Giáo án Môn Ngữ văn lớp 11 Ban cơ bản - Tiết 28 đến 40

Giáo án Môn Ngữ văn lớp 11 Ban cơ bản - Tiết 28 đến 40

Tiết 28

Tiếng Việt

 THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Về kiến thức:

- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa.

2. Về kĩ năng :

- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.

- Lĩnh hội và phân tích sự khác biệt cùng giá trị củ từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi từ được chọn sử dụng ở lời nói.

- Dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.

3. Về tư duy, thái độ:

Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tôn trọng các quy tắc và phương thức chung.

 

doc 49 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn lớp 11 Ban cơ bản - Tiết 28 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Ngày soạn: 07/10/2010
Tiếng Việt
 THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Về kiến thức: 
- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa.
2. Về kĩ năng : 
- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ. 
- Lĩnh hội và phân tích sự khác biệt cùng giá trị củ từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi từ được chọn sử dụng ở lời nói.
- Dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.
3. Về tư duy, thái độ:
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tôn trọng các quy tắc và phương thức chung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV:
- SGV, SGK, Thiết kế lên lớp.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Vở ghi, vở soạn, phân nhóm học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trao đổi thảo luận,phân tích, tổng hợp, 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Sĩ số, tác phong, vệ sinh lớp. Tạo tâm thế học tập tích cực cho HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 5 thành ngữ, điển cố. Đặt câu với các thành ngữ, điển cố đó.
( GV gọi 2 hs lên bảng làm bài tập, HS khác nhận xét,sửa lỗi, hoàn thành yêu cầu, Gv ghi điểm).
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hđ 1: GV hướng dẫn hS làm các Bài tập trong SGK.
Chia nhóm học tập ( 4 nhóm) .
Nhóm 1 ( Bài 1) 
Nhóm 2 ( Bài 2) 
Nhóm 3 ( Bài 3)
Nhóm 4 ( Bài 4)
Nhóm 5 ( bài 5)
GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của các bài tập.
Các nhóm thảo luận làm ở phiếu học tập, GV nhận xét và đi đến kết luận chung.
HD1: HS làm việc theo nhóm. 
Bài tập 1. 
Từ lá trong câu thơ của Nguyễn Khuyến dùng theo nghĩa gốc hay nghiã chuyển? 
 Xác định nghĩa của từ lá trong các trường hợp cụ thể?
Bài tập 2: 
Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ con người
Bài tập 3: 
Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.
Bài tập 4: 
Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu và giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với từ đó?
Bài tập 5
Đánh dấu trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu và giải thích lý do lựa chọn.
Bài tập 1/ 74. a. – Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và hình thức âm thanh của nó có mối quan hệ không có lí do: không thể giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để giải thích nghĩa đó.
- Câu thơ của NK: từ Lá được dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, ở trên ngọn hay trên cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.
b. – Lá gan, lá phổi, lá lách: + Từ lá dùng để từ chỉ bộ phận trong cơ thể có hình giống như chiếc lá.
- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: dùng để chỉ những vật giống chiếc lá để ghi hoặc vẽ.
- Lá cờ, lá buồm: Dùng để chỉ những vật giống chiếc lá, mũi nhô ra phía trước.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: dùng để chỉ những vật làm bằng gỗ, cói, tre, nứa.. có hình dạng như chiếc lá.
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: chỉ những vật làm bằng kim loại, hình dạng mỏng như chiếc lá.
