Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Đọc văn: Người lái đò sông Đà

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Đọc văn: Người lái đò sông Đà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học viên:

- Nắm được chủ đề của tác phẩm. Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

- Hiểu và trình bày được vài nét độc đáo của Nguyễn Tuân, người nghệ sỹ uyên bác, tài hoa trong trong cách khám phá thiên nhiên. Bồi dưỡng tình yêu đất nước, gắn bó với quê hương xứ sở.

- Vận dụng những hiểu biết vào thực tiễn để làm bài nghị luận văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

I. Giáo viên:

- Chân dung Nguyễn Tuân

- Hình ảnh về thác, đá, ghềnh, của sông Đà.

- SGK Ngữ Văn 12, tập 1, sách bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, Hướng dẫn dạy học Ngữ Văn 12, tập1 dành cho GDTX cấp THPT, SGV Ngữ Văn tập 1.

- Máy chiếu để trình chiếu các nội dung đã chuẩn bị.

 

doc 10 trang Người đăng hien301 Lượt xem 20312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 42: Đọc văn: Người lái đò sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 42.
ĐỌC VĂN: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
( Trích)
	 Nguyễn Tuân
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học viên: 
- Nắm được chủ đề của tác phẩm. Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.
- Hiểu và trình bày được vài nét độc đáo của Nguyễn Tuân, người nghệ sỹ uyên bác, tài hoa trong trong cách khám phá thiên nhiên. Bồi dưỡng tình yêu đất nước, gắn bó với quê hương xứ sở.
- Vận dụng những hiểu biết vào thực tiễn để làm bài nghị luận văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
I. Giáo viên:
- Chân dung Nguyễn Tuân
- Hình ảnh về thác, đá, ghềnh, của sông Đà.
- SGK Ngữ Văn 12, tập 1, sách bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, Hướng dẫn dạy học Ngữ Văn 12, tập1 dành cho GDTX cấp THPT, SGV Ngữ Văn tập 1.
- Máy chiếu để trình chiếu các nội dung đã chuẩn bị.
II. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bài soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
Kết hợp hài hòa các phương pháp: gợi mở, thuyết giảng, hoạt động nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Đọc khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và phân tích khổ thơ đó?
III. Bài mới.
Lời vào bài: Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường các em đã được biết đến rất nhiều tác phẩm viết về dòng sông như dòng Bạch Đằng trong Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Rồi dòng sông quê thân thương trong Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Hay dòng sông Hồng trong Tràng Giang của Huy Cận.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song. Và bây giờ cô sẽ đưa các em đến thăm và khám phá vẻ đẹp của một dòng sông ở phía Tây Bắc của Tổ quốc đó là dòng Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Trong chương trình Ngữ Văn 11 các em đã được học về tác giả Nguyễn Tuân. 
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân? 
 Chiếu chi tiết tác giả
- Nguyễn Tuân( 1910- 1987) là nhà văn xuất sắc nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Nguyễn Tuân là nhà văn, nhà nghệ sỹ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp, ông có sự đóng góp quan trọng cho thể loại kí và sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.
- Là nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác
 G: Nguyễn Tuân là người có vốn kiến thức vô cùng phong phú. Trước cách mạng ông dùng vốn kiến thức ấy để chơi ngông với đời, để khoe tài, để thể hiện bản lĩnh của mình và ông tìm đến những vẻ đẹp xưa vẫn còn vang bóng, thấy cái đẹp trong những con người kiệt xuất. Sau cách mạng ông dùng nó để ca ngợi Tổ Quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi thời đại mới. Ông tìm thấy cái đẹp ở hiện tại, trong cuộc sống và chiến đấu, thấy cái đẹp trong quần chúng nhân dân - những con người bình dị. Chúng ta sẽ thấy rõ sự thay đổi đó của Nguyễn Tuân trong tập tùy bút Sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng.
G: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn.
Dựa vào phần tiểu dẫn SGK nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản Người lái đò Sông Đà?
