Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ

 A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:

1.kiến thức:- Nhận thức về những đặc trưng cơ bản của thơ.

- Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc.

2. Kỹ năng: Đọc – hiểu bài văn nghị luận theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:Yêu mến thơ và biết làm thơ.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.

 - Sách giáo khoa, Thiết kế bài dạy, Chuẩn KT- KN.

2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ:Phạm Văn Đồng đã trình bày các luận điểm, luận cứ nào khi nói về ngôi sao văn học Nguyễn Đình Chiểu?

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 - Đọc thêm:
 MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ 
 -Nguyễn Đình Thi
 A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1.kiến thức:- Nhận thức về những đặc trưng cơ bản của thơ.
- Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu bài văn nghị luận theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:Yêu mến thơ và biết làm thơ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.
 - Sách giáo khoa, Thiết kế bài dạy, Chuẩn KT- KN.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
 1. Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ:Phạm Văn Đồng đã trình bày các luận điểm, luận cứ nào khi nói về ngôi sao văn học Nguyễn Đình Chiểu?
 3. Giới thiệu bài mới:Trong cuộc đời, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng đọc, ngâm và làm thơ. Vậy thơ có những đặc trưng nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
H.động của GV 
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:(5 phút)
Hướng dẫn hs rút ra đặc trưng cơ bản nhất của thơ và quá trình ra đời của 1 bài thơ
 TT1: Yêu cầu hs chú ý 3 đoạn đầu của bài trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK). 
TT2: Thế nào là “rung động thơ” và “làm thơ”?
I . Đặc trưng cơ bản nhất của thơ:
 - Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn 
con người.
 - Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động thơ 
-> Làm thơ
 + Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái 
bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài 
và bật lên những tình ý mới mẻ.
 + Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn 
con người bằng lời nói (hoặc chữ viết )
Hoạt động 2: (10 phút)
Hướng dẫn hs nắm Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ 
TT1: Phát phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận.
TT2: Sau 7 phút, GV tổng hợp các phiếu thảo luận, chọn nhóm thảo luận tốt nhất trình bày trước lớp. Nếu thiếu, GV bổ sung. (Nếu có thời gian, GV đưa dẫn chứng )
II. Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ: Gồm
 + Phải gắn với tư tưởng - tình cảm
 + Phải có hình ảnh.( Vừa là hình ảnh thực, sống động, 
mới lạ về sự vật vừa chứa đựng cảm xúc thành thực)
 + Phải có nhịp điệu ( bên ngoài và bên trong, các yếu tố 
ngôn ngữ và tâm hồn)
Hoạt động 3 ( 3 phút )
Hướng dẫn HS nắm những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tiểu luận.
TT1: Đặt câu hỏi
TT2:Củng cố, hoàn thiện 
III. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tiểu luận:
Phong cách: Chính luận - trữ tình, nghị luận kết hợp 
với yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.
Hoạt động 4: ( 2 phút )
Hướng dẫn hs nắm giá trị bài tiểu luận.
TT1: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 5 (SGK)
TT2: Củng cố, hoàn thiện
IV. Giá trị của bài tiểu luận:
- Việc nêu lên những vấn đề đặc t
rưng bản chất của thơ ca không chỉ 
có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn,
 gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca 
4. Củng cố:Những đặc điểm của ngôn ngữ, hình ảnh thơ 
5. Dặn dò:- Học bài cũ:Những đặc điểm của ngôn ngữ, hình ảnh thơ 
- Soạn bài “ĐÔ-XTÔI- ÉP-XKI” 
..............................................................................................................................
Tiết 11- Đọc thêm: 
 ĐÔ-XTÔI- ÉP-XKI
 X . XVAI-G Ơ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: Cuộc đời và tác phẩm của ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết,đứng lên lật đổ ách cường quyền.
- Nghệ thuật dựng chân dun g văn học của X. Vai - gơ
2. Kỹ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. thái độ: Biết vượt lên trên số phận để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Thảo luận nhóm , phát vấn , quy nạp .
- Thiết kế bài dạy, chuẩn KT- KN.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra ss, vs 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm , cá nhân 
3. Bài mới :“ Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thế ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ ” Đây là một trong những câu câu văn độc đáo mà nhà viêt chân dung văn học tài hoa X. XVAI-GƠ dành cho Đô-xtôi-ép-xki , một nhà văn lớn của nước Nga . Và chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hình tượng con người này trong đoạn trích Đô-xtôi-ép-xki của sách giáo khoa 
Hoạt động của GV
 Nội dung kiến thức
HĐ 1 ( 10 phút )
Hướng dẫn Hs tóm tắt nhanh văn bản
Gọi 1 hs tóm tắt 
Tìm hiểu câu 1
Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt ?
-Nét chung của chân dung
-Nét cụ thể 
( Phân nhóm làm việc )
Hoạt Động 2:
Tìm hiểu các câu 2,3,4.( SGK)
Hướng dẫn học sinh đọc vài đoạn và phát hiện chi tiết nghệ thuật đặc sắc .
Trong VB yếu tố nghệ thuật nào có tính chất chủ đạo ,yếu tố nghệ thuật nào có tính hỗ trợ đắc lực ?
Chân dung con người hiện ra như thế nào ?
HĐ 3 Hướng dẫn hs về nhà thực hiện luyện tập .
I. Đọc- hiểu văn bản :
 1. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái .
a.. Số phận nghiệt ngã :
 + Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày...
 + Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ 
 + Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ 
 + Sống giữa giống người chấy rận
 + Bệnh tật ...
’ Những yếu tố đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch .
b.. Tính cách mâu thuẫn :
 + Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh
 + Phải tìm đến những cơ hội “thấp hèn” để cho tròn khát vọng cao cả .
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông )
 + Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại )
’ Nơi tận cùng của bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.
 2. Nghệ thuật viết chân dung văn học :
- Đối lập : cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách .
- So sánh, ẩn dụ : cấu trúc câu , hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .
- Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn 
C Thể loại đứng ở ngã ba : Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học 
’ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào. 
II. Luyện tập :
Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga 
+ Với sự thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga.
+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này .
+...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga .
Củng cố: Nghệ thuật dựng chân dung của X. Vai – gơ.
 5.Dặn dò: - Chuẩn bị bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc