I) Các dạng đề:
1) Tiểu sử, cuộc đời
2) Quan điểm nghệ thuật
3) Sự nghiệp văn học
4) Phong cách nghệ thuật
5) Giới thiệu tác gia
II) Gợi ý:
Đề1. Tiểu sử cuộc đời tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
a. ĐVĐ:
NAQ- HCM: Người là niềm tin của nhân loại, 1 bậc vĩ nhân xuất chúng, 1 danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời 79 mùa xuân, Người đã chiếm lĩnh được rất nhiều đỉnh cao vinh quang sáng chói. Những vinh quang ấy được kết trái từ những gian khổ, thăng trầm.
TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH I) Các dạng đề: 1) Tiểu sử, cuộc đời 2) Quan điểm nghệ thuật 3) Sự nghiệp văn học 4) Phong cách nghệ thuật 5) Giới thiệu tác gia II) Gợi ý: Đề1. Tiểu sử cuộc đời tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh a. ĐVĐ: NAQ- HCM: Người là niềm tin của nhân loại, 1 bậc vĩ nhân xuất chúng, 1 danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời 79 mùa xuân, Người đã chiếm lĩnh được rất nhiều đỉnh cao vinh quang sáng chói. Những vinh quang ấy được kết trái từ những gian khổ, thăng trầm. b. GQVĐ: - Năm sinh năm mất: NAQ- HCM sinh năm 1890. Hồi nhỏ Người được gđ đặt tên là Ng Sinh Cung, trong suốt cuộc đời Ng đổi tên tới 147 lần, 2 bút danh chủ yếu Ng dùng cho các sáng tác văn chương là NAQ và HCM. - Quê hương: Ng sinh ra tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương cội nguồn của các bậc tiền bối yêu nước. - Gia đình: NAQ- HCM xuất thân trong 1 gđ nhà nho nghèo, song thân của NG là cụ phó bảng NSS và bà Hoàng T Loan. NS Sắc – ng thông minh, hiếu học, giỏi Hán học, mẹ của Ng là 1 phụ nữ tảo tần, đảm đang, hát đối, hát luyện văn chung, tò vò, phường vải rất duyên, bẻ chuyện với các thầy đồ rất giỏi. Tố chất gđ ảnh hưởng đậm nét đến việc hình thành nhân cách và tài năng của Ng. Nhân cách Ng được hình thành và ổn định từ thuở nhỏ và được hình thành từ gia phong, nề nếp gia giáo( nền giáo dục của gđ) và gia thế( truyền thống gia đình) - Quá trình học tập cống hiến của tác gia: Hồi nhỏ Ng học Chữ Hán tại nhà, sau đó vào trường Quốc học Huế rồi lớn lên làm thầy giáo dạy học ở trường Dục Thanh- Phan Thiết với cái tên Ng Tất Thành. Đến 1911: Ng từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước “Nam Đàn là cội nguồn, Huế là nơi hun đúc nhân tài, Phan Thiết là nơi Ng dừng chân suy nghĩ và Sài Gòn là bước ngoặt Bác ra đi”( Sơn Tùng). Năm 1919: Ng gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền tự do đến hội nghị Vec-xay. Năm 1920: Ng dự ĐH Tua ở Pháp và tham gia sáng lập ĐCS Pháp. Năm 1925: Ng tham gia thành lập VNTNCM Đồng chí hội ở T.Quốc. Năm 1930: Ng tham gia thành lập ĐCS VN tại Hương Cảng. Năm 1941: sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Ng trở về hoạt động, thành lập mặt trận Việt Minh, lãnh đạo nhân dân ta tiến tới làm cuộc tổng khởi nghĩa 8/1945. Ngày 2/9/1945: Ng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào về dự lễ mít tinh chào mừng sự ra mắt của chính phủ lâm thời( 7h47p). Năm 1946: Ng được quốc hội bầu chức danh Chủ tịch nước VNDCCH. Từ 1945à1969: Ng liên tục đảm nhận những chức vụ cao trong đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân ta tiến hành 2 cuộc k/c trường kì chóng Pháp Và Mĩ và XD CNXH ở miền Bắc. Vào lúc 9h47p sang 2/9/1969 Bác từ trần để lại cho toàn nhân loại nỗi đau thương tiếc vô cùng. c. KTVĐ: Đề 2: Quan điểm nghệ thuật: a. ĐVĐ: Sinh thời NAQ- HCM rất yêu VH- NT, muốn làm bạn với nghệ thuật nhưng NG phải dành thời gian cho sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân. Song trên con đường ấy, Ng nhận ra rằng: VH- NT cũng là 1 vũ khí sắc bén, lợi hại, Ng bèn nắm lấy và mài giũa nó nên Ng đã để lại cho đời 1 sự nghiệp văn học rất giá trị. Các tác phẩm của NG đều được ra đời dưới ánh sáng của tôn chỉ quan điểm sâu sắc, chân chính, tiến bộ- những vấn đề mà các nghệ sĩ khác đã xem đó như kim chỉ nam hành động đúng đắn. b. GQVĐ: Ng quan niệm văn chương phải là hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sự nghiệp CM. Nhà văn phải mang tư thế chiến sĩ, nội dung tác phẩm phải mang chất thép: “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ củng phải biết xung phong” ( Cảm tưởng đọc thiên gia thi). Quan điểm này kế thừa quan điểm của các văn nghệ sĩ thời trung đại nên mang đậm tính truyền thống. Ng rất chú ý đến đối tượng thưởng thức, theo NG đối tượng tiếp nhận VH phải là quảng đại quần chúng nhân dân. Khi đặt bút viết, Ng x/đ phương châm: Viết cho ai?( đối tượng), Viết để làm gì?(mục đích), Viết cái gì?(nội dung), Viết như thế nào?(hình thức). Ng quan niệm tác phẩm Vh phải chân thật, hùng hồn, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, k viết cầu kì, xa lạ, ngôn từ phải cô đọng, hàm súc, chú ý nêu gương người tốt việc tốt, phải đậm đà bản sắc và phát huy tinh hoa dân tộc. c. KTVĐ: Quan điểm sáng tác của Ng vừa truyền thống, vừa hiện đại đã chi phối tới tất cả nội dung sáng tác. Đọc trang viết của Ng ta thấy xuất hiện sự sống văn chương được soi sáng bởi 1 hệ thống quan điểm. Đề 3: Sự nghiệp Vh NAQ- HCM a. ĐVĐ: NAQ- HCM (1890- 1969), Ng rất yêu Vh nhưng sinh thời NG phải xem hành vi chính trị là cứ cánh đầu tiên. Trên con đường hoạt động CM, Ng nhận ra rằng TPVH cũng là vũ khí chiến đấu sắc bén, lợi hại. Bởi vậy, Ng đã để lại cho đời 1 sự nghiệp VH- 1 di sản văn hóa mang tầm vóc nhân loại vừa đồ sộ vừa giá trị được viết bằng nhiều ngôn ngữ: Hán, Pháp, Quốc ngữ. Sự nghiệp văn học ấy đa dạng, phong phú về thể loại, người chiến sĩ cách mạng kiên cường đóng góp cho nền VHCMVN nhiều tác phẩm rất sáng giá cho VHCM ở cả 3 bộ phận: văn chính luận, truyện kí và thơ ca. b. GQVĐ: - Bộ phận văn học chính luận: Sự ra đời: do yêu cầu đòi hỏi thúc bách của lịch sử có ý nghĩa nhân loại và ý nghĩa dân tộc. Nội dung: + Tấn công trực diện vào kẻ thù và đề ra những nhiệm vụ CM trọng đại qua từng chặng đường lịch sử. + Giữ vững nền độc lập dân tộc mà dân ta vừa giành được( Tuyên ngôn độc lập) + Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh( lời kêu gọi) + Tiếp tục cuộc XD CNXH ở miền Bắc và GPMN thống nhất đất nước(di chúc) Tác phẩm điển hình: các sáng tác ở bộ phân này k nhiều nhưng hầu như đều mang tầm vóc nhân loại: TNĐL, Bản án chế độ TD Pháp. - Bộ phận truyện và kí: + Tác phẩm ra đời k bị gò bó bởi sự kiện lịch sử mà ngẫu hứng văn chương. Bộ phận này bao gồm 2 thể loại: truyện và kí. Truyện ngắn dùng tưởng tượng hư cấu làm nguyên tắc sáng tác và kí lấy sự trung thực cuộc sống khách quan làm tôn chỉ sáng tạo. + Nội dung: tấn công gián tiếp vào kẻ thù thông qua hình tượng nghệ thuật