GV: Nếu như trước cách mạng Nguyễn Tuân khao khát đi đây đi đó mà ông gọi là chủ nghĩa xê dịch để phần nào vơi bớt cảm giác thiếu quê hương thì sau cách mạng trong chuyến đi thực tế Tây Bắc không chỉ để thỏa niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng đã qua thử lửa trong tâm hồn con người Tây Bắc. Tập tùy bút Sông Đà gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo. Trong đó Người lái đò Sông Đà là một trong những tùy bút đặc sắc.
Em hiểu gì về thể loại tùy bút ?
GV: Văn bản này được viết theo thể tùy bút. Đặc điểm của thể tùy bút là tính chủ quan, trình bày tự do, phúng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng. Qua các tùy bút Nguyễn Tuân nói chuyện với người đọc không chỉ bằng một trái tim nghệ sỹ mà còn bằng một trí tuệ uyên bác, một học vấn sâu rộng, lịch lãm về nhiều lĩnh vực, bằng tác phong của một nhà nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ vấn đề. 
G hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Khi đọc văn bản này đọc với giọng biến hóa linh hoạt. Khi đọc những đoạn miêu tả đá, thác nước, ghềnh thác,các em đọc với giọng mạnh mẽ, dồn dập, dứt khoát. Sang đến đoạn miêu tả Sông Đà Sông Đà khi ở trên máy bay nhìn xuống các em đọc với giọng nhẹ nhàng, êm ái.
G: Cô sẽ đọc diễn cảm một số đoạn chọn lọc trong tác phẩm để các thưởng thức vẻ đẹp ngôn ngữ được sáng tạo dưới bàn tay bởi một nghệ sỹ tài hoa.
Trong Người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân đã khắc họa những hình tượng nào? Sông Đà và người lái đò
G: trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng hai hình tượng đó là hình tượng Sông Đà và hình tượng người lái đò Sông Đà, trước hết chúng ta đi tìm hiểu hình ảnh con Sông Đà. 
Hướng chảy của Sông Đà được giới thiệu như thế nào trong hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích?
Chiếu 2 câu thơ của Nguyễn Quang Bích
G: Nhà văn không chỉ đi khám phá vẻ đẹp của Sông Đà mà còn phát hiện sự độc đáo của dòng sông này. Cách giới thiệu đã cho ta thấy điểm độc đáo của dòng Sông Đà trong muôn vàn con sông Việt Nam. Điều đó không chỉ bộc lộ vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về kiến thức địa lý mà còn tạo nên sự cộng hưởng của hai cái đẹp: cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của người nghệ sỹ đều giàu cá tính, độc đáo, riêng biệt. Nguyễn Tuân đến với Sông Đà là hành động của con người độc đáo đi tìm cái độc đáo.
G: Con Sông Đà đầy cá tính nó không chỉ là người con ngỗ ngược của bà mẹ thiên nhiên Tây Bắc mà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân con sông ấy hội đủ hai vẻ đẹp đối lập nhau vừa hung bạo, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình. Như đã giới thiệu ở đầu tiết học tác phẩm này chúng ta sẽ học trong 2 tiết vì vậy ở tiết học này chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu nét tính cách hung bạo của Sông Đà.
G: Khi hung bạo con Sông Đà trở thành kẻ thù số 1 của con người. Để làm nổi bật sự hung bạo của Sông Đà trước hết nhà văn đã miêu tả Sông Đà ở các phương diện:
- Đá bờ sông
- Mặt nghềnh
- Hút nước
- Âm thanh
Bây giờ cô sẽ chia lớp ta thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ cùng tìm hiểu một phương diện của Sông Đà. Đây là câu hỏi của mỗi nhóm.
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Cảnh đá bờ sông được nhà văn miêu tả như thế nào? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong các biện pháp sau để tả cảnh đá bờ sông: so sánh, ẩn dụ, tương phản.
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng?
Nhóm 3: Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết miêu tả sự hung bạo của Sông Đà qua những hút nước? Nhà văn không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong các biện pháp sau để miêu tả: so sánh, nhân hóa, tương phản.
Nhóm 4: Âm thanh của thác nước được miêu tả ra sao? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong những chi tiết ấy?
G phát phiếu học tập	
 Cô cho các em thời gian 3 phút để suy nghĩ và trả lời.( G đi lại quan sát học sinh làm bài)
Chiếu vách đá Sông Đà
Bây giờ cô xin mời nhóm 1 trả lời câu hỏi: Nhóm 1: Cảnh đá bờ sông được nhà văn miêu tả như thế nào? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong các biện pháp sau để tả cảnh đá bờ sông: so sánh, ẩn dụ, tương phản.