- Từ lá dùng với các nghĩa khác nhau, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm: hình dáng mỏng, dẹt như lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau 
Bài tập 2/ 74. HS tự đặt câu theo gợi ý của giáo viên và sáng tạo phát huy chủ thể.
- Tay: Hắn nổi tiếng là một tay chợ đen.
- Chân: Nam là chân sút quan trọng nhất của đội bóng lớp tôi.
- Miệng: Con người ấy miệng bằng tay, tay bằng miệng.
- Tim: Trong ngòi bút của Nguyễn Du chứa đựng một trái tim cảm thông sâu sắc.
- Mặt: Đây là kế hoạch phát triển nhiều mặt của công ty trong 5 năm tới.
- Mũi: Trinh sát của chúng ta đã linh hoạt chia nhiều mũi nên đã tóm gọn bọn buôn lậu.
Bài tập 3/ 75: HS tìm từ đặt câu, phát huy tính tích cực.
- Chua: Con người như vậy mà chua ngoa đanh đá phải biết 
- Cay: Thằng bé đã phải sống một cuộc sống tủi nhục trong sự cay nghiệt của mẹ kế.
- Đắng: Hạnh phúc mà chúng ta có được đã phải trải qua nhiều đắng cay, thử thách.
- Mặn: cô ấy có nước da đen mặn mòi của gió biển.
- Ngọt: Bá Kiến nổi tiếng với lối nói ngọt nhạt.
Bài tập 4/ 75. - Từ đồng nghĩa: Nhận, nghe, vâng, nhờ, bảo 
+ Bảo: mang tính mệnh lệnh.
+ Nhờ: bằng lời tác động đến người khác, mong họ giúp mình làm gì, hiệu qủa không cao, người được nhờ có thể nhận lời hoặc không nhận lời.
+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
- Nghĩa của từ cậy, chịu. 
+ Cậy: Mang sắc thái khẩn cầu, gửi gắm, uỷ thác của Thuý Kiều đối với Thuý Vân.
+ Chịu: nhận lời không còn sự lựa chọn nào khác, là một sự hy sinh lớn lao của Thuý Vân
Bài tập 5/75.
a. Canh cánh: khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của Bác, không chỉ thể hiện tác phẩm mà còn biểu hiện con người.
- Các từ khác chỉ nói đến nỗi lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung.
b. Liên can: anh ta không có dính líu gì đến công việc này, anh ta hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì về sự việc đã xảy ra.
c. - Bầu bạn: nghĩa khái quát, chỉ tập thể, mang tính khẩu ngữ.
- Bạn hữu: nghĩa cụ thể chỉ người bạn thân thiết, ko phù hợp nói về quan hệ quốc gia.
- Bạn bè: nghĩa khái quát mang sắc thái thân mật.
→ Chọn từ bạn.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà: 
a. Củng cố: GV hệ thống lại những kiến thức cơ bản của bài học.
b. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tìm thêm ngữ liệu trong ngôn ngữ hàng ngày về sự chuyển nghiac của từ và lí giải về sự chuyển nghĩa đó.
- Phân tích để nhận ra nghĩa của các từ đứng và quỳ trong câu tục ngữ: “ chết đứng còn hơn sống quỳ”.
5. Rút kinh nghiệm: 
Tiết 29-30 Ngày soạn: 09/10/2010
Văn học sử 
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Về kiến thức: 
- Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11: 
 -> Các tác giả, tác phẩm đã học.
 -> Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
 -> Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi hiện đại hóa văn học.
2. Về kĩ năng: 
- Có năng lực đọc - hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ, phân biệt các thể loại cơ bản của VH thời kì này.
3. Về tư duy và thái độ: 
- Có tư duy tổng hợp, đối sánh, cảm nhận tác phẩm văn học.
- Yêu mến và tự hào, giữ gìn và tôn vinh những giá trị tinh thần quý báu của cha ông qua các tác phẩm văn học trung đại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của GV:
- SGV, SGK, Thiết kế lên lớp.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Vở ghi, vở soạn, phân nhóm học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, trao đổi thảo luận, tổng hợp, nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, trọng tâm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Sĩ số, tác phong, vệ sinh lớp. Tạo tâm thế học tập tích cực cho HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 HS, nhận xét tinh thần, thái độ học tập, ghi điểm.
3. Bài mới: 
TIẾT 29
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hđ 1: 
Ôn tập những nội dung cơ bản của văn học trung đại.
- GV nêu ý khái quát, nhấn mạnh sự cần thiết của bài học với nhiều kiến thức tổng hợp.
TT1: Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 ( sgk).
Gợi ý HS thảo luận.
Hd HS phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích.
( Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Xin lập khoa luật,Bài ca phong cảnh Hương Sơn,Câu cá mùa thu, Vịnh khoa thi hương...)
TT2: Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2 ( sgk).
- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi. 
GV tổng hợp ý kiến của HS, chốt lại vấn đề.
GV treo bảng phụ.
TT3: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3. ( sgk)
HẾT TIẾT 29.
GV củng cố kiến thức chính.
Hđ 1: HS theo dõi hệ thống các câu hỏi trong sgk. ( phần nội dung) 
TT1: Đọc câu hỏi 1: 
Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong VH từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?
HS thảo luận, rút ra những biểu hiện cơ bản của nội dung yêu nước trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII – XIX. 
HS làm việc theo bảng sau: 
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung 
TT2: HS đọc câu hỏi số 2: 
Vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong vh giai đoạn này? Vấn đề cơ bản của nội dung NĐ trong VH từ thế kỉ XVIII đến hết thể kỉ XIX là gì?
HS trao đổi thảo luận 2 ý cơ bản.
- Biểu hiện cụ thể của nội dung nhân đạo trong vh giai đoạn này.
- Biểu hiện mới. 
TT3: HS đọc câu hỏi số 3:
Phân tích giá trị phản ánh và giá trị hiện thực của đoạn trích VPCT?
HS cần nắm: 
Nội dung yêu nước.
Cảm hứng nhân đạo
Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh.
I. NỘI DUNG: 
1. Nội dung yêu nước (cảm hứng yêu nước) trong VH giai đoạn này cũng như văn học giai đoạn trước: Trung quân ái quốc, thể hiện phong phú, đa dạng, tập trung ở phương diện:
+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc.
+ Khát vọng xây dựng một đất nước hòa bình, hạnh phúc.
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
+ Tự hào trước chiến công, truyền thống lịch sử, biết ơn, ngợi ca những người hi sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
- Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX xuất hiện nội dung mới:
+ Ý thức về vai trò, trách nhiệm của người hiền tài đối với đất nước.
+ Tư tưởng canh tân đất nước.
+ Mang âm hưởng bi tráng qua sáng tác của Đồ Chiểu.
2. Chủ nghĩa nhân đạo: Từ đầu XVIII – XIX xuất hiện thành trào lưu vì: 
- Tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp như: Truyện Kiều, chinh phụ ngâm, Hồ Xuân Hương 
- Nội dung nhân đạo chủ yếu của văn học giai đoạn này:
+ Thương cảm trước số phận con người và đồng cảm với khát vọng của họ.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm của họ.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
- Biểu hiện mới của cảm hứng nhân đạo:
+ Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế.
+ Ý thức về cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân).
3. Giá trị phản ánh và giá trị hiện thực của đoạn trích VPCT:
- Là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa được khắc hoạ ở 2 phương diện:
+ Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa.
+ Cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí của cha con nhà chúa.
TIẾT 30
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
TT4: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4. ( sgk)
Hđ 2: 
Ôn tập phần Phương pháp của VH trung đại từ đầu XVIII- XIX.
TT1. GV hướng dẫn HS vận ding hình thức ôn tập phù hợp nhất.
TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của VHTĐ.
TT4: HS đọc câu hỏi số 4:
Những giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn NĐC? 
Vì sao nói VTNSCG lần đầu tiên trong VH dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân- nghĩa sĩ?
Hđ2: 