hấp dẫn với ý tưởng thâm thúy, bộ phận này chủ yếu được viết bằng t.Pháp, thời gian Ng hoạt động ở nước ngoài vào đầu thế kỉ XX, thể hiện được nhiệt tình yêu nước của ng Cộng sản. + TP điển hình: Truyện: Vi hành(1923), Những trò lố hay là..., Lời than vãn của bà Trưng Trắc Kí: Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện - Bộ phận thơ ca: là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của NG được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ. * Tập Nhật kí trong tù: gồm 133 bài đường luật tứ tuyệt, đường luật bát cú, viết bằng chữ Hán do sáng tác từ 29/8(1942à10/9/1943) tại nhà giam Tưởng Giới Thạch. NKTT đã dựng lại bộ mặt thật của nhà tù TGT bất công, vô nhân đạo, đồng thời là bức chân dung tự họa con người tinh thần HCM- “Bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” (Viên Ưng- TQ). * Tập thơ HCM: Viết bằng chữ quốc ngữ gồm 86 bài được sáng tác trong thời gian từ trước CM 8/1945à cuối đời. Nội dung trọng tâm là lời kêu gọi cổ động, tuyên truyền khích lệ đồng bào đánh đuổi kẻ thù, giải phóng đất nước * Tập thơ chữ Hán: gồm 36 bài được Ng sáng tác vào thời gian hoạt động tại chiến khu Việt Bắc Cuộc k/c chống Pháp gian khổ của nhân dân, gửi gắm chút tâm tình riêng của Ng, phản ánh, ngợi ca tình bạn keo sơn gắn bó. c. KTVĐ: Sự nghiệp VH của NG được đánh giá là 1 di sản văn hóa mang tầm vóc nhân loại, nó góp phần làm tăng bề thế cho kho tàng VHDTVN và điểm 1 tiếng nói quan trọng vào thành tựu VHTG. Đề 4: Phong cách nghệ thuật: a. ĐVĐ:( Lí luận về PCNTà PCNT của Ng) Nói tới dấu ấn cá tính sáng tạo của 1 văn nghệ sĩ, người ta nghĩ ngay đến đó chính là PCNT. Tất cả mọi nhà văn đều có phong cách nhưng tạo được phong cách độc đáo, đặc sắc thì k phải ai ai cũng làm được. Cây bút NAQ- HCM là cây bút đa phong cách, mỗi một bộ phận mang 1 phong cách riêng. b. GQVĐ: - Văn chính luận:Tư duy sắc sảo, gắn văn hóa lí luận với thực tiễn, văn bản giàu tính luận chiến, lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ logic và dẫn chứng lịch sử rất xác thực. - Truyện và kí: XD tình huống độc đáo, lạ hóa đặc sắc, giọng văn thâm thúy, châm biếm, mỉa mai cay độc, hơi thở của bút pháp văn phong châu Âu ảnh hưởng đậm nét tới trang viết người Á Đông. Nhìn chung phong cách ở bộ phận này ấn tượng ở chất trí tuệ và tính hiện đại. - Thơ ca: gồm 2 loại, 1 loại sáng tác bằng chữ Hán gọi là cổ thi, 1 loại bằng chữ quốc ngữ gọi là thơ hiện đại. Mỗi loại có 1 phong cách riêng. + Phong cách cổ thi: cô đọng, hàm súc, uyên thâm, lời ít ý nhiều, âm hưởng dư ba “Thơ Ng nói ít mà gọi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng k phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời”(Rogiodonuy). + Phong cách hiện đại Ngôn ngữ đơn giản ,quảng đại quần chúng với lối văn vẻ dễ nhớ ,dễ thuộc c.KTVĐ Phong cách nghệ thuật ấn tượng đã chi phối tất cả các nội dung sáng tác của người tạo cho trang viết của người có được nét riêng, đó là trang văn NAQ –HCM bình dị, hồn hậu uyên bác TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. Các dạng đề 1: HCRĐ và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn 2:Bố cục kiểu tam đoạn luận 3:Phân tích “TNĐL” làm sáng tỏ lối lập luận chặt chẽ của văn chính luận mẫu mực II Gợi ý Đề 1:HCRĐ và mục đích sáng tác a.ĐVĐ b.GQVĐ + Hoàn cảnh ra đời T5\1945 phe pháp xit đã đàu hàng đồng minh , Nhật cũng sắp đến ngày ngày tắt thở ,hoang mang giao động ở Đông Dương đến cực đỉnh .Lúc này phong trào CM cả nước ta rất sôi sục .Đảng va Chính phủ đã cươp lấy thời cơ thuận lợi ấy lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa CMT8 Ngày 19/8/1945:chính quyền CMthủ đô đã về tay nhân dân Ngày 26/8 Người đi bộ từ chiến khu Việt Bắc đến HN.Ngày 28/8 Ban thường vụ Trung ương Đảng đã tổ chức phiên họp bất thường bàn về hai vấn đề : Tổ chức lễ ra mắt cho Chính phủ lâm thời cho nươc VNDCCH đồng thời khai sinh đất nước ,thương vụ giao cho HCM soạn thảo “TNĐL”. Do yêu cầu cấp bách lịch sử ,mặc dù sau hai ngày đi bộ mệt mởi nhưng tối 28/8 Người vẫn miệt mài ngồi soạn thảo “TNĐL”tại số nhà 48 phồ hàng ngang. Soạn thảo xong Người đã đánh bằng máy chữ và thông qua ban thường vụ Trung Ương đảng .Tới ngày 2/9/1945:Người đã dõng dạc đọc “TNĐL” tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào về dự lễ mitting chảo mừng sự ra mắt của chính phủ lâm thời và chào mừng buổi lễ trọng thể khai sinh đất nước VN + Mục đích sáng tác Sáng tác văn học của Người bao giờ cũng nhằm thực hiện mục đích giá trị cao cả -Viết “TNĐL” Người nhằm ràng buộc dư luận thế giới thừa nhận “TNĐL”của VN ;phải xem “TNĐL”của VN là một thứ thành quả của văn học nhân loại đồng thời nhằm khóa miệng chặn họng ,đập tan âm mưu xâm chiếm VN trước mắt và lâu dài của kẻ thù -Viết “TNĐL” Người nhằm ràng buộc dư luận thế giới phải thừa nhận TNĐL của Vn, phải xem TNĐL của VN là 1 thành quả văn hóa nhân loại đồng thời nhằm khóa miệng chặn họng, đập tan âm mưu xâm chiếm VN trước mắt và lâu dài của kẻ thù. - Viết TNĐL Ng nhằm k/đ quyền hưởng độc lập tự do của dân tộc VN và bác bỏ luận điệu bịp bợm xảo trá của TD Pháp. - Ng nhằm k/đ ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập tự do của DTVN. c. KTVĐ: HCRĐ và mục đích sáng tác của bản TNĐL đã làm cho bản tuyên ngôn của NG trở thành áng văn mang tầm cỡ lớn. Đề 2: Bố cục bản tuyên ngôn ĐVĐ: “T ... ến đấu: “Cái nhà này ba má làm ra thì cho các anh ở xã làm trường học. còn 5 công ruộng trao lại cho chi bộ để chia cho cô bác khác...”. nhà cửa ruộng vườn là tài sản đáng quý nhất của 1 gđ nông dân nhưng chị em Chiến sẵn sàng cống hiến cho CM. - Có thể nói tình cảm gđ hòa vào tình cảm CM trong đời sống tâm hồn của Chiến. Đây là phẩm chất cần có của người anh hùng trong thời đại mới. Cuối cùng là Việt, Bên cạnh nét chung, Việt có nét riêng dễ mến của 1 cậu con trai vô tư hiếu động, ngây thơ. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại, Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị từ con ếch to bắt được đến vết đạn bắn vào tàu Mĩ, rồi việc đi bộ đội, chị Chiến giành đi trước, Việt đá trái dừa xuống mương cái đùng “Bộ mình chị biết đi trả thù hả?”. Đêm ghi tên để đi tòng quân, Việt giành chị Chiến chạy lên nói với cán bộ “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với”. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim. Đến khi đi bộ đội, nếu Chiến mang theo chiếc gương trong túi thì Việt đem theo cái súng cao su trong mình. Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị, đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà từ Út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gửi bàn thờ má, bà bạc với em một cách trang nghiêm còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp 1 con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào k biết. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con”giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời tán tỉnh đùa tếu của các anh em. Việt bị thương nằm lại ở chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống như thằng Út em ở nhà “khóc đó rồi cười đó”... - Cùng với nét vô tư hồn nhiên, Việt còn thật đường hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, k bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn. Việt đã nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má dù chưa đủ tuổi. Khi xông trận, Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng thủ pháo tiêu diệt được 1 xe bọc thép của địch. Đến khi bị trọng thương, 1 mình nằm giữa chiến trường, 2 mắt k con nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc vì đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế ngón tay để trên cò súng chờ tiêu diệt giặc “tao sẽ chờ mày! Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. Có thể nói, hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành 1 trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi. - Ngoài ra, Việt là 1 người giàu tình nghĩa với gđ, rất mực thủy chung với quê hương, với CM. Bị thương lúc tỉnh lúc mê, lúc nào Việt cũng nhớ tới má. Lần thứ 4 tỉnh dậy, “Việt ao ước được gặp má, má xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy”. Má hiện diện thường trực trong tâm trí của Việt. Việt tin “má đã về đâu đó”. Đưa bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, Việt nói với má như người đang còn sống: “đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Mặc dù hay cãi lời chị nhưng Việt lại rất thương chị, Việt nhận ra chị Chiến từ cử chỉ, nói năng cứ “y như má vậy”. Nghe tiếng chân lịch bịch của chị Chiến “Việt thấy thương chị lạ, lần đầu tiên Việt thấy lòng mình rõ như thế”. - Việt xem đồng đội như người thân trong gđ. Việt khao khát muốn gặp lại anh Tánh, tiểu đội trưởng, để được níu chặt anh mà khóc. Nghe tiếng súng của anh, Việt như muốn reo lên “đúng là súng của ta rồi!”. Liền sau đó, những khuôn mặt của anh em trong đơn vị hiện ra thật rõ. - Có thể nói tình cảm gđ hòa vào tình cảm CM trong đời sống tâm hồn của Việt. Đây là phẩm chất cần có của người anh hùng trong thời đại mới. Từ việc phân tích những nhân vật trên ta thấy họ có nhiều điểm giống nhau. Đó là lòng căm thù giặc, trung thành với CM, yêu thương gia đình, làng xóm, tổ quốc, chiến đấu gan góc, dũng cảm...Đây cũng là những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng CM. Nó là cội nguồn sức mạnh của gđ, của bản làng, của đất nước để làm nên chiến thắng huy hoàng trước kẻ thù tàn ác. Nghệ thuật biểu hiện cũng rất đa dạng và sinh động, giàu chất sử thi bi tráng, giàu chất Nam Bộ. C.KB “Những đứa con trong gđ” k chỉ phản ánh chân thật đời sống mà còn khắc họa được những tấm gương oanh liệt, sáng ngời. Nó có tác dụng cổ vũ tinh thần chiến đấu và bồi dưỡng, giáo dục tâm hồn khí phách cho các thế hệ hôm nay. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- NGUYỄN MINH CHÂU Đề 1: Phân tích nhân vật người đàn bà A. MB Nguyễn Minh Châu được coi là cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới. Tác phẩm tiêu biểu “Những vùng trời khác nhau”, “Dấu chân người lính”, “Miền cháy”. “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào năm 1983 khi đất nước trải qua chiến tranh và bước vào thời kì đổi mới. Người đàn bà là nhân vật chính thể hiện chủ đề của tác phẩm. B. TB 1. Lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp của người đàn bà cũng khá đơn giản. Trong tác phẩm, nhân vật này được gọi là “mụ”, “người đàn bà”. Chị ta vô danh giống như nhân vật chị vợ nhặt trong tác phẩm của KL. Thuở nhỏ chị sinh ra trong 1 gđ khá giả. Lớn lên chị ta lấy chồng làm nghề chài lưới đánh cá trên biển, 1 công việc nặng nhọc vất vả k hợp với phụ nữ. Chị ta có 1 ngoại hình xấu xí: “Tuổi ngoài 40, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mụ bị rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi buồn ngủ”. Tất cả làm nổi bật sự vất vả, lam lũ, thua thiệt của người phụ nữ. 2. Chị thầm lặng chịu mọi sự đau đớn. Người chồng đánh chị rất dã man: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Anh ta đánh vợ k phải vợ lười biếng hư hỏng mà vì cuộc sống khổ quá. Anh ta đánh để giải tỏa uất ức, tức tối, buồn phiền. Mà cuộc sống thì luôn gặp uất ức, đau khổ buồn phiền nên anh ta thường xuyên đánh vợ: “ba ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng”. Dù vậy, người đàn bà vẫn cam chịu: “k hề kêu 1 tiếng, k chống trả, k tìm cách chạy trốn”. Chị ta chấp nhận đòn roi như 1 phần cuộc đời của mình, như 1 lẽ tất yếu đàn ông k uống rượu thì đánh vợ, như người đi biển phải đương đầu với sóng to gió lớn vậy. 3. Tuy nhiên người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chị ta xin chồng “đưa lên bờ mà đánh” k đánh trên thuyền trước mặt con cái. Chị muốn giữ danh dự của mình trong tình cảm của con. Khi biết được thằng Phác(con chị), và Phùng (người khách lạ) chứng kiến chị bị chồng đánh, người đàn bà “cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã”. Giọt nước mắt của chị tràn ra vì lòng tự trọng bị tổn thương. 4. Ngoại hình có xấu xí, cuộc sống có khổ đau nhưng người đàn bà rất thấu hiểu lẽ đời. Phùng và Đẩu mời chị ta đến tòa án có ý giúp chị ta bỏ chồng “chị k sống nổi với người đàn ông vũ phu ấy đâu”. Thay vì vui mừng cảm ơn, chị ta chắp tay vái lia lịa, tự hạ thấp mình để k phải bỏ chồng “con lạy quý tòa, quý tòa bắt con cũng được, bỏ tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Rồi trở nên sắc sảo đến bất ngờ, người đàn bà thay dổi cách xưng hô “chị” với “các chú” và giải thích vì sao k bỏ chồng: “Đám đàn bà hàng chài cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba nuôi một sắp con mà nhà nào trên dưới cũng chục đứa”. Chị ta còn phê bình Phùng và Đẩu chưa hiểu cuộc sống vất vả của người làm ăn: “các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Lí lẽ của chị giàu chất thực tế, đầy sức thuyết phục. Đẩu và Phùng nhận thấy cách xử sự của chị ta là k thể khác được. 5. Câu chuyện ở tòa án còn làm nổi bật được tình cảm của người đàn bà đối với chồng con. Đối với người chồng vũ phu chị tỏ ra bao dung , thông cảm. Chị kể tốt về chồng “ngày xưa là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm. K bao giờ đánh đập tôi”. Nhưng rồi cuộc sống cực nhọc, nhiều bữa phải “ăn cây xương rồng luộc chấm muối” đẩy anh ta vào hành động thô lỗ trái với bản chất của mình. Dù thế nào anh ta vẫn là người chồng, người cha rất cần thiết cho gđ. Người đàn bà tìm mọi cách bảo vệ chồng trước pháp luật và trước đàn con, nhất là thằng Phác, ngăn k cho nó xung đột với cha. Đối với con, chị yêu thương hết mực. bị chồng đánh dã man, chị k khóc nhưng nhắc đến con, chị khóc. Chị ta thương thằng Phác “từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông hành hạ mụ”. Chi tiết này vừa nói lòng thương con và cũng nói lòng thương chồng của chị. Cũng vì thương con, chị cương quyết k bỏ chồng, nhẫn nhục hi sinh vì con. Trong cuộc đời đau khổ triền miên, người đàn bà vẫn chắt lọc được niềm vui từ con cái, gđ đưa lại: “có lúc vợ chồng, con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ...Vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no”. à Tóm lại, thấp thoáng trong bóng dáng của người đàn bà xấu xí, lam lũ là bóng dáng của người vợ, người mẹ nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Từ cuộc sống, chị bước vào nghệ thuật, từ nghệ thuật chị bước ra cuộc sống làm nên sức sống lâu bền của nhân vật. C. KB Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề- tư tưởng của tác phẩm. Đề 2: Phân tích nhân vật Phùng A. MB Nguyễn Minh Châu được coi là cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới. Tác phẩm tiêu biểu “Những vùng trời khác nhau”, “Dấu chân người lính”, “Miền cháy”. “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào năm 1983 khi đất nước trải qua chiến tranh và bước vào thời kì đổi mới. Phùng là nhân vật chính thể hiện chủ đề của tác phẩm. B. TB 1. Trong tác phẩm, Phùng được xưng là “tôi”, vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện. Nhờ hình thức này, câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn, nhà văn có điều kiện đi sâu vào nội tâm nhân vật. Ngoài ra, câu chuyện k phụ thuộc vào thời gian k gian. Theo đó, Phùng là 1 người có tâm hồn phong phú, một nhận thức tinh tế sâu sắc. 2. Đoạn đầu diễn tả tâm hồn và nhận thức của Phùng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà mấy buổi sáng “phục kích”, mấy tuần lễ tìm kiếm và cả đời chỉ gặp 1 lần “Trước mặt tôi là 1 bức tranh mực tàu của 1 danh họa thời cổ. mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc...” Đứng trước cảnh đẹp tuyệt vời, tâm trạng của người nghệ sĩ trở nên “bối rối”, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào và hp tràn ngập tâm hồn. Bức ảnh thiên nhiên và cuộc sống làm cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thực sự. Người nghệ sĩ tìm được niềm vui trong sáng tạo và khám phá: “thấy được cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, anh đã bắt gạp cái đẹp, cái thiện. Điều này còn nói lên sức mạnh diệu kì của nghệ thuật đối với con người. 3. Đoạn văn tiếp theo diễn tả tâm hồn và nhận thức của Phùng trước hiện thực cuộc sống. Phát hiện thứ 2 rất bất ngờ và mâu thuẫn với phát hiện thứ nhất. Chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra k phải là cô gái đẹp vẫn thường làm người mẫu cho những bức tranh làm lịch mà là 1 người đàn bà xấu xí, mẹt mỏi và cam chịu: “trạc ngoài 40, thân hình cao lớn với đường nét thô kệch.
Tài liệu đính kèm: