Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 -Nội dung , yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng:

- Phân tích đề, lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng đạo lí.

- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng

đạo lí.

3. Tư tưởng, tình cảm: rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K: .

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 1	Ngày soạn: 20/8/2010
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Tiết theo phân phối chương trình: 3 Làm văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 -Nội dung , yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 
2. Kĩ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng đạo lí.
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng 
đạo lí.
3. Tư tưởng, tình cảm: rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:.	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
	Hãy nêu và làm rõ ba đặc điểm của VHVN giai đoạn 1945 -1975.
3. BÀI MỚI
* Giới thiệu bài mới:Văn nghị luận nói chung , nghị luận về một tư tưởng nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác
* Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, rèn luyện kiến thức
* Phương tiện:Tài liệu chuẩn, SGK, SGV, Bảng phụ
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Giáo viên ghi đề bài lên bảng 
* yêu cầu học sinh thảo luận : tìm hiểu đề, lập dàn ý đề văn NL về một tư tưởng, đạo lí.
CH1: Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
CH2: Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:
CH3: Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động).
- Vấn đề cần nghị luận: vấn đề “sống đẹp” trong đ/s của mỗi người.
- Sử dụng các thao tác lập luận: gt, pt, cm,bình luận
- Phạm vi tư liệu : dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong VH nhưng không cần thiết.
CH4: Bài học rút ra?
HS thảo luận và lập dàn ý
GV treo bảng phụ ghi dàn ý 
- Mở bài: giới thiệu vấn đề sống đẹp.
- Thân bài:
+ Giải thích thế nào là sống đẹp?
+ Phân tích các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp (d/c)
+ Phê phán hiện tượng sống không đẹp.
+ Định hướng phấn đấu để sống đẹp.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp, câu thơ của Tố Hữu có tác dụng nhắc nhở chúng ta. 
. CH6: nêu cách làm bài ?
HS đọc ghi nhớ
* Giáo dục kĩ năng sống:Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề NL về một tư tưởng, đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp. Tự nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT
* GV cho HS thực hành nhận ra vấn đề tư tưởng, đạo lí trong các VB NL, triển khai các đề về tư tưởng đạo lí.
HS đọc yêu cầu của BT
CH7: Vấn đề mà cố thủ tướng ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?
HS thảo luận và làm BT 2
I. Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào nào, hỡi bạn?”
 (Một khúc ca)
a. Tìm hiểu đề:
b. Lập dàn ý:
2. Cách làm bài nghị luận:
Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nhằm giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa , rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập. 
Câu 1: 
Vấn đề mà Nê -ru cố Tổng thống ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:
-Văn hoá con người. 
-Tác giả sử dụng các thao tác lập luận. 
+Giải thích +chứng minh.
+Phân tích +bình luận. 
+Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
+Những đoạn còn lại là thao tác bình luận. 
+Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh. 
Câu 2:
 Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:
- Hiểu câu nói ấy như thế nào?
- Giải thích khái niệm:
 Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên tavà nó thể hiện như thế nào?
- Suy nghĩ. 
+Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẩng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người. 
+Khẳng định: đúng. 
+Mở rộng bàn bạc. 
- Làm thế nào để sống có lí tưởng?
- Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?
- Lí tưởng cuả thanh niên ta hiện nay là gì?
-Ý nghĩa của lời L.Tôn-xtôi.
+ Đối với thanh niên ngày nay?
+ Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?
4. CỦNG CỐ: Hãy nêu cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
5. DẶN DÒ: 
* Học bài cũ: Nắm chắc bài, học bài, làm bài tập, thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK.
 * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Tuyên ngôn độc lập”(Phần tác giả)
	- Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK
	- Tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp VH của HCM
	- Mục đích sáng tác VH?
- Phong cách nghệ thuật của HCM?
- Xem trước các bài tập ở SGK.
6. RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE MOT TU TUONG DAO LI(1).doc