I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
Củng cố và nâng cao một bước những kiến thức về hàm ý,về tác dụng của hàm ý và về cách thức tạo hám ý,lĩnh hội hàm ý:.
2. Kỹ năng:
Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong ngôn ngữ hội thoại hàng ngày và trong ngôn ngữ văn chương.Đồng thời cũng biết dùng hàm ý trong những trường hợp cần thiết.
3. Thái độ:
Giáo dục HS thái độ biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết để diễn đạt hàm súc, tế nhị và khéo léo; có năng lực giải đoán hàm ý của người khác khi giao tiếp.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
SGK,SGV,Gíao án.
Tiết 72 - Tiếng Việt Ngày soạn: 5/2/2011 THỰC HÀNH VẾ HÀM Ý I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Giúp học sinh: Củng cố và nâng cao một bước những kiến thức về hàm ý,về tác dụng của hàm ý và về cách thức tạo hám ý,lĩnh hội hàm ý:. 2. Kỹ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong ngôn ngữ hội thoại hàng ngày và trong ngôn ngữ văn chương.Đồng thời cũng biết dùng hàm ý trong những trường hợp cần thiết. 3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết để diễn đạt hàm súc, tế nhị và khéo léo; có năng lực giải đoán hàm ý của người khác khi giao tiếp. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: SGK,SGV,Gíao án. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) CÂU HỎI ĐÁP ÁN Câu 1: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện như thế nào? Vai trò của nhân vật giao tiếp? Câu 2: Để việc giao tiếp đạt hiệu quả tốt, các nhân vật giao tiếp cần chú ý đến điều gì? Câu 1: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói. Câu 2: Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. 3. Bài mới : Chú ý phương pháp: -GV gợi dẫn trong các bài tập để học sinh giải bài tập, để từ đó hình thành,củng cố kiến thức về hàm ý .Những kiến thức về hàm ý HS đã tiếp nhận chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (Ngữ văn 9 tập 2).Không có riêng thời gian để ôn về hàm ý trước khi làm bài tập,mà chính trong quá trình giải bài tập thì kết hợp ôn luyện kiến thức và kĩ năng. -Có thể giải bài tập theo từng cá nhân,hay theo nhóm,theo tổ, sau đó GV hướng đến đáp án cho mỗi bài tập theo nội dung gợi ý ở phần dưới đây. Lời vào bài : (1’) Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, đôi khi con người trao đổi với nhau một vấn đề, một ý tưởng gì đó nhưng họ không diễn đạt trực tiếp ra bằng từ ngữ, mà chủ ý nói bằng một lối khác, để người nghe suy ra nội dung cốt làm cho lời nói có ý vị, tế nhị hơn, có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là cách nói hàm ý. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta Thực hành về hàm ý. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 40’ Hoạt động 1: hướng dẫn HS thực hành các bài tập 1,2,3,4- SGK - Yêu cầu HS đọc bài tập và phân tích các câu hỏi. - Gọi HS đọc đoạn trích và phân tích bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi. - Gọi HS đọc truyện vui và phân tích theo câu hỏi. - Gợi ý HS xâu chuỗi 4 bài tập thành một nhận định về cách thức tạo hàm ý. Hoạt động 1: Thực hành các bài tập 1,2,3,4- SGK - Đọc phần trích rồi phân tích các câu hỏi. - Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. - Đọc truyện vui rồi phân tích theo câu hỏi. -HS nhớ lại kiến thức ở lớp 9 và qua các ngữ liệu ở các bài tập vừa làm để rút ra nhận định về cách tạo hàm ý. Tiết thứ nhất ( tiết 72) Bài tập 1 a.Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì: -Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất. -Lời đáp thừa thông tin về việc”lấy súng đi bắn con hổ’ -Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất,bị hổ ăn thịt,công nhận mình có lỗi,nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội,hơn nữa còn hé mở hi vọng con hổ có giá trị hơn nhiều con bò bị mất(con hổ này to lắm) b.Như vậy hàm ý là những nội dung ,ý nghĩ mà người nói muốn truyến báo đến người nghe,nhưng không nói trực tiếp tường minh qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra.Trong lời thoại trên ,A Phủ đã chủ ý nói vừa thiếu lượng tin cần thiết,vừa dư lượng tin so với yêu cầu trong câu hỏi của Pá Tra,tức là chủ ý vi phạm về phương châm về lượng tin đề tạo ra hàm ý(các phương châm hội thoại đã được học ở Ngữ văn 9 tập 2,cần nhớ lại hay xem lại). Bàì tập 2 a.Câu nói của bá Kiến chỉ nói đến “ cái kho” nhưng nói thế là có hàm ý rằng “tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh-Chí Phèo”.Cách thức nói là không trực tiếp mà thông qua biểu tượng:cái kho-biểu tượng của người lắm tiền nhiều của.Đây là sự chủ ý vi phạm phương châm cách thức:yêu cầu rõ ràng. mạch lạc. b.Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có dùng những câu hỏi(Chí Phèo đó hở?...Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?,nhưng không nhằm mục đích hỏi,không thực hiện hành động hỏi, mà nhằm mục đích hô gọi,hướng lời nói đến người nghe(câu hỏi thứ nhất),và mục đích cảnh báo, sai khiến:thúc giục Chí Phèo làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền(câu hỏi thứ hai).