Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tuyên ngôn độc lập (Phần I - Tác giả)

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tuyên ngôn độc lập (Phần I - Tác giả)

A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:

 - Hiểu được quan điểm sáng tác

- Nắm khái quát về sự nghiệp văn học

- Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

 - Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.

B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo

 - HS : Sách GK, bài soạn

c. Tiến trình dạy học

 1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 26431Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tuyên ngôn độc lập (Phần I - Tác giả)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết đọc văn
Tuyên ngôn độc lập ( Phần I - Tác giả )
 Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
 - Hiểu được quan điểm sáng tác
- Nắm khái quát về sự nghiệp văn học
- Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh 
 	- Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.
B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
 - HS : Sách GK, bài soạn 
c. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1- Tìm hiểu tiểu sử 
1. HS trình bày tiểu sử 
2. GV góp ý dàn ý và định hướng: Gốc yêu nước + Nung nấu lòng yêu nước + Tìm đường cứu nước + Bắt gặp vũ khí cứu nước + Vận động CM để hoàn thành sự nghiệp cứu nước + Thành công + Đánh giá chung về con người và sự nghiệp
3. HS phát biểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh 
I- Tiểu sử 
1. Quê hương, gia đình, hoạt động trước khi tìm đường cứu nước
- Gia đình nhà nho yêu nước
- Quê hương (...) là một vùng giàu truyền thống văn hóa và yêu nước.
- Đã học chữ Hán, trường Pháp và dạy học cho đến năm 21 tuổi.
2. Hành trình, hoạt động, sự nghiệp cách mạng (các mốc quan trọng) 
- 1911 – 1919 : ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- 1920 : gặp Chủ nghĩa Cộng sản, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây trở thành người đi tiên phong trên con đường cứu nước theo lí luận Cộng sản.
- Đến 1929 : hoạt động quốc tế và thành lập các tổ chức cứu nước theo con đường này.
-3/2/1930 : chủ trì thành lập ĐCSVN. Từ đó hoạt động để xây dựng Đảng vững mạnh.
- Từ 2/1941 về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào CM trong nước, làm nên CMT8/1945
- 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN mới, bắt đầu một thời đại mới. Là lãnh tụ Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi từ trần (2/9/1969). 
3- Khái quát chung
 Là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Danh nhân văn hóa thế giới.
Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng nhưng Người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn
Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu Sự nghiệp văn học
1. Tìm hiểu quan điểm
a) HS nêu 3 quan điểm
 GV hướng dẫn để HS phát biểu dưới dạng mệnh đề.
b) GV hướng dẫn cách nghị luận để làm sáng tỏ 3 quan điểm ( Hướng dẫn HS thực hiện nghị luận 1 trong 3 quan điểm)
+ Muốn nghị luận cần trình bày 3 nội dung. Thứ nhất, HCM đã phát biểu trực tiếp quan điểm như thế nào ? Thứ hai, Người đã thể hiện điều ấy trong tác phẩm của mình ra sao ? Thứ ba, văn học nói chung đã thể hiện quan điểm này thế nào ?
c) GV trình bày ngắn gọn 1 quan điểm để minh họa
II. Sự nghiệp văn học
 1. Quan điểm sáng tác 
a) Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng
+ Hồ Chí Minh từng khẳng định : “Văn học nghệ thuật,...mặt trận ấy”. Người phê phán thơ xưa chỉ biết trưng, hoa, tuyết, nguyệt và nhấn mạnh : “Nay ở trong thơ nên có thép,ữngung phong”.
+ Thời ở Pháp, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dan Pháp, ngay ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy bảo “ngày dài ngâm ngợi cho khuây” nhưng Nhật kí trong tù rất giàu tính chiến đấu,... Những ngày tháng gian khổ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bác sáng tác các bài ca cách mạng,...
+ VHNT thế giới cũng như VHNT Việt Nam, trong chiều dài hàng ngàn năm của mình, quan điểm mà HCM đề cao đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt. ở VN chẳng hạn, từ Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đến nay luôn vang lên những sáng tác văn chương của những con người “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” (Sóng Hồng).
b) Cần chú trọng tính chân thật và tính dân tộc 
c) Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích tác động để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện,
2. Tìm hiểu di sản văn học
 GV hướng dẫn HS về nhà lập Bảng tóm tắt di sản văn học HCM. 
(Quy định thời hạn nghiệm thu, chấm điểm)
2. Di sản 
Chính luận
Truyện kí
Thơ ca
Tác phẩm
Nội dung
Đăc sắc NT 
3. Tìm hiểu Phong cách nghệ thuật
a) HS lập dàn ý trình bày (theo nhóm)
b) GV Phỏng vấn : + Cái hay của Vi hành + Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là gì ? 
3. Phong cách nghệ thuật
+ Mỗi thể loại có những đặc sắc riêng ( Văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca )
+ Đánh giá chung : Phong phú, đa dạng nhưng nhất quán. Mục đích rõ ràng, tư tưởng sâu sắc, cách viết...nên có sức hấp dẫn, có sức tác động nhiều đối tượng, có sức sống lâu bề
Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết
1. GV nêu các yêu cầu cần nắm về tác giả HCM 
2. HS đọc Ghi nhớ
III. Tổng kết
- HCM là tác gia lớn, có quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ. Người đã để lại sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại.
- Tác phẩm của người có giá trị nhiều mặt, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam.
Hoạt động 4 - Luyện tập
IV. Luyện tập
Bài 1
1. Cả lớp góp ý để làm rõ 2 phương diện của bài thơ Chiều tối (Mộ). GV vừa gợi ý vừa ghi bảng các ý kiến HS
2. Dựa trên 2 nội dung xác định 1, 2 HS trình bày miệng.
Bài 2 (thực hiện ở nhà)
Tổ học tập tổ chức viết thành văn bản. GV chấm theo tổ.
Bài tập 1
1. Màu sắc cổ điển 
+ Thể loại thơ tứ tuyệt, âm hưởng Đường thi
+ Hình ảnh thiên nhiên, không gian, tâm thế nhà thơ phảng phất điệu bâng khuâng, cô đơn như chinh nhân lữ thứ với cái tôi trữ tình ẩn tàng thường gặp trong thơ xưa. 
2. Màu sắc hiện đại 
+ Hình tượng con người khách quan là trung tâm của bức tranh, Cái nhìn sống động, tuơi tắn.
+ Hình ảnh bếp lửa hồng mang tính ẩn dụ cho tương lai lạc quan, tin tưởng, không bị trùm lấp bởi điệu buồn của lối thơ chinh nhân xưa
+ Trong chiều sâu của bài thơ là hình ảnh tác giả điềm đạm, lão luyện đang dấn thân trên đường gian khó. Đó là một hình ảnh động, khác với cái xôn xao được thể hiện trong tĩnh lặng của thơ cổ diển. Con người như thế, phải là con người của thời hiện đại. 
D. Dặn dò: - Làm bài tập 2 trong SGK
 - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docTac gia Ho Chi Minh.doc