 HS theo dõi hệ thống các câu hỏi trong sgk. ( phần phương pháp) 
Làm việc theo sơ đồ.
HS theo dõi các câu hỏi ( sgk).
Biểu hiện của tính quy phạm ?
Xu hướng dân tộc hóa, sáng tạo trọng ... ặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về tư duy, thái độ: 
- Cảm thông, sẻ chia sâu sắc đối với những kiếp sống quẩn quanh, đơn điệu của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.
- Có niềm tin vào cuộc sống dù phải gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV
- SGV, SGK, Thiết kế bài giảng.
- Bảng phụ.
- Tranh ảnh và các tư liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài và đọc kĩ tác phẩm ở nhà.
Tìm hiểu một số tác phẩm viết về cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Gợi mở vấn đề, phát vấn, phân tích, tổng hợp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Sĩ số, tác phong, vệ sinh lớp. Tạo tâm thế học tập tích cực cho HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học lãng mạn và văn học hiện thực giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945?
Yêu cầu cần đạt: 
 Đặc điểm văn học lãng mạn.
 - Tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc
 - Phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.
 - Lấy con người là trung tâm của quá trình sáng tác.
 - Bất lực trước thực tại, đi sâu vào thế giới nội tâm.
 - Chú trọng diễn tả những cảm xúc, những biến thái tinh vi của tâm hồn.
 - Đề tài: Tình yêu, thiên nhiên và quá khứ.
 - Tác giả: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn, Phong trào thơ mới.
Đặc điểm văn học hiện thực:
 - Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.
 - Đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của nhân dân bị áp bức bóc lột với thái độ cảm thông sâu sắc.
 - Khai thác chủ đề thế sự.
 - Miêu tả, phân tích, lí giải hiện thực thông qua hình tượng điển hình.
 - Tác giả: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hđ 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác.
GV yêu cầu HS tóm tắt tiểu dẫn.
GV yêu cầu HS neu nội dung chính trong sáng tác của TL.
Nghệ thuật tiêu biểu trong sáng tác truyện ngắn của ông?
GV treo bảng phụ, chót lại ý chính.
GV yêu cầu HS tìm hiểu xuất xứ, đặc điểm và bố cục tác phẩm Hai đứa trẻ.
GV hướng dẫn HS đọc để tìm hiểu bố cục tác phẩm.
- Đọc nhẹ nhàng, giọng trầm buồn, thanh thoát, có cảm xúc.
Hđ 2: GV hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản.
Phố huyện lúc chiều tàn được giới thiệu qua những bức tranh nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bức tranh thiên nhiên.
Nhận xét về bức tranh đó.
Gv nhấn mạnh ý. 
Bức tranh cuộc sống trong cảnh chiều tàn được miêu tả như thế nào?
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV chuyển ý: HĐT là một tác phẩm minh chững rõ nét cho phong cách viết truyện của TL. Truyện được viết theo dòng tâm trạng của nhân vật chính.
Yêu cầu HS cảm nhận tâm trạng của nhân vật Liên.
Hđ 1: Hs đọc tiêu dẫn, tóm tắt những nét chính về nhà văn TL.
- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh (1910 -1942)
- Xuất thân trong gia đình công chức quan lại.
- Sinh và mất tại Hà Nội, thuở nhỏ sống ở Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm, tinh tế.
- Làm báo cùng các anh và là cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay.
- Là cây bút viết truyện ngắn tài hoa.
- Nội dung: 
+ Cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo.
+ Khai thác chất thơ của cuộc sống hàng ngày làm nên sự hấp dẫn của truyện.
- Nghệ thuật: 
+ Truyện ngắn không có cốt truyện, thiên về thế giới nội tâm.
+ Nhân vật: không miêu tả ngoại hình, nghiêng về biểu hiện tâm trạng, cảm xúc.
HS theo dõi sgk.
HS trả lời câu hỏi
HS đọc theo sự gợi dẫn của Gv.
Nêu bố cục vb.
HS nêu đại ý đoạn 1.
HS trả lời: qua 2 bức tranh: Thiên nhiên và cuộc sống.
HS thảo luận tìm những chi tiết miêu tả âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét trong bức tranh thiên nhiên.
Hs nhận xét.
HS chú ý cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn.
HS nhận xét. 
Hs tìm những chi tiết giới thiệu về tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tàn, cảnh chợ tàn và chứng kiến những mảnh đời tàn.
I. Giới thiệu.chung
1. Tác giả: sgk
2. Sáng tác: 
- Hiện thực & trữ tình tạo nên phong cách riêng của Thạch Lam.
- Tác phẩm: sgk
=> Văn của TL trong sáng, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc.
3. Truyện ngắn: Hai đứa trẻ
a. Xuất xứ: In trong tập Nắng trong vườn (1938)
b. Đặc điểm: Đan cài hai yếu tố hiện thực và trữ tình.
c. Bố cục: 3 phần
Đoạn 1: Từ đầu đến Nhỏ dần về phía làng: Phố huyện lúc chiều tàn.
Đoạn 2: Tiếp theo đến hằng ngày của họ: Phố huyện lúc về đêm.
Đoạn 3: Còn lại: Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Phố huyện lúc chiều tàn: 
a. Bức tranh thiên nhiên: 
- Âm thanh: 
-> Tiếng trống thu không
-> Tiếng ếch nhái kêu ran
-> Tiếng muỗi vo ve
- Hình ảnh, màu sắc: 
-> Phương Tây đỏ rực như lửa cháy.
-> Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
-> Dãy tre làng đen lại
- Đường nét: Cắt hình rõ rệt trên nên trời.
=> Thiên nhiên đượm hồn quê, hồn dân tộc, một bức tranh êm đềm thơ mộng, nhưng xao xác buồn, được vẽ lên bằng những nét bút vừa thực vừa lãng mạn.
b. Bức tranh cuộc sống: 
+ Cảnh chợ tàn: 
-> Tiêu điều, xơ xác, ẩm thấp, tù đọng.
+ Những kiếp người tàn: 
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: Nhặt nhạnh, dò dẫm, tìm kiếm miếng ăn.
- Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ.
- Chị em Liên: trông coi cửa hàng tạp hóa.
- Bà cụ Thi: Hơi điên, lần vào bóng tối với tiếng cười khanh khách.
=> Một bức tranh tẻ nhạt với sự chật vật mưu sinh của những con người nơi phố huyện.
c. Tâm trạng của Liên: 
-> Buồn man mác; xót thương những mảnh đời tội nghiệp, lam lũ. Cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương. 
-> Là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, sống nội tâm, giàu tình yêu thương con người.
Hết tiết 37
Gv củng cố bài học.
GV định hướng để HS tiếp tục tìm hiểu tác phẩm ở những đoạn còn lại.
HS cần nắm vững kiến thức cơ bản.
Tiết 38
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
 -U. Sếch- xpia- 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS: 
 - Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
 - Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Từ đó nhận biết được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ và quyết tâm của hai người hướng tới xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.
 - Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình yêu cao đẹp, là động lực sẽ giúp con người vượt qua mọi định kiến và hận thù.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, SGV
2. HS: Bài soạn, SGK
3. Phương pháp chung: Diễn giảng, phát vấn, trực quan....
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, KT sỉ số
2. KT bài cũ
3. Vào bài
Hoạt động của GV
HĐ của GV
Nội dung lưu bảng
- Gọi HS đọc tiểu dẫn và cho biết vài nét về tác giả và tác phẩm?
- Cho biết vị trí của đoạn trích?
- Gọi HS đọc phân vai: 
+ HS1: Rô-mê-ô
+ HS2: Giu-li-ét
- Đoạn trích có mấy lời thoại ? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
- Thù hận ở đây xuất phát từ đâu? Nó hiện ra trong lời thoại hai nhân vật như thế nào? Nỗi ám ảnh thù thận giữa hai dòng họ xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao họ nhắc đến thù hận trong khi tỏ tình ?
“Một mối thù sinh một mối tình
Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao
Tình yêu cách trở gian lao
Hận thù mà lại khát khao ân tình”
- Tại sao ta nói: tình yêu của R và G đã bất chấp thù hận ?
- Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong lời thoại của R nói lên điều gì? Sao ánh trăng không sáng mà mờ ảo? Suy nghĩ về J hướng so sánh của chàng vào đâu ? 
- Em có nhận xét gì về tình yêu của R đối với G?
- Tâm trạng của G thể hiện ra sao trong lời độc thoại?
- Tâm trạng của G thể hiện ra sao trong lời đối thoại với R?
- Đọc- Dựa vào SGK- Trình bày
- Dựa vào SGK-nêu
- Đọc
- Suy nghĩ- trình bày
- Suy nghĩ- trình bày
- Thảo luận- trình bày
- Suy nghĩ- trả lời
- Suy nghĩ- nêu
- Suy nghĩ- trình bày
- Suy nghĩ-nêu
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
 1. Tác giả 
- U. Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục Hưng.
- Ông để lại 37 vở kịch gồm: kịch lịch sử, bi kịch, hài kịch. Tất cả đều là kiệt tác của nhân loại.
 2. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét
 a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết 1594 – 1595, là vở bi kịch bằng thơ xen lẫn văn xuôi, có 5 hồi.
- Dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn- ta- ghiu và Ca-piu-let tại thành Vê-rô-na (Ý) thời trung cổ.
 b. Tóm tắt: SGK T. 198
 3. Đoạn trích Tình yêu và thù hận
 a. Vị trí: Trích lớp 2, hồi 2của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li- ét
 b. Nội dung: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại vườn nhà Ca-piu-let sau đêm vũ hội hóa trang.
II. Đọc hiểu văn bản
 1. Hình thức của các lời thoại
- Sáu lời thoại đầu là lời độc thoại nội tâm của R và G (Họ nói về nhau chứ không nói với nhau)
- Mười lời thoại còn lại là lời đối thoại.
 2. Tình yêu của R và G
 a. Tình yêu trên nền thù hận
- Mối thù hận của hai dòng họ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ, đối thoại.
- Cả hai ý thức được sự thù hận nhưng có nỗi lo chung là không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau.
ð R & G đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà xem thù hận như cái nền để vượt lên xây đắp tình yêu.
 b. Tình yêu bất chấp thù hận
Thù hận thể hiện qua suy nghĩ nhưng không chi phối hành động của nhân vật:
- Đối với R: gặp và yêu G, sẵn sàng làm tất cả vì tình yêu: thay tên đổi họ “Nếu chính tay nó ra”, vượt tường đến gặp G “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”
- Đối với G: biết được tình yêu chân thực của R nàng vượt sợ hãi, chấm dứt nỗi băn khoăn : “Em chẳng.. nơi đây”
ð Tình yêu không xung đột với thù hận" hận thù bị đẩy lùi chỉ còn lại tình yêu cao đẹp, tình người bao la. 
 : Tóm lại: Tình yêu và thù hận cơ bản đã được giải quyết.
 3. Tâm trạng của Rô-mê-ô (lời thoại 1)
- R gặp G trong một đêm khuya- trăng sáng" minh chứng cho tình yêu chân chính, trong sáng của đôi tình nhân.
- Giu- li- ét xuất hiện bất ngờ, R so sánh vẻ đẹp của nàng: 
+ “Vừng dương” lúc bình minh khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon” “nhợt nhạt”
+ Đôi mắt như “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời”
+ Đôi gò má như “ như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nén phải thẹn thùng”- “vì tinh tú ấy phải hổ ngươi”
" khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt: “Kìa, gò má ấy”.
ð Tình yêu của R đối với G chân thành, hồn nhiên và trong sáng.
 4. Tâm trạng của Giu-li-ét
- Khi nói một mình:
+ “Ôi chao !”" day dứt, dằn vặt, lo lắng về: hận thù giữa hai dòng họ; R có thật sự yêu mình không.
+ Lời thoại 4, 6: Chất vấn mình “Sao chàng lại là R nhỉ” và đề xuất cách giải quyết “Chàng hãy đem em đây” " chính chắn trong suy nghĩ, thiết tha trong tình yêu.
- Khi nói với R:
+ Lời thoại 8,10 " ngạc nhiên, tâm trạng phấn khởi pha chút lo sợ.
+ Lời thoại 12, 14, 16" băn khoăn, lo lắng cho sự an nguy của R: “Họ bắt gặp anh.. chết anh”,..
ð Tâm trạng của G phong phú và phức tạp, yêu mãnh liệt song lắm lo sợ trước mối thù của hai dòng họ.
III. Tổng kết: ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: “ Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người ?”
5. Dặn dò: Về nhà học và chuẩn bị bài Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan11.doc