Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Luyện tập vần dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Luyện tập vần dụng kết hợp các thao tác lập luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. KIẾN THỨC: củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.

2. KĨ NĂNG: vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên.

3. THÁI ĐỘ: có thái độ học tập và rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.

1. PHƯƠNG PHÁP:

 Tích hợp, thảo luận, thực hành

2. PHƯƠNG TIỆN:

 Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Luyện tập vần dụng kết hợp các thao tác lập luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn tiết 42
Ngày soạn: 16/11/2010
Ngày dạy: 17/11/2010
Lớp dạy: 12 A2
Giáo viên dạy: Trần Văn Chín
Bài dạy:
Luyện tập vần dụng kết hợp các thao tác lập luận.
I. mục tiêu bài học.
1. kiến thức: củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.
2. kĩ năng: vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên.
3. thái độ: có thái độ học tập và rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.
II. phương pháp, phương tiện.
1. phương pháp:
 Tích hợp, thảo luận, thực hành
2. phương tiện:
 Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.
III. tiến trình dạy học.
ổn định tổ chức
vào bài:
 GV tạo tình huống: Thầy có một tình huống nhờ các em sau tiết học giải quyết giúp. A và B chơi rất thân với nhau, ngồi cùng bàn với nhau. Trong một giờ kiểm tra vì một lí do gì đó mà B không làm được bài, lại không được A cho chép. Tình bạn của họ đang có phần dạn nứt. Nếu là A em sẽ làm thế nào thuyết phục được B, để tình bạn của họ không bị tan vỡ. 
 Muốn giải quyết tốt được tình huống này chúng ta cùng đi vào ôn lại kiến thức: các thao tác lập luận đã được học trong chương trình lớp 11.
Hoạt động của thầy Và trò
Nội dung cần đạt
Nội dung tích hợp
Hoạt động 1.
I. Ôn tập kiến thức
- Gv: tổ chức trò chơi, thành lập hai đội chơi, mỗi đội 03 h/s. yêu cầu:
+ Các đội hãy kể tên các thao tác lập luận đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 11 ?
+ Sau 03 giây nếu đội này không tìm và kể được thì đội kia được quyền tìm và kể tiếp. Cuối cùng đội nào trả lời được nhiều hoặc là sau cùng đội đó sẽ thắng.
- GV chiếu sides 2 “Những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận”
- HS nối từng thao tác với từng đặc trưng cơ bản sao cho thích hợp. 
GV chốt bằng việc chiếu sides 3.
- GV chuyển: Từ những kiến thức đã ôn lại chúng ta hãy cùng vận dụng vào việc làm các bài tập ở lớp cũng như ở nhà.
Hoạt động 2.
II. Luyện tập ở lớp
Gv chiếu side 4 và nêu yêu cầu
- HS đọc bài tập số 2 trang 174 sgk
- GV nhận xét h/s đọc.
- Các em vừa nghe bạn đọc đoạn văn. Em nào cho biết Bác viết đoạn văn trên nhằm mục đích gì? 
- Để đạt được mục đích trên tác giả đã vân dụng kết hợp các thao tác lập luận nào? Và tầo tác lập luận nào là chính?
- GV bổ sung: 
* Phân tích: “Thế mà...ta”
+ Mục đích: để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta.
*Chứng minh: “về chính trị...tàn nhẫn”
+ Mục đích: giúp cho người nghe thấy rõ được hành động vô nhân đạo của thực dân Pháp.
- Việc kết hợp các thao tác lập luận trên có hướng tới mục đích viết của Người không?
- Vậy cái hay của đoạn văn ở chỗ nào?
- Qua việc tìm hiểu đoạn văn trên, em học được điều gì ở cách viết văn của Bác?
- GV chốt bằng sides 5
- GV chuyển ý: Từ việc nắm được kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận. Chúng ta vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đó để viết một đoạn văn nghị luận .
GV đọc đề và chiếu sides 6.
- GV nêu yêu cầu:
+ Tìm ý
+ chọn thao tác lập luận phù hợp (2 thao tác trở lên)
- GV gợi ý 
+ về nội dung.
+ Về kĩ năng
- HS chọn ý và viết một đoạn văn dài không quá 100 từ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút.
- HS đọc bài viết và cho biết:
+ Em chọn chủ đề nào ?
+ Em sử dụng các thao tác lập luận nào và thao tác nào là chính?
+ Em hãy đọc to, rõ đoạn văn của mình. 
- HS nhận xét bài viết của bạn.
GV nhận xét phần trình bày của HS và cho điểm thưởng.
- GV qua việc ôn lại những kiến thức đã học. Em nào có thể giải quyết tình huống trên giúp thầy ?
- Các em thấy bạn giải quyết đã thuyết phục chưa? Nếu chưa thuyết phục thì em hãy đưa ra ý kiến của mình? 
Hoạt động 3
III. HD làm bài tập ở nhà
GV hướng dẫn h/s làm các bài tập:
Bài tập trong sgk 
Bài 1. 
Gợi ý:
HS tham khảo đoạn văn sau
GV chiếu sides 7.
Bài 2. HS tham khảo phần đọc thêm sgk trang 177
I. ôn tập kiến thức
- 6 thao tác lập luận:
+ Giải thích là để người ta hiểu.
+ Chứng minh là để người ta tin.
+ Phân tích giúp ta biết căn kẽ.
+ So sánh nhằm nhận rõ giá trị của sự việc, hiện tượng này so với hiện tượng khác.
+ Bác bỏ nhằm phủ nhận một điều nào đó. 
+ Bình luận là đưa ra ý kiến của mình để đánh giá, bàn bạc về một hiện tượng hay vấn đề nào đó.
.
II. Luyện tập ở lớp
bài tập nhận biết.
- Mục đích: vạch rõ âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không thể dung thứ của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ đất nước ta.
- Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận:
+ Thao tác lập luận phân tích.
+ Thao tác lập luận chứng minh
+ Thao tác lập luận bình luận
=> thao tác lập luận phân tích là thao tác chính.
- Hướng đến mục đích: giúp cho nhân dân ta và nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ hơn về hành động phi nghĩa và trái với nhân đạo của thực dân Pháp.
ú Khi nói hay viết ngoài việc sử dụng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu thì ta còn phải biết kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt.
2. Bài tập thực hành
a)Đề bài: Quan niệm của em về một tình bạn đẹp ?
b) Luyện viết đoạn văn
* Gợi ý nội dung
+ Có thể triển khai theo một số luận điểm sau:
Giải thích khái niệm tình bạn đẹp.
Những biểu hiện của tình bạn đẹp
Tại sao phải xây dựng một tình bạn đẹp
Làm thế nào để có được một tình bạn đẹp
+ Có thể chọn 1 trong các luận điểm trên để triển khai
* Về kĩ năng: vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận
c) Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.
3. bài tập tình huống
III. hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
Bài 1
Gợi ý:
Văn chính luận: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng
Văn bản nghị luận: 
Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh 
Bài2.
- Sức hấp dẫn của đoạn văn không chỉ ở việc Bác sử dụng từ ngữ rất gần gũi, giàu hình ảnh, mà còn ở tài nằng của Người trong việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Điều này đã làm lay động hàng triệu con tim. =>Tất cả xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng của một con người yêu nước, hết lòng vì nhân dân.
3. củng cố và dặn dò: Gv chiếu sides 8
- Bài học hôm nay chúng ta cần chú ý: khi viết một bài văn ( đoạn văn) nghị luận, cũng như khi nói chúng ta cần phải biết kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, thì lời văn/ lời nói mới có sức thuyết phục “một lời nói hơn 10 vạn quân” (Nguyễn Trãi)
- Về nhà làm các bài tập trong sgk và chuẩn bị bài mới “Quá trình văn học và phong cách văn học”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 Luyen tap van dung ket hop cac thao tac lapluan tich hop TTHCM.doc