881-1936): Là một trí thức yêu nước, là nhà văn vô sản vĩ đại đạt được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. - Tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Bút danh ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thuỵ) và chữ "Tấn hành" (một kỷ niệm thời thơ ấu) - Xuất thân từ một gia đình quan lại sa sút, Lỗ Tấn thấy rõ những mặt xấu xa của chế độ phong kiếm TQ giai đoạn mạt kỳ. - Tìm cách thay đổi xã hội, Lỗ Tấn đã học nhiều ngành khoa học: hàng hải, địa chất, y khoa. - Đang học y ở Nhật, một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc. Ông nghĩ chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Thế là ông chuyển sang làm văn nghệ - Làm văn nghệ ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người phương thức chạy chữa. * Tác phẩm tiêu biểu: - Thuốc. - AQ chính truyện. - Nhật ký người điên. 2. Hêminguê: Là nhà văn bậc thầy về truyện ngắn của văn học Mỹ hiện đại và văn học thế giới thế kỉ XX. Được nhận giải thưởng Pulitde (1953) và giải Nôben văn chương (1954). * Tiểu sử: - Ernest Hemingway (1899- 1961) xuất thân trong một gia đình khá giả tại Chicagô – Mỹ. - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà văn Mĩ Mac Tuên. - Là phóng viên mặt trận trong ba cuộc chiến tranh: Đại chiến I, chiến tranh chống phát xít ở Tây Ban Nha, Đại chiến II. Lối văn báo chí tạo nên bản lĩnh cứng cỏi và phong cách viết sống động, mãnh liệt của Hêmingway. - Sau khi tham gia Đại chiến I trở về, do sự chấn thương tinh thần, Hemingue cùng với một số nghệ sỹ trẻ tự xưng là “Thế hệ vứt đi” (“Thế hệ mất mát”), thể hiện thái độ lạc lõng trong thời bình và sự phủ nhận nền văn minh công nghiệp - Phần lớn thời gian cuối đời, ông sống ngoài nước Mĩ, chủ yếu ở Cuba. - Năm 1961, Heminguê tự sát (vì cảm thấy không đủ sức tiếp tục công việc đã theo đuổi suốt đời: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực và con người”). - * Tác phẩm tiêu biểu: - Giã từ vũ khí - Mặt trời vẫn mọc. - Chuông nguyện hồn ai - Ông già và biển cả. * Nguyên lí “tảng băng trôi”: - Tác phẩm văn chương phải là một tảng băng trôi: 7 phần chìm, 1 phần nổi. - Kỹ thuật thực hiện nguyên lý “tảng băng trôi”: + Văn phong giản dị, tước bỏ sự hoa mĩ. + Sử dụng thủ pháp đối thoại và độc thoại nội tâm, lối viết theo dòng kí ức, kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng. + Nhà văn không phát ngôn cho ý tưởng của mình mà tạo hình tượng có nhiều sức gợi, nhiều ẩn ý, để nhân vật tự bộc lộ. => Tạo ra mạch ngầm văn bản, tính đa âm cho văn bản -> tác phẩm mang tính đa nghĩa hàm ẩn. 3. Mikhain Sôlôkhôp: Là nhà văn hiện thực vĩ đại của Liên Xô và thế giới. * Tiểu sử: - Mikhain Sôlôkhôp (1905 – 1984) sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng thảo nguyên sông Đông tỉnh Rôxtôp, Liên Xô cũ. - Học tiểu học ở trường làng, học vài năm ở Matxcơva rồi về quê. - Nội chiến bùng nổ, ông nghỉ học, tham gia cách mạng, đồng thời bắt đầu viết truyện và kí. - Năm 1923, ông lên Matxcơva làm đủ mọi nghề vất vả để theo đuổi giấc mơ viết văn. - Năm 1925, trở về vùng sông Đông, bắt đầu viết bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm – hoàn thành năm 1940. - Năm 1939, ông được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lân khoa học Liên Xô. - Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945),Mikhain Sôlôkhôp làm phóng viên chiến tranh ở nhiều mặt trận. - Năm 1965 được nhận giải Nôbel văn học. * Tác phẩm tiêu biểu: - Sông Đông êm đềm. - Đất vỡ hoang - Số phận con người. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC 1. "Tuyên Ngôn Độc lập"( Hồ Chí Minh) - Ngày 19 / 8 / 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, Cách mạng tháng Tám thành công. - Cũng chính lúc này, nhiều đế quốc bắt đầu nhòm ngó Đông Dương, không giấu giếm ý đồ thôn tính nước ta: + Phía nam, quân Anh tiến vào giải giáp quân đội Nhật, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. + Phía Bắc, quân Tàu Tưởng đã chực sẵn ở biên giới, có đế quốc Mĩ hỗ trợ. + Chính phủ Pháp do tướng Đờ Gôn đại diện tuyên bố: sẽ tổ chức Liên bang Đông Dương thành 5 nước. Không thể chần chừ, Việt nam cần phải tuyên bố độc lập. - Ngày 26 / 8 / 1945, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn” - Ngày 2 / 9 / 1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào. 2." Tây Tiến" ( Quang Dũng) - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào + miền Tây Bắc Bộ. - Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa (Lào), vòng về phía tây Thanh Hoá. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. - Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. - Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, đến 1948 chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài thơ tại Phù Lưu Chanh 1948. Bài thơ ban đầu có nhan đề " Nhớ Tây Tiến". 3. "Việt Bắc" (Tố Hữu): - Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi Trung ương Đảng và Chính phủ đặt căn cứ từ những ngày còn trứng nước. Vì vậy, mối tình giữa Việt Bắc và kháng chiến là vô cùng sâu nặng. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 10/ 1954, các cơ quan TW Đảng, chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội trong sự lưu luyến của đồng bào. - Trong niềm vui kháng chiến thắng lợi, hòa bình, bài thơ Việt Bắc ra đời gồm 150 câu thơ lục bát. - Đây là tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến chống Pháp, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. - Bài thơ này nằm trong tập thơ Việt Bắc. 4. " Đất Nước" ( Nguyễn Khoa Điềm ) - " Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca " Mặt đường khát vọng". - Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ thành thị vùng tạm chiếm miền Nam. - Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, tuổi trẻ miền Nam đứng dậy xuống đường đấu tranh. - Trường ca gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1974. 5. "Sóng" ( Xuân Quỳnh) - Trong đêm tháng 12/ 1967 khi ở lại biển Diên Điền Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ " Sóng", bài thơ in trong tập thơ " Hoa dọc chiến hào" - Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. 6. " Người lái đò sông Đà" ( Nguyễn Tuân) - Tác phẩm " Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút " sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1960, tất cả gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ. - Tập tuỳ bút này là kết quả của nhiều dịp ông đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và chuyến đi năm 1958 để tìm “thứ vàng mười đã được thử lửa”, “chất vàng mười của vùng Tây Bắc”. 7. "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài): -Vợ chồng A Phủ in chung trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). - Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Hmông... - Tập truyện Tây Bắc đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Trong đau thương, cách mạng đã đến làm họ thức tỉnh. -Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ những ngày sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng và đến với cách mạng. 8. "Vợ Nhặt" (Kim Lân): - Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". - Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. - Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". - Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí" 9. "Rừng Xà Nu" ( Nguyễn Trung Thành) - Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. - Mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, chúng tiến hành những cuộc hành quân càn quét. Khắp miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra. - " Rừng Xà Nu" ra đời ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Tây Nguyên chống đế quốc Mỹ. Tác phẩm in trong tập " Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc" TÓM TẮT TÁC PHẨM VHVN-VHNN 1. Vợ chồng A Phủ: - Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ, hai con người cùng khổ vùng núi cao Tây Bắc. - Mị một cô gái Mông bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Vì cha già, Mị không đành lòng chết. Thực chất là tôi tớ trong nhà thống lí, Mị sống trong câm lặng, vô hồn. - Khi mùa xuân đến, tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sự sống trong Mị. Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử bắt trói vào cột nhà một đêm. Sáng hôm sau Mị mới được cởi trói vào rừng hái thuốc, vì A Sử bị A Phủ đánh, - A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, mồ côi. Vì đánh A Sử con quan, A Phủ bị bắt ở trừ nợ. Là ... i trong nạn đói. + Bộc lộ chủ đề: ngợi ca khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu thương đùm bọc, tình người trong nạn đói => tinh thần nhân đạo sâu xa. 2. Những đứa con trong gia đình (tình huống tâm trạng) - Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. - Nhân vật này rơi vào 1 tình huống đặc biệt: trong 1 trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại. - Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật. (Tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật. Tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” đ ược trần thuật theo phương thức thứ ba. Nghĩa là người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật.-> Lối trần thuật này có tác dụng: + Câu chuyện vừa được thuật, kể,cùng lúc tính cách nhân vật cũng được khắc hoạ. + Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật) 3. Chiếc thuyền ngoài xa (tình huống nhận thức) - Là loại tình huống cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lý của nhân vật + Với Đẩu, sau việc người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bi kịch gia đình, anh “ngộ” ra những nghịch lý của đời sống: không phải mọi vấn đề của đời sống đều có thể áp dụng luật, dù là có lý, có tình. + Đây cũng là sự vỡ ra của Phùng: về “độ chênh” giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bức ảnh nghệ thuật. Anh ngộ ra nhiều điều về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. NỘI DUNG TÁC PHẨM 1. Đặc điểm của Văn học Việt Nam * Từ CMT8/1945 đến 1975: - VH chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền VH hướng về đại chúng - Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn * Từ 1975 đến hết thế kỷ XX: - VH vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân dân và nhân văn sâu sắc. - Phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn. - Nhìn nhận con người trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp của đời sống. 2. Tuyên ngôn Độc lập: * Đối tượng của Tuyên ngôn: - Nhân dân cả nước + Nhân dân thế giới + Bọn đế quốc xâm lược. * Mục đích viết Tuyên ngôn: - Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc. - Bẻ gãy luận điệu của bọn xâm lược trước dư luận quốc tế. - Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập: + Nêu ra cơ sở pháp lí về quyền độc lập của dân tộc. + Vạch rõ tội ác của thực dân Pháp, bác bỏ quyền dính líu của chúng tới đất nước ta của thực dân Pháp, khẳng định tư cách làm chủ đất nước của nhân dân ta. + Lời tuyên bố độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. -> Là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ: Tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực dân pháp ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc. 3. Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc Hệ thống luận điểm: + Con người và quan niệm văn chương NĐC. + Văn thơ yêu nước chống Pháp NĐC. + Truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của NĐC. -> Làm sáng tỏ luận điểm bao trùm: Văn thơ NĐC là vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng sáng. Nội dung cơ bản: Qua bài viết, Phạm Văn Đồng khẳng định: - Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. - Sự nghiệp thơ văn của ông chỉ ra tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật và trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. - Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là bài học cho hôm nay và mai sau. 4. “Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS”: Hệ thống luận điểm: + Đặt vấn đề về sự cần thiết phải đẩy mạnh cuộc chiến chống AIDS. + Điểm tình hình thực hiện cuộc chiến đấu phòng chống AIDS từ 2001 dến thời điểm hiện tại (2003) + Nêu những yêu cầu bức thiết để đẩy mạnh cuộc chiến chống AIDS. Nội dung cơ bản: - Khẳng định việc phòng chống AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, những cố gắng của chúng ta còn quá ít. - Kêu gọi mọi người chung tay “ đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.” 5. Tây Tiến: Là ấn tượng, nỗi nhớ về một thời đã qua không thể phai mờ: + Một vùng rừng núi hoang sơ dữ dội, nhưng rất đỗi hùng vĩ , nên thơ. + Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng mà lãng mạn với cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng của đoàn quân Tây Tiến. 6. Đất nước: - Làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng: Đất nước của nhân dân. - Thức tỉnh lòng tự hào, ý thức giữ gìn truyền thống đất nước, ý thức đóng góp của mỗi người để đất nước này mãi là “Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” 7.Việt Bắc: + Gửi gắm nỗi nhớ da diết làm sống dậy những kỷ niệm nghĩa tình sâu nặng với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc kháng chiến gian khổ và hào hùng. + Việt Bắc nhắc nhở cội nguồn thắng lợi, không quên những ngày gian khổ nghĩa tình gắn bó để càng tin ở tương lai. + Việt Bắc là khúc hát tâm tình chung của con người kháng chiến, của nhân dân, là tiếng nói truyền thống ân nghĩa, đạo lý thủy chung của dân tộc. 8. Sóng: Qua hình tượng sóng: + Bài thơ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu, cùng với những khát vọng yêu thương và được thương yêu. + Bài thơ thể hiện một tình yêu mãnh liệt, khoáng đạt, sâu đậm, thủy chung. + Vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng, khát vọng lớn lao về hạnh phúc của người con gái nồng nàn, tha thiết, nhân hậu. 9.Ai đã đặt tên cho dòng sông: + Bài ký là đoạn văn xuôi đầy chất thơ về sông Hương, dòng sông có vẻ đẹp đa dạng: có lúc trữ tình êm ả, hiền hòa ,lúc phóng khoáng và man dại, mãnh liệt , khi dịu dàng và trí tuệ , khi thì vui tươi, biến ảogắn bó với vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, địa lýcủa thành phố Huế . + Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc. + Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước 10.Người lái đò sông Đà: + Thiên tùy bút vừa là một công trình khảo cứu công phu, vừa là áng văn trữ tình về sông Đà và con người vùng Tây Bắc. - Là một bài ca về lao động, con người lao động, những con người đã “Có cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí”. - Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước 11. Vợ chồng A Phủ: Qua số phận của Mỵ và A Phủ, tác phẩm: + Tố cáo cái xã hội đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực. + Khẳng định cái nguyện vọng được vươn lên sống làm người + Khẳng định ý thức phản kháng thực tại đen tối để tìm đến với tình yêu, tự do và hạnh phúc. + Thể hiện một niềm tin thiết tha vào sức sống bất diệt của con người => Tinh thân nhân đạo thiết tha. -> Vợ chồng A Phủ đặt ra vấn đề số phận con người - những con người dưới đáy xã hội- những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề về số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, dưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới. 12.Vợ nhặt: Qua câu chuyện về một mối nhân duyên của những con người khốn khổ của nạn đói, nhà văn Kim Lân đã: + Phơi bày thảm cảnh của nạn đói 1945. + Biểu hiện nguồn sức mạnh bất diệt của khát vọng được sống, được thương yêu và hy vọng. + Truyện cũng ca ngợi những tấm lòng nhân ái đùm bọc nhau trong khó khăn hoạn nạn. + Truyện ngắn này còn cho thấy cái nhìn tin yêu, lạc quan vào con người và cuộc sống của nhà văn Kim Lân => Tinh thần nhân đạo thiết tha. 13.Rừng xà nu: + Câu chuyện kể về lịch sử cuộc chiến đấu anh hùng của dân làng Xô man qua cuộc đời của nhân vật chính Tnú. - Đó là một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên, khẳng định sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau đồng khởi. - Câu chuyện nói về một bài học thấm thía của lịch sử: đối với kẻ thù tàn bạo, không còn con đường nào khác là cầm vũ khí để bảo vệ sự sống, sự trường tồn của đất nước. 14. Những đứa con trong gia đình: - Qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình - cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. 15. Chiếc thuyền ngoài xa: - Từ câu chuyện một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn: + Mang đến bài học: không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa diện, nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng + Nhắc nhở người làm nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời, - Góp một tiếng nói cảnh báo về tình trạng bạo lực gia đình và lý giải nguyên nhân của tình trạng ấy. => Tấm lòng tha thiết của Nguyễn Minh Châu với con người và cuộc đời 16. Hồn Trương Ba, da hàng thịt: Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lạ sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách. vươn tới những giá trị tinh thần cao quí Câu 9: “Số phận con người” của Sô- lô- khốp. Qua số phận một người lính, tác phẩm: - Biểu dương khí phách anh hùng của nhân dân Nga, tố cáo mạnh mẽ chiến tranh phát xít. - Ca ngợi tính cách Nga, ngợi ca con người yêu nước có ý chí kiên cường, nhân hậu, có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống => Nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người. Ông khẳng định nhân dân tạo nên lịch sử, song cũng nhấn mạnh lịch sử phải có trách nhiệm trước mỗi cá nhân... Câu 10: Ý nghĩa đoạn trích của tác phẩm “Ông già và biển cả” + Phần nổi: Kể lại hành trình ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm khổng lồ. + Phần chìm: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. => Một bài ca về con người, thể hiện niềm tin bất diệt vào con người. Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm và ông lão đi câu: - Con cá kiếm khổng lồ + Biểu tượng của thiên nhiên kì vĩ, gợi liên tưởng đến hành trình lao động đầy khó khăn của con người. + Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người trong cuộc đời thường theo đuổi. + Biểu tượng cho nghệ thuật và hành trình theo đuổi giá trị nghệ thuật. - Ông lão Xan-ti-a-gô: + Người lao động có sức mạnh, trí tuệ, ý chí và quyết tâm theo đuổi đến cùng khát vọng của mình. + Chiến thắng của ông lão là chiến thắng của trí tuệ, niềm tin, ý chí và nghị lực phi thường + chiến thắng vinh dự của con người trong hành trình theo đuổi ước mơ. => Ca ngợi và đề cao giá trị của con người trong cuộc sống.
Tài liệu đính kèm: