I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được không khí ngày Tết mang truyền thống văn hoá của dân tộc và những tác động của nền kinh tế thị trường đối với con người;
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ trân trọng những nét văn hoá trong ứng xử của người Việt ở những không gian và thời gian tưởng chừng quen thuộc (gia đình và ngày tết cổ truyền).
Tiết:73 - Đọc thêm Ngày soạn: 10/2/2011 MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (Ma Văn Kháng) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Cảm nhận được không khí ngày Tết mang truyền thống văn hoá của dân tộc và những tác động của nền kinh tế thị trường đối với con người; - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ trân trọng những nét văn hoá trong ứng xử của người Việt ở những không gian và thời gian tưởng chừng quen thuộc (gia đình và ngày tết cổ truyền). II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. (3’) 3. Bài mới : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 8’ * Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở phần tiểu dẫn trong SGK. -Yêu cầu nêu các nét chính về tác giả, tác phẩm? * Hoạt động 1. HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và các nguồn thông tin để trình bày. I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Ma Văn Kháng (1936) - Tên khai sinh: Đinh Trọng Đoàn, quê Hà Nội. Tốt nghiệp ĐHSP, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn. - Bút danh: Ma Văn Kháng ->gắn liền với kỉ niệm dạy học nơi bản làng và tình cảm sâu nặng với đồng bào các dân tộc vùng cao. - Năm 1976, ông chuyển về Hà Nội và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành báo chí, văn học nước nhà, từng được nhận nhiều giải thưởng văn chương có giá trị. - Sáng tác chính gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. (SGK) 2. Tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn: - Sáng tác: 1985. - Tóm tắt: SGK - Vị trí: Được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. 30’ * Hoạt động 2. GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản. - Yêu cầu HS xác định vị trí đoạn trích ?: Về nội dung , tp có những giá trị cơ bản nào ? ?: Về nghệ thuật , tp có những giá trị cơ bản nào ? ?: Hãy rút ra ý nghĩa văn bản? * Hoạt động 2. HS đọc- hiểu văn bản. -Dựa vào SGK để trình bày. - thảo luận nhóm, trả lời. - thảo luận nhóm, trả lời. - thảo luận nhóm, trả lời. II.Hướng dẫn đọc thêm: 1/ Vị trí đoạn trích: - Trích từ chương 2 của tiểu thuyết: - Nội dung: Ông Bằng và mọi người đang rất buồn vì Cừ bỏ xí nghiệp và có tin là đã vượt biên. Ông viết thư cho chị Hoài và chị đã lên thăm gia đình vào buổi chiều tất niên. 2/Tìm hiểu đoạn trích: a) Nội dung - Không khí ngày Tết : Những chi tiết về mâm cổ cúng tất niên tái hiện không khí Tết cổ truyền mang đậm bản sắc Việt Nam. Chị Hoài – vốn là con dâu trưởng của cụ Bằng, nay đã lấy chồng, có con – vẫn nhớ lên chúc Tết gia đình. Đặc biệt, cử chỉ và lời khấn của ông Bằng cho thấy sự thiêng liêng của đời sống tâm linh, tình cảm con người. - Những tính cách đối lập: + Lí đã từng chấp nhận hi sinh, nay lại rơi vào vòng xoáy của đồng tiền. + Đông đã từng là anh hùng thì bây giờ trở thành người thừa. + Cừ đã từng là bộ đội bây giờ bỏ trốn ra nước ngoài. Kinh tế thị trường đã tác động tới mọi người, mọi ngõ ngách của cuộc sống. b) Nghệ thuật Cách kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc. c) Ý nghĩa văn bản Đoạn trích giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường. 2’ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học: H: Hãy nêu ngắn gọn những nét chính về nội dung và nghệ thuật truyện? Tổng kết bài học - Thảo luận nhóm và trả lời III TỔNG KẾT : Đoạn văn đã góp phần thể hiện rõ nét chủ đề của tác phẩm. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ sức mạnh của những giá trị tinh thần mà tình cảm gia đình, cộng đồng đã tạo dựng trong mỗi con người. 4. Hướng dẫn tự học: (1’) Cảm nhận của anh (chị) về không khí ngày Tết trong gia đình ông Bằng qua đoạn trích. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: