Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến (Quang Dũng)

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến (Quang Dũng)

A.Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức:

 -Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ,dữ dội nhưng mỹ lệ,trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng,

 hào hoa.

 -Bút pháp lãng mạn đặc sắc,ngôn từ giàu tính tạo hình.

 2.Về kỹ năng:

 -Đọc –hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ

 3.Vế thái độ: Từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp người lính hình thành trong các em lòng ngưỡng mộ và kính phục,biết ơn một thế hệ cha anh đã hi sinh tuổi trẻ vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

B.Chuẩn bị bài học:

 1.Về giáo viên:

 a.Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động

 Nêu vấn đề ,gợi mở để HS tiếp cận và khám phá tác phẩm,kết hợp với thuyết giảng,nêu câu hỏi của giáo viên

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Tây tiến (Quang Dũng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19+20: 	TÂY TIẾN (Quang Dũng)
A.Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức:
 -Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ,dữ dội nhưng mỹ lệ,trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng,
 hào hoa.
 -Bút pháp lãng mạn đặc sắc,ngôn từ giàu tính tạo hình.
 2.Về kỹ năng:
 -Đọc –hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ
 3.Vế thái độ: Từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp người lính hình thành trong các em lòng ngưỡng mộ và kính phục,biết ơn một thế hệ cha anh đã hi sinh tuổi trẻ vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
B.Chuẩn bị bài học:
 1.Về giáo viên:
 a.Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động
 Nêu vấn đề ,gợi mở để HS tiếp cận và khám phá tác phẩm,kết hợp với thuyết giảng,nêu câu hỏi của giáo viên
 b.Phương tiện dạy học:Giáo án-SGK-tranh ảnh về miền Tây Bắc Bộ của tổ quốc
 2.Về học sinh:Chủ động đọc –hiểu văn bản thơ ở nhà.
C.Hoạt động dạy và học:
 1.Ổn định lớp:
 2.Bài cũ:Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới: Có những thi phẩm ngay từ lúc ra đời đã có một số phận không bình thường.Điếu này,một phần do 
 tính đa nghĩa của nội dung biểu hiện.Phần khác, do nhận thức của một gian đoạn lịch sử.Cùng với Ngày về(Chính Hữu),Màu tím hoa sim(Hữu Loan)Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN&HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
HĐ1:Tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
QD gia nhập quân đội từ năm 1947 trong binh đoàn T.T
Những hiểu biết của em về đơn vị bộ đội Tây Tiến ( quá trình thành lập,nhiệm vụ, địa àn hoạt động,thành phần..)
“Tây Tiến” là đỉnh cao trong những sáng tác của Quang Dũng, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ và cũng là một thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
HĐ2:Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
-Bài thơ bắt đầu từ cảm xúc gì của nhà thơ?
(chú ý hai câu thơ đầu)
Vì sao khi nhớ về đoàn quân Tây Tiến tác giả lại “nhớ về rừng núi”?
“Ra về nhớ bạn chơi vơi” (ca dao)
“chơi vơi”:tính từ:trạng thái lơ lửng,không điểm tựa.
Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên 
Miền Tây trong khổ thơ sau?
“Ngửi” Đ chạm :khoảnh cách gần.
Hàng loạt địa danh xuất hiện trong khổ thơ gợi lên điều gì?
Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình(Tố Hữu)
Hình ảnh “cơm lên khói”và “thơm nếp xôi”gợi lên cảm như thế nào?
Bốn câu thơ đầu của khổ hai gợi lên hình ảnh gì?
Sắc thái ý nghĩa của từ “bừng lên”?
“Doanh trại”:nơi dừng chân ,đóng quân của người lính.
Ngữ điệu của từ “kìa em” và ý nghĩa biểu đạt của nó?
Xiêm (Hán)+Aó (Việt)
Bốn câu thơ gợi lên hình ảnh gì?
Lối vẻ tranh thủy mặc của nghệ thuật hội họa phương Đông 
Câu thơ đã khẳng định mạnh mẽ,dứt khoát khí phách của tuổi trẻ một thời,không chỉ chấp nhận ,tự nguyện mà còn sẳn sàng vượt lên cái chết,sẳn sàng hiến dâng tuổi trẻ vì nghĩa lớn dân tộc.
“áo bào thay chiếu”
 A thay thế cho B
 (Có A mà không có B)
Aó (Việt)+bào(Hán)
->Chiến bào (Hán)
 Nước chúng ta ..
 Nước của những người chưa bao giờ khuất.
 Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
 Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 (Đất Nước-Nguyễn Đình Thi)
“chưa vui sum họp đã hẹn ngày chia phôi”->xa cách.
HĐ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nghệ thuật
của bài thơ.
Qua những gì đã tiếp nhận được,em hãy phát biểu về những giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Gợi ý:
1.phần 1.
Cảm cúc : “Nhớ chơi vơi”
Bút pháp :Lãng mạn.
 Phần 2: 
Cảm xúc : thương tiếc,trân trọng,ca ngợi
Bút pháp:Lãng mạn trên cái nền hiện thực
2.-Tầng lớp tiểu tư sản (LM)
 -Tầng lớp nhân dân (HT)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: QD(1921-1988),tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
Quê:Phượng Trì-Đan Phượng-Hà Tây(nay thuộc Hà Nội)
Ông là một nghệ sĩ đa tài:Viết văn,làm thơ,vẽ tranh,soạn nhạc.
Ở phương diện nhà thơ,QD là một hồn thơ lãng mạn,tài hoa,thơ ông giàu chất nhạc,chất họa.
2.Tác phẩm:
a.Đơn vị bộ đội Tây Tiến:
-Thành lập năm 1947
-Nhiệm vụ:Phối hợp với bộ đội Lào,bảo vệ biên giới Việt-Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
-Địa bàn hoạt động:Khá rộng bao gồm các tỉnh:Sơn La,Lai Châu,Hòa Bình,miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nứa(Lào)
-Thành phần:Phần đông là thanh niên Hà Nội,trong đó có nhiều HS,SV,chiến đấu trong những hoàn cảnh vô cùng gian khổ,khốc liệt,bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy,hơ rất lạc quan và dũng cảm.Sau một thời gian hoạt động ở Lào cuối năm 1948, đoàn quân trở về nước thành lập trung đoàn 52,cũng cuối năm đó,đại đội trưởng QD chuyển công tác sang đơn vị khác.
b.Bài thơ Tây Tiến:
Được QD sáng tác cuối năm 1948 khi ông rời xa đơn vị cũ chưa lâu,tại Phù Lưu Chanh.Lúc đầu có tên nhớ Tây Tiến->Tây Tiến,in trong tập Mây đầu ô(1986)
II.Đọc- hiểu văn bản:
A.Nội dung.
1.`Cảm hứng từ những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến gắn với khung cảnh thiên nhiên miền Tây.
Cảm xúc chủ đạo của khổ thơ đầu cũng là của cả b/ thơ là nỗinhớ.
 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Nỗi nhớ bao trùm lên mọi nỗi nhớ của QD là “nhớ về rừng núi”.Nỗi nhớ ấy đưa tâm hồn nhà thơ vào một trạng thái đặc biệt:
“nhớ chơi vơi”
->Nỗi nhớ này chưa kịp định hình đã làm xuất hiện nỗi nhớ khác,cứ thế nỗi nhớ ùa về trong tâm trí nhà thơ.
-Hình ảnh hiện lên trước hết trong nỗi nhớ chơi vơi ấy là hình ảnh về một cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến.
 Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
 Mường lát hoa về trong đêm hơi
Vì nỗi nhớ chơi vơi ấy mà hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên nhạt nhòa,mờ ảo trong sương khói lãng đãngcủa núi rừng m/Tây
-Bốn dòng thơ tiếp theo,kí ức đã làm sống lại khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang vắng,hùng vĩ dữ dội và khắc nghiệt đầy bí hiểm nhưng cũng vô cùng thơ mộng và trữ tình.
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Nhà ai pha luống mưa xa khơi:
Câu1:Tái hiện c/đường đèo dốc quanh co,gập ghềnh và caolênmãi
Câu 2:Diễn tả độ cao heo hút của những đỉnh núi ngập chìm trong cồn mây:Núi cao tưởng chừng chạm mây,mây nổi thànhcồn,người lính hành quân qua núi có cảm giác như đang đi trong mây,nòng súng ngửa trời
=>Tái dựng hình ảnh người lính hành quân thật kì vĩ.
Câu 3:Nhịp thơ ngắt làm đôi,diễn tả hai chặng của con đường hành quân:dốc núi vút lên rồi lại đỗ xuống gần như thẳng đứng.Đứng trên đồi núi,nhìn lên thấy núi cao chót vót “ngàn thước lên cao”nhìn xuống thấy dốc cao thăm thẳm “ngàn thước xuống”->gợi cảm giác rợp ngợp về sự hùng vĩ,hiểm trở của địa hình Tây Bắc.
Câu 4: Mở ra một không gian xa rộng(về phía mới bạn Lào),trong màn mưa phủ khắp đất trời,thấp thoáng hiện lên vài nóc nhà như đang hiện lên bồng bềnh trên “biển khói xa”
Những cuộc hành quân gian khổ triền miên đã vắt kiệt sức của người lính và không ít người đã ngã xuống giữa chặng đường hành quân: Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Câu thơ viết về sự hi sinh của người lính nhưng không để lại cảm xúc bi thương mà tiếc thương bởi âm điệu mạnh mẽ,thách thức và phép tu từ nói giảm.
Vẻ hoang vu chưa đầy bí hiểm của thiên nhiên miền Tây được Quang Dũng tiếp tục kkai thác: Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
“chiều chiều”, “đêm đêm” có lẽ,chính trong thời khắc ấy cái bí hiểm của núi rừng mới hiện ra đầy đủ,đe dọa và rình rập conngười.
Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh thật bình dị,thân thiết “cơm lên khói” “thơm nếp xôi”.Khói cơm nghi ngút và hương thơm của lúa nếp ngày mùa như xua tan những nổi vất vả nhọn nhằn,gợi cảm giác đầm ấm,hạnh phúc sau những tháng ngày hành quân vất vả.
2.Hình ảnh người Lính với vẻ đẹp lãng mạn,hào hoa nhưng không kém phần hào hùng bi tráng.
a.Kỉ niệm về một đêm liên hoan văn nghệ chung vui với bản làng xứ lạ. 
 “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
Cả doanh trại đang im lìm như chìm trong giấc ngủ,bỗng bừng sáng lên trong “hội đuốc hoa”(đêm sinh hoạt văn nghệ một hoạt động đã trở thành truyền thống trong kháng chiến chống Pháp)
+ “Kìa em”:tiếng reo vui,chào đón sự ngỡ ngàng của các anh lính Tây Tiến khi nhìn thấy các cô gái địa phương “xiêm áo tự bao giờ”
Trong ánh sáng lung linh của đuốc,trong âm thanh réo rắc của tiếng khèn;trong hững điệu múa đậm màu bản sắc Tây Bắc và trong không khí rộn ràng của đêm văn nghệ đã làm cho tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến tràn ngập mộng tưởng.
“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”->vẻ đẹp lãng mạn của chàng trai Hà Nội.
b.Cảnh thiên nhiên sông núi miền Tây Bắc chiều sương giăng hư ảo.
Bằng sự tinh tế trong chọn lọc ngôn ngữ,hình ảnh,Quang Dũng đã tái hiện một không gian tĩnh lặng,hoang vắng,trong đó làm xuất hiện hình ảnh của người ra đi trong chiều Châu Mộc,sự đìu hiu,
quạnh quẽ của bến sông,dáng đứng vững chãi trên chiếc thuyền độc mộc,những bông hoa rừng dập dềnh “đong đưa”trên dòng nước lũ
=>Bút pháp gợi chứ không tả nên cảnh vật nhuốm màu huyền ảo
c.Chân dung các chiến sĩ Tây Tiến
Bằng bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực,ngòi bút QD đã tái hiện cụ thể,sing động chân dung chiến sĩ Tây Tiến
Hiện thực khốc liệt của đoàn quân Tây Tiến “không mọc tóc”,cái vẻ xanh xao như màu lá vì thiếu thốn,bệnh số rét hoành hành nhưng qua cái nhìn của QD,đoàn quân Tây Tiến vẫn toát lên cái dáng vẻ oai phong của những chúa tể nơi rừng thẳm “dữ oai hùng”
Nét đẹp hào hùng còn được thể hiện qua thái độ dứt áo ra đi “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Hai câu tiếp:Nét đẹp hào hoa của những chàng trai Hà Nội:Trong những ngày chiến đấu nơi núi rừng miền Tây xa thẳm và vô cùng gian khổ,Hà Nội và những “dáng kiều thơm” vẫn hiện về trong giấc mơ của các anh.
-Những người lính ngã xuống trong trận chiến đấu vô cùng khốc liệt,không có chiếu để bao bọc thân xác,đồng thời chỉ có liệm các anh ngay chính bộ quần áo anh đang mặc
->Chi tiết thực nhưng qua cái nhìn của nhà thơ các anh được mai táng trong những chiếc áo bào sang trọng “Aó bào thayvề đất”
+Từ “về” gợi cảm giác yêu thương,người lính hi sinh là trở về với đất mẹ,thân xác của anh hòa vào hồn thiêng sông núi.
-Những nấm mồ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi được cảm nhận bằng thái độ tôn nghiêm trang trọng bởi các từ Hán Việt cổ kính “biên cương” “viễn xứ”
-Tiếng gầm dữ dội của dòng sông Mã được cảm như khúc quân hành tiễn đưa linh hồn người lính hi sinh
=>Niềm yêu thương,trân trọng đối với đồng đội hi sinh .
*Cảm hứng lãng mạn của ngòi bút QD đã lấn át cảm xúc bi thương 
tạo nên nét độc đáo trong bút pháp:Cảm hứng bi –tráng
d.Lời thề thiêng liêng,khẳng định xứ mệnhTây Tiến.
Khổ kết bài thơ đưa nhà thơ từ cảm xúc quá khứ trở về với cảm xúc thực tại.Đó là sự xa cách đối với những người đồng đội thân yêu và không gian miền Tây hoang dã,hùng vĩ “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”.
Câu thơ “Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi”.Dù ngã xuống,thân xác có nằm lại nhưng hồn của người tử sĩ vẫn đi cùng đồng đội.
“về Sầm Nứa”chưa hoàn thành xứ mệnh “Tây Tiến” thì “chẳng về xuôi”.Tứ thơ đã nâng chất sử thi của bài thơ.
B.Đặc sắc nghệ thuật:
-Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
-Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc:các từ chỉ địa danh,từ tượng hình,từ Hán Việt 
-Kết hợp chất nhạc và chất họa
C.Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ,dữ dội.Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn,đậm chất bi tráng và sẽ mãi đồng hành trong trái tim và tâm trí của mỗi chúng ta.
D.Ghi nhớ : (SGK)
E.Tổng kết.
Bài thơ đã ghi lại một chặng đường gian khổ,khốc liệt nhưng hào hùng của một đơn vị bộ đội anh hùng.Đó là vẻ đẹp là tinh thần chung của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp.Cùng với giá trị nội dung,những đặc sắc về nghệ thuật là những yếu tố góp phần tạo nên giá trị trường cửu của bài thơ Tây Tiến.
III.Hướng dẫn tự học
1.Đối chiếu,so sánh phần 1 và phần 2 của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
2.So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTay Tien.doc