G: Sự hung bạo của Sông Đà được thể hiện trước hết ở vách đá. Các từ ngữ tạo hình, góc cạnh như dựng vách thành, chẹt lòng sông đã khiến cho sông Đà được tái hiện thành hình khối, đường nét Hình ảnh mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời vừa diễn tả được độ cao của vách đá sông Đà, độ hẹp của lòng sông. Ông tiếp tục khắc sâu độ cao của những vách đá và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng những hình ảnh, những liên tưởng độc đáo như: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn đã dùng cả thị giác và xúc giác để miêu tả, ông miêu tả vách đá vừa bằng con mắt của một họa sĩ vừa bằng sự cảm nhận tinh tế, độc đáo của một nhà văn. Ông so sánh cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với một khoảnh khắc của đời sống hiện đại giữa chốn thị thành. Tác giả đã kéo gần hơn nữa khoảng cách giữa con người và thiên nhiên, khoảng cách giữa thiên nhiên nhiên hoang sơ với cuộc sống hiện đại ở chốn thị thành.
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng?
Chiếu mặt ghềnh Hát Loóng
G: Sự hùng vĩ và dữ dội của Sông Đà ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng qua biện pháp nhân hoá: Con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn. các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, lại được sự hỗ trợ của các thanh trắc liên tiếp cùng các động từ xô, cuồn cuộn, gùn ghè, đòi tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương dồn dập vừa như xô đẩy vừa như hợp sức của gió, sóng và đá khiến cho cả ghềnh sông đang sôi lên cuộn chảy dữ dội → cả mặt ghềnh luôn tạo nên mối đe dọa thực sự đối với bất cứ người lái đò nào.
Nhóm 3: Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết miêu tả sự hung bạo của Sông Đà qua những hút nước? Nhà văn không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong các biện pháp sau để miêu tả: so sánh, nhân hóa, tương phản.
Chiếu hút nước trên sông
G: Đến đây nghệ thuật so sánh được tác giả đưa ra `thật hào phóng tạo nên những liên tưởng kỳ thú về cảnh sông nước dữ dội đầy thách thức đối với con người. Những cái hút nước giống như những cái giếng bê tông; Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc; nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Các động từ thở, kêu, sặc, ặc ặcnói lên cường lực ghê gớm của những cái hút nước. Và thật độc đáo khi ông lấy hình ảnh ô tô sang số ấn ga trên quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực để ví von với cách chèo thuyền.
 Tác giả đã dùng kiến thức trong lĩnh vực nào khi miêu tả hút nước sông Đà?
G: đọc đoạn miêu tả hút nước bằng điện ảnh. Nguyễn Tuân là người có kiến thức uyên thâm về lĩnh vực điện ảnh vì vậy ông đã truyền cho người đọc cảm giác sợ hãi như đang ở trên hút nước Sông Đà. 
Bằng so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, bằng kể và tả, kết hợp với các động từ thở, kêu, sặc, ặc ặc, và vận dụng kiến thức uyên thâm của điện ảnh Nguyễn Tuân đã khiến cho những cái hút nước ấy hiện hình nhiều góc độ khác nhau với cường lực ghê gớm giúp người đọc cảm nhận được sự dữ tợn của hút nước Sông Đà. 
Chiếu âm thanh thác nước
Nhóm 4: Âm thanh của thác nước được miêu tả ra sao? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong những chi tiết ấy?
G: Đây là một đoạn văn rất tiêu biểu cho phong cách phóng túng, độc đáo của tác giả. Ông đã lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, lấy âm thanh để tả trạng thái Đặc biệt là khi miêu tả âm thanh thác nước tác giả lại sử dụng rất nhiều các động từ: oán trách, khiêu khích, van xin, lồng lộn, bùng bùng, gầm thét, rống vừa diễn tả âm thanh vừa diễn tả sức mạnh, nội lực của thác nước. Âm thanh thác nước sông Đà thật mạnh mẽ, hoang dã, ghê sợ
Để miêu tả âm thanh thác nước tác giả đã vận dụng kiến thức trong lĩnh vực âm nhac. Nguyễn Tuân đã dùng các cao độ khác nhau trong âm nhạc để miêu tả âm thanh thác nước. Phải rất am hiểu về âm nhạc thì Nguyễn Tuân mới có cách phối hợp âm thanh làm nổi bật sự khủng khiếp của nước sông Đà như vậy
 G: Sự hung bạo của Sông Đà không chỉ hiện lên qua vách đá, mặt ghềnh, hút nước, âm thanh mà nhà văn lại tiếp tục làm nổi bật sự hung bạo ấy ở cảnh đá trên sông. 
Tìm những chi tiết nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả đá trên Sông Đà? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả?
Chiếu đá trên sông
G: Ở ngoài đời Sông Đà vốn đã hung bạo nhưng dười ngòi bút của Nguyễn Tuân sự hung bạo ấy còn tăng lên gấp bội. Nguyễn Tuân nhìn vào đâu là những tảng đá sống động đến đấy. Cái đôi đũa thần ngôn từ của Nguyễn Tuân chạm vào đến đâu thì đá nổi hình nổi dáng, mang vẻ dữ dằn, phảng phất linh hồn con người. Đó chính là phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo chỉ có ở Nguyễn Tuân. 
G: Sông Đà bày binh bố trận với 3 trùng vi được bố trí cửa sinh của tử lệch nhau để lừa chết người lái đò. 
Trùng vi 1: có 1 cửa sinh ở bờ trái, 4 cửa tử. Đám tảng đám hòn chia làm ba hòn chặn ngang đòi ăn chết cái thuyền. Tuyến hai hàng tiền vệ dụ nữa vào tận tuyến giữa. Đến tuyến ba những boong ke chìm, pháo đài nổi có nhiệm vụ đánh tan cái thuyền. Đá trông nghiêng y như là hất hàm hỏi, hòn khác thì thách thức
→ Trùng vi 2: có thêm nhiều của tử và 1 cửa sinh ở bờ phải. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, bọn thủy quân định níu thuyền lôi vào cửa tử, chúng khiêu khích mặc dù thằng đá tướng đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng.
→Trùng vi 3: chỉ có 1 luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ hai bên là luồng chết. 
Biện pháp nhân hóa, cường điệu, vận dụng tri thức trong lĩnh vực thể thao, võ thuật, quân sự những hòn đá vô tri hiện lên như những tên tướng giặc hung hăng bạo ngược
Qua những chi tiết miêu tả đá trên Sông Đà em có nhận xét gì về đá trên Sông Đà? =>Các Biện pháp so sánh, nhân hóa, cường điệu, vận dụng tri thức trong lĩnh vực thể thao, võ thuật, quân sự, điện ảnh, sử dụng các động từ mai phục, nhổm, vồ và nhiều tính từ như ngỗ ngược, nhăm nhúm, méo mó, phải, trái, giữa khắc họa đá Sông Đà thật mưu mô, nham hiểm, xảo quyệt. Thật độc đáo khi Nguyễn Tuân vận dụng kiến thức của những lĩnh vực tưởng như chẳng có liên quan gì đến văn chương như quân sự, võ thuật, thể thao để miêu tả Sông Đà.
Từ những chi tiết đã phân tích, em hãy khái quát những biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để miêu tả Sông Đà hung bạo? Em có nhận xét gì về hình ảnh Sông Đà hung bạo qua cách miêu tả của tác giả?
Chiếu phần tiểu kết 
G: Bằng ngòi bút phóng linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất tạo hình kết với nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo, cường điệu, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc, quân sự.. Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của con Sông Đà nó vừa hiểm trở, dữ dội vừa ghê gớm, khủng khiếp lại mạnh mẽ, hoang dã, ghê sợ nhưng đặc biệt hơn cả là rất nham hiểm, mưu mô, xảo quyệt. Sông Đà không còn là một dòng sông vô tri vô giác mà nó trở thành một sinh thể có diện mạo, hành động, tâm trạng. Bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh Sông Đà vẫn nổi bật lên như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. 
Qua việc miêu tả rất thành công sự hung bạo của Sông Đà em có nhận xét gì về tình cảm của Nguyễn Tuân dành cho Sông Đà? 
Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả với Sông Đà nói riêng và vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước nói chung.
G: Nguyễn Tuân miêu tả sự hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà không phải là cảm nhận chung chung của một khách tham quan hay nhận xét khái quát của một nhà địa lí mà ông đã tận dụng mọi thế mạnh của nghệ thuật ngôn từ để buộc sự hung tợn mà kì vĩ của Sông Đà phải sống dậy, phải hiện hình, và phải gào thét lên trên trang giấy. Đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà ta thấy mình như được sống trong những giây phút hồi hộp, lo lắng, sợ hãi trước sự hung bạo, dữ dội, mưu mô của Sông Đà . Chỉ có một nhà văn với phong cách tài hoa, uyên bác như Nguyễn Tuân mới làm được điều ấy. Phong cách tài hoa, uyên bác được thể hiện cụ thể là: 
G: Đối lập với tính cách ngang ngược và hung bạo, Sông Đà còn là một dòng sông trữ tình thi vị. Tiết học sau các em sẽ tiếp tục được tìm hiểu chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng đã qua thử lửa trong tâm hồn con người Tây Bắc qua vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và hình ảnh người lái đò Sông Đà
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả.
 Phong cách tài hoa uyên bác,
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- Văn bản Người lái đò Sông Đà được in trong tập Sông Đà xuất bản 1960, là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến với vùng đất Tây Bắc năm 1958.
3. Thể loại tùy bút: 
Tính chủ quan, trình bày tự do, phúng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng con sông Đà.
* Lời đề từ:
 Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
( Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có dòng sông Đà chảy theo hướng bắc)
=> Dòng sông có hướng chảy độc đáo, đi ngược với quy luật tự nhiên. Sông Đà có tính cách độc đáo, riêng biệt.
a. Con Sông Đà hung bạo
- Đá bờ sông: dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời, vách đá chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. 
→ so sánh
 → Dùng thị giác và xúc giác để miêu tả.
=>Cảnh vách đá Sông Đà hiểm trở, kì vĩ.
- Mặt ghềnh: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè , đòi nợ xuýt 
→ Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, nhiều thanh trắc liên tiếp tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương dồn dập vừa như xô đẩy vừa như hợp sức của gió, sóng và đá 
=>Mặt ghềnh cuộn chảy dữ dội 
- Hút nước trên sông: hút nước như cái giếng bê tông, nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
→ So sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, bằng kể và tả, kết hợp với các động từ thở, kêu, sặc, ặc ặc, và vận dụng kiến thức uyên thâm của điện ảnh =>Hút nước ghê gớm, khủng khiếp
- Âm thanh: réo gần, réo to, oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. rống,lồng lộn, gầm thét, bùng bùng.
→ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, cường điệu, kết cấu tăng tiến, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, sử dụng rất nhiều động từ mạnh, vận dụng tri thức trong lĩnh vực âm nhạc => âm thanh mạnh mẽ, hoang dã, ghê sợ
– Đá trên sông: + Đá mai phục hết trong lòng sông, nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó hơn cả mặt nước chỗ này.
+ Trùng vi thạch trận: Sông Đà bày binh bố trận với 3 trùng vi.Trùng vi 1 của sinh ở bờ trái, trùng vi 2 cửa sinh ở bờ phải, trùng vi 3 luồng sống nằm ở giữa .
→ So sánh, nhân hóa, cường điệu, vận dụng tri thức trong lĩnh vực thể thao, võ thuật, quân sự, điện ảnh, sử dụng nhiều động từ, tính từ 
=> Đá trên Sông Đà nham hiểm, mưu mô, xảo quyệt.
Tiểu kết: 
→Ngòi bút phóng túng linh hoạt.
→ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình. 
→ Nghệ thuật nhân hóa, cường điệu. 
→ Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo.
→ Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, võ thuật, âm nhạc
Phong cách tài hoa, uyên bác: Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của con Sông Đà vừa hiểm trở, dữ dội → ghê gớm, khủng khiếp→mạnh mẽ, hoang dã→ mưu mô, xảo quyệt => Sông Đà là một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. 
+ Ông có sở trường ở thể tùy bút.
+ Ông có thiên hướng thể hiện những hiện tượng gây cảm giác mạnh, ấn tượng đậm nét vì vậy con Sông Đà hung bạo hiện lên thật dữ tợn, khủng khiếp.
+ Vận dụng vốn kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực như địa lý, âm nhạc, điện ảnh, võ thuật, quân sự để miêu tả.
+ Ông rất có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von, nhân hóa phong phú và độc đáo, những so sánh liên tưởng thú vị, bất ngờ. 
4. CỦNG CỐ . Với việc tìm hiều về vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà dười ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân em học tập được điều gì ở tác giả?
- phải học tập và lao động một cách cần cù nghiêm túc.
- Phải tự tìm tòi, sáng tạo trong học tập và lao động.
Câu 1:Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức của những lĩnh vực nào để miêu tả vẻ đẹp hung bạo của sông Đà?
A. Điện ảnh	B. Âm nhạc	C. Võ thuật	D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2:Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả đá trên Sông Đà trong các câu văn sau?
 Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. ..đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả mặt nước chỗ này.
A. Ẩn dụ	B. Hoán dụ	C. Nhân hóa	D. Điệp từ
Câu 3:Nguyễn Tuân đã miêu tả con Sông Đà ở phương diện nào trước?
A. Hút nước	B. Đá bờ sông	C. Ghềnh thác	D. Âm thanh
Câu 4:Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
A. Nhân hóa	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. Đối
5. DẶN DÒ
Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nghĩ của em về con sông Đà hung bạo?
- soạn tiếp: + vẻ đẹp trữ tình của sông Đà.
 + Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà

Tài liệu đính kèm:

  • docNGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- GIÁO ÁN THI GIÁO VIEN GIỎI NINH BÌNH 2011.doc