Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS

 Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – ngôn ngữ đơn lập – để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Sách bài tập, Giáo án.

- Đọc tái hiện, phát vấn, đàm thoại kết hợp với làm việc nhóm.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I. On định – kiểm tra sỉ số HS.

II. Kiểm tra bài cũ:

 ? Hãy trình bày nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt đã được học ở lớp 10.

III. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	 Tiết: 91 – 92	 Ngày 01 tháng 3 năm 2009
	Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS
	Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – ngôn ngữ đơn lập – để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách thiết kế, Sách bài tập, Giáo án.
- Đọc tái hiện, phát vấn, đàm thoại kết hợp với làm việc nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Oån định – kiểm tra sỉ số HS.
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy trình bày nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt đã được học ở lớp 10.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Học sinh
Kiến thức trọng tâm
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 1.
 “Loại hình ngôn ngữ”
GV: cho HS đọc toàn bộ phần giới thiệu SGK và tìm hiểu.
? Qua nội dung trình bày, em hiểu thế nào là loại hình ngôn ngữ ?
GV: nhận xét bổ sung.
?Có những loại hình ngôn ngữ nào?
GV: nhận xét và diễn giảng bổ sung.
?Thế nào là loại hình ngôn ngữ đơn lập ?
GV: nhận xét bổ sung và tổng kết phần 1.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2.
GV: cho HS tìm hiểu phần SGK và trình bày.
?Vì sao nói tiếng là đơn vị của ngữ pháp ?hãy phân tích ví dụ để làm rõ vấn đề trên.
GV: nhận xét và phân tích ví dụ khác ngoài SGK thêm cho HS.
? Thế nào là từ không biến đổi hình thái ?
GV: nhận xét và phân tích ví dụ ngoài SGK thêm cho HS.
? Đặc điểm loại hình thứ 3 được biểu thị như thế nào?
GV:nhận xét và phân tích ví dụ ngoài SGK thêm cho HS.
GV: tổng kết phần lí thuyết và cho HS thực hiện ghi nhớ
Hoạt động 3: GV cho HS thực hành phần luyện tập.
 BT1: GV cho HS làm việc theo nhóm và đại diện nhóm trình bày.
GV: Quan sát và nhận xét bổ sung.
BT 2: GV cho HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày.
GV: nhận xét và sửa chữa bổ sung.
BT3: GV cho HS làm việcnhóm và trình bày.
GV: nhận xét và sửa chữa bổ sung.
BT4: GV gợi ý cho HS về nhà làm
HS đọc bài SGK và tìm hiểu.
HS làm việc cá nhân và trình bày.
HS dựa vào phần 1 SGK.
 HS làm ciệc cá nhân và trình bày dựa vào mục 1 phần II.
HS làm việc cá nhân và trình bày dựa vào mục 2 phần II.
HS làm việc cá nhân và trình bày dựa vào nục 3 phần II.
 HS thực hiện phần ghi nhớ SGK.
 HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày.
HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày.
HS làm việc nhóm và đại diện nhóm trình bày
 I. Loại hình ngôn ngữ:
 Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp.
 Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta:
 - Loại hình ngôn ngữ đơn lập.
 - Loại hình ngôn ngữ hoà kết.
* Loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp; từ không biến đổi hình thái ; biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
 1/.Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng tiếng cá thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 - Tố Hữu-
 Hai câu thơ trên có tất cả 14 tiếng ( 14 âm tiết ).
 Có 11 từ trong đó có 3 từ mỗi từ có cấu tạo bởi hai tiếng ; ( nắng hạ, mặt trời , chân lí )
2/. Từ không biến đổi hình thái : Dù dùng trong trường hợp nào, giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu thì từ vẫn không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết.
Ví dụ: Ta về ta tắm ao ta. ( Ca dao )
 (1 ) ( 2 ) ( 3 )
- Ta ( 1 ): là chủ ngữ vế thứ nhất.
- Ta ( 2 ) :là chủ ngữ vế thứ hai.
- Ta ( 3 ) :là bổ ngữ chỉ đối tượng của tắm.
 Về mặt ngữ âm và chữ viết thì cả 3 chữ “ Ta” này giống nahu.
3/.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
Ví dụ: Tôi đã ăn Tôi vừa ăn tôi vừa mới ăn.
Các hu từ khác nhau : đã, vừa, vừa mới cùng chỉ sự việc đã diễn ra nhưng mỗi hư từ biểu thị một thời điểm khác nhau.
 Đặc trưng này dể thấy khi ta thay đổi trật tự sắp đặt các hư từ thì nghĩa của cum từ hoặc nghĩa của câu sẽ thay đổi.
 Ví dụ : Aên đã tôi ( vô nghĩa )
* Ghi nhớ : Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là : đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; Từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
III. Luyệt tập:
BT1: 
-Nụ tầm xuân ( 1 ): phụ ngữ của cụm độngtừ chỉ đối tượng của hoạt động hái.
 Nụ tầm xuân ( 2 ): chủ ngữ của động từ nở.
-Bến ( 1 ):phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ.
 Bến ( 2 ):chủ ngữ của động từ đợi.
 -Trẻ (1 ):phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu.
 Trẻ ( 2 ): chủ ngữ của động từ đến.
àNgữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt các từ trong câu là khác nhau.
BT2:
 Ví dụ : ( Anh ) She loves her work. 
 (Việt ) Chị yêu thích việc làm của chị.
-Hai từ chị ở hai vị trí khác nhau giữ những chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng phát âm và viết giống nhau.
-Từ chị thứ nhất ( She ) và từ chị thứ hai ( her ) phát âm khác nhau và viết cũng khác nhau.
+Từ chị thứ nhất ( She ) là danh từ làm chủ ngữ trong câu.
+Từ chị thứ hai ( her )là tính từ sở hữu 
( her work ) nhưng trong khi đó ở tiếng Việt muốn chỉ sự sở hữu thì phải thêm hư từ ( việc làm của chị ).
BT3: -Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc.
-Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
-Để: chỉ mục đích.
-Lại:chỉ hoạt động tái diễn
-Mà: chỉ mục đích.
IV.Củng cố : thế nào là loại hình tiếng Việt? Tiếng Việt có những loại hình như thế nào?
V.Dặn dò: HS học thuộc ghi nhớ và xem phần ví dụ phân tích.
-Làm bài tập số 4- Soạn bài đọc văn- Tôi yêu em- 
 Đại an, ngày .tháng năm 2009
	 Tổ trưởng chuyên môn duyệt.
	 Ngô Văn Hiển
 *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 	----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 11.doc