Đó là cách dùng hành động nói gián tiếp,một cách thức tạo hàm ý. c.Tại hai lượt lời đầu của Chí Phèo,y đều không nói hết(đến đây đế làm gì?).Phần hàm ý được tường minh hóa ở lượt lời thứ ba của y (Tao muốn làm người lương thiện). Như vậy, cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng ( không đủ lượng tin cần thiết so vói yêu cầu ở thời điểm nói) và cả phương châm cách thức (nói không rõ ràng ) Bài tập 3 a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng:khuyên viết bằng giấy khổ to để khi bỏ đi thì còn dùng để gói hàng được. Qua đó, cũng có thể thấy một hàm ý khác của bà đồ (không nói ra):không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông,ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém ,chứ không phải như điều đắt chí của ông đồ(ý văn dồi dào). b. Bà đồ không nói thẳng ý mình ra mà chọn cách nói như trong truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông, và cũng muốn không chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói. Bài tập Qua 4 bài tập trên có thể nhận định:Để tạo ra cách nói có hàm ý, người nói sử dụng cách thức A, B, C, hoặc phối hợp các cách thức đó. Nghĩa là phương án D là câu trả lời đúng và đủ nhất. 40’ Hoạt động 2: hướng dẫn HS thực hành các bài tập 1,2,3,4,5- SGK - Gọi HS đọc đoạn trích và phân tích các câu hỏi. - Gọi HS đọc đoạn trích và lần lượt phân tích theo câu hỏi. -Yêu cầu HS rút ra nhận định. -Yêu cầu HS rút ra nhận định. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời. Hoạt động 2: Thực hành các bài tập 1,2,3,4,5- SGK - Đọc đoạn trích rồi lần lượt phân tích các câu hỏi . - Đọc phần trích và phân tích theo câu hỏi. HS xem lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và nhận định - Thực hiện yêu cầu rút ra nhận định. - Thảo luận nhóm, trả lời. Tiết thứ hai ( tiết 75 ) Bài tập 1 a.Lời bác phô gái thực hiện hành động van xin ,ông Lí đã đáp lại bằng một hành động nói mỉa: mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối ,hay thiên vị cá nhân(mà theo ông ,việc quan chắc cần phải lí trí ,cứng rắn ,khách quan )Bằng hành động nói mỉa đó, ông Lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô gái. b.Lời đáp của ông Lí ,ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin và mỉa mai thói đàn bà của bác phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc và quyền uy của bản thân mình ( khác với cách nói tường minh: “Không ,tôi không cho phép”). Như thế phương án D là thích hợp nhất. Bài tập 2 a.Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý nhắc khéo Hộ đã đến ngày nhận tiền nhuận bút như hàng tháng, Hộ cần đi nhận. Hàm ý đó được tường minh hóa ở lời của Hộ sau đó. b.Câu nhắc khéo của Từ (lượt lời thứ hai) thực chất có hàm ý là: muốn Hộ đi nhận tiền về để trả nợ tiền thuê nhà (thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo về việc người thu tiền nhà đã đến). c.Tại cả hai lượt lời,Từ tránh nói trực tiếp đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Từ đã chọn cách nói gián tiếp, bằng hàm ý là muốn nhằm nhiều mục đích: muốn quan hệ tình cảm vợ chồng được êm ái, tránh nỗi bực dọc của Hộ, muốn ứng xử tế nhị với chồng, muốn vô can, không chịu trách nhiệm về những hàm ý mà người nghe suy ra. Bài tập 3 Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển,còn hàm ý là nói đến tình yêu đằm thắm của một người con gái. Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu lứa đôi. Hai lớp nghĩa này hòa quyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm súc, đặc trưng đa thanh và giàu ý nghĩa. Bài tập 4 Dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiêụ quả giao tiếp rất lớn: -Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp,tường minh(ví dụ: lời ông Lí nói với bác Phô gái, lời Chí Phèo nói với bá Kiến). -Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp (ví dụ: lời Từ nói với Hộ, lời bà đồ nói với chồng). -Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện(ví dụ: lời của A Phủ nói với Pá Tra, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ). -Người nói có đươc sự vô can, không chịu trách nhiệm về hàm ý(ví dụ: lời Từ nói với Hộ,). Bài tập 5 Trong những câu trả lời ở bài tập, chỉ có hai câu thuộc loại trực tiếp, không dùng hàm ý(Rất thích. Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam). Còn lại đều là những câu trả lời có hàm ý, dù ý khẳng định hay phủ định. 4/ Luyện tập - Củng cố bài học: (4’) - Luyện tập nhận biết và phân tích những câu có hàm ý trong văn bản văn học. - Luyện tập cảm nhận và phân tích tác dụng của những câu nói có hàm ý đối với sự giao tiếp ngôn ngữ. 5/ Hướng dẫn tự học: (1’) - Tìm mối liên hệ giữa cách nói hàm ý với nói bóng, nói vòng, nói lửng. - Tìm hàm ý trong các câu chuyện gụ ngôn. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: