Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám, 1945 đến hết thế kỷ XX

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám, 1945 đến hết thế kỷ XX

A. Mục tiêu bài học:

1) Về kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMT8 đến 1975.

- Những đổi mới bước đầu của VHVN tử 1975 đến hết thế kỷ XX.

2) Về kĩ năng:

- Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

3) Về thái độ:

- Trân trọng di sản văn hóa của cha ông và thấy được tâm hồn cao đẹp của cha ông trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.

- Trang bị một cái nhìn đúng đắn, khách quan về một tác giả, hiện tượng VH đặc thù.

B. Chuẩn bị bài học:

1) Giáo viên:

a/ Dự kiến biện pháp tổ chức hs hoạt động

- Cho hs thảo luận một số câu hỏi sgk, gv chốt ý.

b/ Phương tiện dạy học: giáo án, SGK.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám, 1945 đến hết thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2. VHS
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMT8 đến 1975.
Những đổi mới bước đầu của VHVN tử 1975 đến hết thế kỷ XX.
Về kĩ năng:
Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
Về thái độ:
Trân trọng di sản văn hóa của cha ông và thấy được tâm hồn cao đẹp của cha ông trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.
Trang bị một cái nhìn đúng đắn, khách quan về một tác giả, hiện tượng VH đặc thù.
Chuẩn bị bài học:
Giáo viên:
a/ Dự kiến biện pháp tổ chức hs hoạt động
Cho hs thảo luận một số câu hỏi sgk, gv chốt ý.
b/ Phương tiện dạy học: giáo án, SGK.
Học sinh: hs chủ động đọc và lĩnh hội kiến thức.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp.
Bài cũ: giới thiệu cơ cấu chương trình ngữ văn 12
Bài mới:
a/ Đặt vấn đề: Hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta trong thế kỷ XX, kéo dài suốt 30 năm đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học.
b/ Triển khai bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát về VHVN từ CMT8/1945 đến 1975.
(?) VHVN từ 1945 đến 1975 trải qua mấy chặng đường phát triển? Đó là những chặng đường nào?
(?) Kể tên những tác phẩm văn xuôi đạt được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952, 1954-1955?
- Hs lần lượt kể tên những tác phẩm tiêu biểu thuộc các đề tài đã nêu.
(?) So với hai giai đoạn trước, văn xuôi thời chống Mỹ có những nét gì nổi bật?
(?) Hạn chế về nội dung và nghệ thuật của VH thời kỳ này?
(?) Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975?
HĐ 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát về VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
(?) Thành tựu nổi bật nhất của VH thời kỳ này?
- Hướng dẫn hs luyện tập
(?) Ý kiến của NĐT đề cập đến mối quan hệ gì?
(?) MQH giữavăn nghệ và kháng chiến là mối quan hệ biện chứng. Hãy giải thích điều đó?
-Yêu cầu: bài viết không quá một trang.
Kiểm tra ở tiết học sau.
Tìm hiểu chung
A/ Khái quát VHVN từ CMT8/1945 đến 1975.
Những chặng đường phát triển
a/ Chặng đường từ 1945-1954: VH giai đoạn kháng chiến chống Pháp
- Văn xuôi:
+ Giai đoạn đầu: Trần Đăng và Nam Cao đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng.
+ Giai đoạn sau: thành tựu nổi bật là những tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam: (1951- 1952) và (1954- 1955).
- Thơ ca: Nhiều tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao và tiêu biểu: tập Việt Bắc- Tố Hữu(giải nhất về thơ, 1954-1955).
b/ Chặng đường 1955-1964:VH giai đoạn những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- Văn xuôi: mở rộng đề tài
+ Đề tài kháng chiến chống Pháp.
+ Đề tài hiện thực đời sống trước CMT8
+ Đề tài về công cuộcxây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Thơ ca: “có được một mùa gặt bội thu”, tiêu biểu là những tập thơ Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng-chung (Xuân Diệu), Tiếng sóng (TH).
c/ Chặng đường 1965-1975:VH giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Văn xuôi: 
+Tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động.
+Khắc họa thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường bất khuất.
- Thơ ca:
+Là một bước tiến mới của nền thơ VN hiện đại.
+Sự xuất hiện và trưởng thành của đội ngũ các nhà thơ trẻ đã đem lại một ‘gương mặt mới” cho thơ ca.
Những thành tựu và hạn chế
a/ Thành tựu
Nội dung:
+Khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động.
+Tiếp thu và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Nghệ thuật: xuất hiện nhiếu tác phẩm lớn mang tầm vóc của thời đại.
 b/ Hạn chế:
- Giản đơn, phiến diện( trong cách nhìn nhận cuộc sống)
- Công thức(cách thức thế hiện)
 3) Những đặc điểm cơ bản:
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
- Nền VH hướng về đại chúng(đối tượng phục vụ, nguồn cung cấp lực lượng sáng tác)
- Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
B. Khái quát VHVN từ 1975 đến hết XX
1) Những chuyển biến bước đầu: hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái “ta” (cộng đồng, dân tộc) chuyển hướng thành cái ‘tôi” (cá nhân).
2) Thành tựu cơ bản: một số nhà văn bộc lộ ý thức đổi mới cách viết, sáng tạo hình thức biểu hiện trong bối cảnh mới của đất nước.
II. Luyện tập:
- Ý kiến của NĐT đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến (giữa nghệ thuật và cuộc sống), cụ thể:
+ Một mặt, văn nghệ phục vụ kháng chiến. Đó là mục đích và nhiệm vụ của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
+ Mặt khác, chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đưa đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tao cho các văn nghệ sĩ.
III. Hướng dẫn tự học:
- Suy nghĩ của anh(chị) về những thành tựu và đặc điểm của VHVN từ CMT8/1945 đến hết thế kỷ XX.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhai quat VHVN.doc