I. Mục tiêu
1. Kiến thức
* Bậc 1
- Nêu được khái niệm văn nghị luận, văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Trình bày được những yêu cầu cơ bản về nội dung trình báy của một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Trình bày được những yêu cầu cơ bản về hình thức trình bày của một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Giáo án: Nghị luận về một hiện tượng đời sống ( 1 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Bậc 1 - Nêu được khái niệm văn nghị luận, văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Trình bày được những yêu cầu cơ bản về nội dung trình báy của một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Trình bày được những yêu cầu cơ bản về hình thức trình bày của một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống * Bậc 2 - Viết được một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống * Bậc 3 So sánh được nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí. 2. Kỹ năng: - Thuyết trình - Tổ chức chương trình - Làm việc nhóm - Chia sẻ và xử lý thông tin - Sử dụng công nghệ trình chiếu 3. Thái độ: - Yêu thích môn học -Tôn trọng giáo viên - Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng trong đời sống II. Phương pháp - Phát vấn, dẫn dắt để HS phát huy trí tuệ - Thảo luận rút ra bài học về nội dung và kĩ năng nghị luận. III. Phương tiện dạy học - Giáo án, SGK - Bảng phấn, giấy IV. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Em hãy trình bày đặc trưng cơ bản của thơ mà Nguyễn Đình Chiểu nêu ra? 2. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Cho HS tìm ý bài 1 trong SGK - Cho HS đọc “Chia chiếc bánh của mình cho ai? (Bài viết này và truyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân đã giao cho HS đọc trước ở nhà) - Tiến hành tìm hiểu đề: GV hỏi: Dựa vào 2 bài viết đã đọc cho cô biết đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? + Bài viết có những ý nào?Và sử dụng thao tác lập luận nào? *Tiến hành lập dàn ý - Gv hỏi: Phần mở bài chúng ta cần nêu những gì? Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận như thế nào? - Phần thân bài: GV khái quát khi làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường tiến hành theo 3 bước: tóm tắt lại hiện tượng, phân tích, bình luận - Chia lớp thành 4 nhóm lần lượt triển khai theo 4 ý chính -> GV tổng kết lại ( ý nào thuộc bước nào) - Phần kết luận cần trình bày vấn đề gì? - Yêu cầu HS viết phần mở bài trong vòng 15 phút. Gọi 1 hoặc 2 học sinh nên đọc trước lớp. * Rút ra phần ghi nhớ - GV hỏi: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì? - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ - Gọi 1 HS hỏi về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống - GV tổng kết và chốt lại. - HS ghi vào vở Mở rộng: -GV: Những hiện tượng của cuộc sống hàng ngày quanh chúng ta, có hiện tượng tích cực, có hiện tượng tiêu cực ?Có phải mọi hiện tượng xảy ra đều đáng bàn luận không? -HS: Suy nghĩ và trả lời ?Ở địa phương em có hiện tượng gì đặc biệt hiện nay? Có ảnh hưởng tới mọi người hay không -HS: Nêu được một vài hiện tượng nổi bật của địa phương mình và đưa ra một vài nhận xét - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo. -Các ý chính: +Nêu tấm gương NHA +Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều người như Ân, nhưng cũng không ít người có lối sống ích kỉ, vô tâm +Chúng ta cần phải làm gì để cuộc đời này thêm đẹp hơn? - Dẫn chứng minh họa: +Lấy trong bài viết +Trong cuộc sống hiện thực: Hoa hậu cuáu trợ lũ lụt ở miền Trung -Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận. - Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “ Chia chiếc bánh của mình cho ai?” - Thân bài: Bước 1: Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân Bước 2: Phân tích + Nhóm 1: Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo. vị tha. đức hi sinh của thanh niên. + Nhóm 2: Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. Nêu dẫn chứng Bước 3: Bình luận + Nhóm 3: Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán. Nêu dẫn chứng. + Nhóm 4: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. - Kết luận: +Nâng cao vẻ đẹp của Nguyễn Hữu Ân lên tầm một bài học tư tưởng, đạo lí + Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết -Là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người học hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viểttước những hiện tượng đời sống - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cần tiến hành theo 3 bước: nêu rõ hiện tượng; phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ ý kiến thái độ của người viết; đánh giá vấn đề từ nhiều chiều, ứng dụng đối với bản thân. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn tích cực đối với thanh niên, HS. 3. Luyện tập -HS đọc văn bản -Thảo luận các câu hỏi SGK trang 68 -GV gợi ý -HS bàn Bài tập 1 trang 67 ( có thể cho về nhà) -Hiện tượng Nguyễn Ái Quốc bàn là hiện tượng nhiều thanh niên- sinh viên du học nước ngoài dành nhiều thời gian cho chơi hơn học, xảy ra ở đầu Thế kỉ 20 -Thao tác lập luận: Phân tích- so sánh-bác bỏ -Diễn đạt: chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số biênh pháp tu từ, và yếu tố biểu cảm, nhất là phần cảm nghĩ riêng. -Bài học: xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái đọ học tập đúng đắn. 4.Củng cố 5.Dặn dò
Tài liệu đính kèm: