Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 7: Tuyên ngôn độc lập

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 7: Tuyên ngôn độc lập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS thấy rõ giá trị nhiều mặt của Tuyên ngôn độc lập (lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật) đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào DT của Bác.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng nghị luận. PT lập luận, luận điểm, lời lẽ và giọng văn.

3. Về tư tưởng, tình cảm:

- GDHS yêu mến trân trọng thơ văn cũng như con người Bác. Học tập những P/C cao đẹp trong con người Bác.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2.Trò: SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 7: Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2011 Ngày giảng: 12 G: / 8/2011 
	12H: /8/2011
	12I: /8/2011
Tiêt 7: Đọc văn
 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 HỒ CHÍ MINH
 PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
- Giúp HS thấy rõ giá trị nhiều mặt của Tuyên ngôn độc lập (lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật) đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào DT của Bác.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nghị luận. PT lập luận, luận điểm, lời lẽ và giọng văn.
3. Về tư tưởng, tình cảm: 
- GDHS yêu mến trân trọng thơ văn cũng như con người Bác. Học tập những P/C cao đẹp trong con người Bác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
2.Trò: SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 * Ổn định tổ chức lớp (1’) 12 G: 12H: 12I:
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Câu hỏi:
 ? Nêu quan điểm sang tác của HCM.
2. Đáp án:
 - Có 3 quan điểm:
 + VH là 1 vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho SNCM. (3đ’)
 + Tính chân thật, tính dân tộc. (3đ’)
 + MĐ, đối tượng tiếp nhận của VH (4đ’)
II. Bài mới:
 * Lời vào bài (1’) Ở tiết trước các em đã tìm hiểu những nét KQ vè tác giả, sự nghiệp sáng tác. Để hiểu hơn về sự nghiệp sang tác đặc biệt về văn nghị luân tiết học hôn nay thẩy trò ta cùng nhau tìm hiểu VB: Tuyên ngôn độc lập. Mời các E . Tr 38
 * ND bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
 HS đọc TD
? Phần TD nêu những ND gì.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bản TNĐL.
? Bản TNĐL viết cho những đối tượng nào.
? Vì sao lại nói như vậy.
? Nêu MĐ sáng tác của bản TNĐL.
? Bản TNĐL có vị trí gì trong LS,VH. 
GV hướng dấn HS đọc đúng YC
? VB có thành mấy phần. Ý của mỗi phần.
? Theo rõ P1 em hãy cho biét Bác đã đưa ra cơ sở pháp lí nào.
? Em có suy nghĩ gì, vì sao Bác lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn đó.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của Bác.
? Em có suy nghĩ gì khi Bác sử dụng lời lẽ của 2 bản tuyên ngôn.
? Qua bài học em hày KQ lại những ý cơ bản.
? PT cách lập luận của Bác khi đua ra cơ sở pháp lí.
I. Tìm hiểu chung.
1. Hoản cảnh , đối tượng, mục đích sáng tác, vị trí của Bản tuyên ngôn đọc lập.
a, Hoàn cảnh: (5’)
- Trên thế giới:
 Cuộc đại chiến lần thứ 2 đang ở giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên xô đã tấn công vào sào huyệt của phát xít đức. Ở phương đông phát xít nhật đã đầu hang vô điều kiện đồng minh.
- Trong nước:
+ Cả nước nổi dậy giành chính quyền (19/8 ở Hà nội, 23/8 ở Huế, 25/8 ở Sài gòn)
+ Ngày 26/8 Bác Hồ từ chiến khu Việt bắc về Hà nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng ngang Bác đã soạn thảo Bản tuyên ngôn độc lập.
+ Ngày 2/9/1945 Tại quảng trường Ba đình CTHCM thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VM mới.
b, Đối tượng: (5’)
+ Toàn thể ND VN và những người yêu chuộng hoà bình trên TG
+ Thông báo trước công luận quốc tế (trước hết là: Anh, Pháp, Mĩ)
 ( Vì tình hình VN sau CMT8 : Phía Nam núp sau quân đội Anh là lính viễn chinh Pháp. Phía bắc sau quân đội quốc dân đảngTQ là ĐQM để hợp pháp hoá quay lại XL việt nam P’ nêu ra 2 lí do rất rễ đánh lừa công luận quốc tế: (1) Pháp có công khai hoá VN. VN vốn là thuộc địa cũ của P’. (2) Pháp có công bảo hộ VN đứng về phe đồng minh chống phát xít vì vậy P’ có quyền vào VN thay phát xít Nhật trong hoàn cảnh ấy TNĐL không chỉ đánh vào thế giới trừu tượng mà trước hết là A,P’,M)
c. Mục đích: (5’)
- Khẳng định quyền độc lập tự do của DT trước quốc dân đồng bào và thế giới. Bác đại diện cho CM vô sản mở nước, khai sinh ra nước VNDCCH.
- Bản tuyên ngôn thể hiện lập trường nhân đạo chính nghĩa, nguyện vọng hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của NDVN.
- Bẩn tuyên ngôn thật sự là cuộc đấu lí, tranh luận ngầm với TDP’, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của TDP’ trên đất nước ta, mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa XH.
d. Vị trí: (2’)
- Về mặt Lịch sử:
 TNĐL là áng văn kiện LS vĩ đại vì nó là lời tuyên bố xoá bỏ chế đọ TD, PK, lạư khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của DT ta trên toàn TG, là mốc son LS mở ra kỉ nguyên ĐL-TD trên đất nước ta.
- Về VH: 
 TNĐL là áng văn chinh luận đặc sắc, cách lạp luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hung hồn, đầy cảm xúc..
+ TNĐL là áng văn tâm huyết của Chủ tich HCM hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của người, đồngthời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của DT ta.
2. Văn bản. (2’)
a, Đọc:
- Rõ ràng, nhấn mạnh các ý quan trọng; giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót khi tố cáo tội ác; giọng tự hào tha thiết khi nói về ND; giọng trang trọng hào hung khi tuyên bố.
b, Bố cục: 
 3 phần
(1) Từ đầu -> Chối cãi được
-- > Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.
(2) Tiếp - > DT đó phải được độc lập.
-- > Kể tội ác của giặc, thể hiện lập trương chính nghĩa, nhân đạo, khẳng định công lao của DTVN trong SN chống ĐQ, phát xít. Đồng thời tuyên bố khai sinh ra nước VNDCCH.
(3) Còn lại
-- > Quyết tâm bảo vệ nền ĐL – TD đã giành được.
II. Đọc - Hiểu
1. Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn. (14’)
- Bác đã dẫn ra 2 bản tuyên ngôn: 1 là tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm(1776). 2 là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM pháp năm (1791).
- Hai đối tượng Mĩ và Pháp đang có âm mưu XL VN. Việc trích dẫn ấy có giá trị sâu sắc: Bác tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ để chặn đứng âm mưu trở lại XL nước ta của TDP.
- Người trích dẫn bản tuyên ngôn ĐL của Mĩ:
 “ Tất cả HP”
Bác dung phép suy lí: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các DT trên TG đều sinh ra bình đẳng, DT nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”. Từ quyền lợi của con người, Bác nâng len quyền lợi của DT. Bác đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng đối với phong trào giải phóng DT trên TG. 
- Người trích dẫn bản tuyên ngôn nhân quyền và nhân quyền của CM pháp:
 “Người ta sinh rachối cãi được”
 Bác đã xoáy sâu vào quyền bình đẳng mọi mặt của con người. Con người hiểu theo nghĩa không phân biệt chủng tộc, mầu da, tổ quốc. Con người nhân loại. Vậy có gì Pháp XL việt nam. Đây là nghệ thuât “gậy ông lại đập lưng ông”.
- Bác dẫn 2 tuyên ngôn vì 2 bản tuyên ngôn là cơ sở pháp lí tiến bộ nhất của thời đại, họ đã từng khẳng định, từng tuyên bố hùng hồn đanh thép. Có lẽ nào chúng lại vô tình đi ngược lại và phản bội lại. Đó chính là phương pháp lập luận khôn khéo, tế nhị của bác.
- Điều sâu sắc hơn khi trích dẫn bác đã đặt CM nước ta ngang hàng với 2 cuộc CM. CMVN là 1 bộ phận của CMTG. Đồng thời cùng 1 lúc thực hiện 2 yêu cầu cơ bản: Độc lập cho DT; Tự do, bình đẳng quyền sống, quyền mưu cầu HP’ cho con người.
*Củng cố và luyện tập: (3’) 
- Hoàn cảnh, đối tượng, MĐ, vị trí của bản tuyên ngôn
- Bố cục, cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.
- HS dựa vào bài trả lời.
III. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (2’)
1. Bài cũ: - Học nắm vững giá trị ND bản TNĐL.
 - PT cách lập luận thể hiện ở đoạn 1 bản TNĐL.
2. Bài mới: - Đọc, soạn phần còn lại .
 - Tiết sau học văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 12cb.doc