Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nghị Luận văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nghị Luận văn học

1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945

 đến hết thế kỷ XX. 2

 2. Hồ Chí Minh 2

 3. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh. 3

 4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

 – Phạm Văn Đồng. 3

 4. Tây Tiến – Quang Dũng. 4

 5. Tố Hữu 4

 6. Việt Bắc (trích) – Tố Hữu 5

 7. Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)

 - Nguyễn Khoa Điềm. 6

 8. Sóng – Xuân Quỳnh. 10

 9. Đàn ghi- ta của Lor-ca – Thanh Thảo 12

 10. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường. 16

 11. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. 18

 12. Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài. 21

 13. Vợ nhặt (Kim Lân). 23

 14. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. 28

 15. Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. 31

 16. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. 33 17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ. 35

 18. Phụ lục văn học nước ngoài 37

 

doc 63 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
	1	
	1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 	
	đến hết thế kỷ XX. 	2
	2. Hồ Chí Minh	2
	3. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.	3
	4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc	
	– Phạm Văn Đồng.	3
	4. Tây Tiến – Quang Dũng.	4
	5. Tố Hữu	4
	6. Việt Bắc (trích) – Tố Hữu 	5
	7. Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) 
	- Nguyễn Khoa Điềm.	6
	8. Sóng – Xuân Quỳnh.	10
	9. Đàn ghi- ta của Lor-ca – Thanh Thảo	12
	10. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường. 	16
	11. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.	18
	12. Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài.	21
	13. Vợ nhặt (Kim Lân).	23
	14. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.	28
	15. Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.	31
	16. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.	33	17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.	35
	18. Phụ lục văn học nước ngoài	37
Khái quát văn học Việt Nam 
từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b/ Nền văn học hướng về đại chúng
c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2/ Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX? 
a/ Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. 
b/ Nền văn học đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
c/ Nền văn học có nhiều tìm tòi , đổi mới về nghệ thuật .
Luyện tập
1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975?
2/ Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 
Hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
Gợi ý đề 2 
* Khuynh hướng sử thi
- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. 
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước. 
- Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ. 
* Cảm hứng lãng mạn
- Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 
- Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.
Tác gia HỒ CHÍ MINH
1.Về quan điểm sáng tác văn học
	Quan điểm sáng tác văn học của Người hết sức nhất quán. Tập trung ba điểm :
+ Bác luôn coi văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn phải góp phần đấu tranh và phát triển xã hội. Nghĩa là “văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận” và người cầm bút phải là “chiến sĩ trên mặt trận ấy”:
 	Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
	( Cảm tưởng đọc Thiên gia thi )
+ Người chủ trương văn học phải phản ánh cuộc sống một cách chân thật và đậm tính dân tộc. Hình thức phải trong sáng, hấp dẫn.
+ Người nêu kinh nghiệm sáng tác : Bao giờ cũng xác định rõ đối tượng và mục đích : Viết cho ai? Viết để làm gì? Từ đó mới xác định nội dung và hình thức viết : Viết cái gì? Viết như thế nào?
2 . Về sự nghiệp văn học
Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn học đồ sộ và đa dạng : truyện ngắn, phóng sự, hồi kí, bút kí, tiểu phẩm, tuyên ngôn, lời kêu gọi, thư từ, thơ tiếng Việt và tiếng Hán, kịch bản Tác phẩm văn học của Người được viết bằng tiếng Pháp, Hán văn và tiếng Việt. Sự nghiệp sáng tác nổi bật ở 3 lĩnh vực : Văn chính luận, Truyện và ký, Thơ ca.
	Văn chính luận được viết với mục đích tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Các tác phẩm tiêu biểu như Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn độc lập tự do 
Truyện và kí tiêu biểu trước hết là những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỉ XX như Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc  Các tác phẩm này cũng nhằm mục đích tiến công kẻ thù nhưng bằng hình tượng nghệ thuật.
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh. Trên 250 bài thơ ở ba tập Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
3. Về phong cách nghệ thuật
+ Văn chương của Người kết hợp mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
- Văn chính luận: lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép; giọng điệu đa dạng; giàu tính luận chiến. 
- Truyện và kí: kết hợp linh hoạt cách viết hiện đại với cách kể truyền thống; lối trào phúng giàu chất trí tuệ; giọng văn khi nghiêm trang khi hài hước. 
- Thơ ca: thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc; thơ nghệ thuật thâm trầm, sâu sắc, vừa cổ điển vừa hiện đại. 
+ Đa dạng nhưng thống nhất, thể hiện ở sự nhất quán về quan điểm sáng tác và tư tưởng, tình cảm; nhất quán về nghệ thuật: cách viết thường ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thường vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau.
Luyện tập
1/ Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
2/ Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh ?
3/ Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ?
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
1/ Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác 
a. Hoàn cảnh ra đời 
- Ngày 19-8-1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
- Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố : Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp.
b. Mục đích sáng tác 
- Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
2/ Giá trị Tuyên ngôn độc lập
	- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử to lớn : tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.
	- Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc : lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc, 
	- Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3/ Ý nghĩa của việc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp) trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập
- Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. 
- Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
 Luyện tập
1/ Nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập.
2/ Giá trị Tuyên ngôn độc lập
3/ Ý nghĩa của việc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp) trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập ?
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
PHẠM VĂN ĐỒNG
1/ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888). Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963.
 + Hoàn cảnh đất nước: Mĩ can thiệp vào chiến trường Việt Nam ngày càng nhiều, đánh phá miền Nam và chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược miền Bắc, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đang diễn ra mạnh mẽ.
- Mục đích sáng tác: 
+ Tưởng nhớ, định hướng cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC 
+ Xác định mối quan hệ giữa thơ văn yêu nước NĐC với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. 
2/ Nhận xét về cách trình bày các luận điểm:
- Bài viết có 3 luận điểm lớn: 
+ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
+ Tác phẩm Lục Vân Tiên
- Nêu thơ văn yêu nước trước để nhấn mạnh tính chiến đấu của thơ văn NĐC, phù hợp với mục đích xác định mối quan hệ giữa thơ văn yêu nước NĐC với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. 
Luyện tập
1/ Vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” ?
2/ Vì sao Pham Văn Đồng cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong tời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay ?
TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
Luyện tập
1/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến có điểm gì lưu ý ?
	2/ Phân tích đoạn thơ đầu (14 câu)
	3/ Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ bằng vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng. Phân tích đoạn thơ thứ ba để làm rõ.
	4/ Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
Gợi ý
ĐỀ 2 :
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Nêu đoạn thơ
b. Phân tích
- Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. 
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình. 
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn. 
- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc; ... 
c. Đánh giá chung về đoạn thơ.
ĐỀ 4 :
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
b. Phân tích
- Giải thích ngắn gọn : Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Chất lãng mạn trong Tây Tiến chính là cảm hứng hướng đến vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến . 
+ Khai thác triệt để thủ pháp đối lập : cảnh vật và con người được dựng lên ở một biên độ rất rộng. Vì thế, bên cạnh một Tây Bắc hùng vĩ dữ dội có một Tây Bắc mĩ lệ duyên dáng, giữa hai nét gân guốc táo bạo và tươi tắn mềm mại, giữa hai gam màu vừa chói gắt vừa quyến rũ lạ thường. 
+ Tô đậm màu sắc xứ lạ phương xa : Đó là những “hội đuốc hoa” . Đó là những “chiều sương” ở Châu Mộc,  ... Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
III. KB
- Khẳng định mong muốn trên của tổng thống Mĩ cũng như của các bậc phụ huynh là hoàn toàn đúng đắn. Các thầy cô phải giáo dục học sinh của mình biết sống trung thực, chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Và phải có đức tính trung thực ấy trong cuộc sống.
- Bài học bản thân.
Đề 21: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình” Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ những suy nghĩ của mình về mong muốn trên?
I. MB
Thành quả lao động của cơ bắp và trí tuệ là những sản phẩm vật chất và tinh thần mà con người làm ra. Những sản phẩm ấy đều có giá thành nhất định của nó. Nhưng trái tim và tâm hồn con người thì chỉ có một. Vì thế, cho dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng không thể mua bán được khi chủ sở hữu của trái tim và tâm hồn không bán. Với mục đích ấy tổng thống Mĩ A.lin-côn muốn thầy hiệu trưởng hãy dạy con trai mình một điều rất hệ trọng: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. Đây là mong muốn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như tài năng của con người.
II. TB
1. Giải thích.
“Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”
- Sản phẩm hàng hoá của cơ bắp và trí tuệ thì bao giờ cũng có thể định được giá tiền. Đó là thành quả lao động của con người mà ta có thể đem bán cho người có nhu cầu mua.
- Nhưng trái tim và tâm hồn của con người là duy nhất không thay thế được, chính vì thế không thể bán cho người khác được cho dù với giá cao đến thế nào, và không cho phép người khác ra giá để mua.
Vậy chúng ta hoàn toàn có quyền bán những sản phẩm do bàn tay và khối óc – cơ bắp và trí tuệ – của mình cho người khác với giá cả thoả thuận. Nhưng không bao giờ được bán trái tim và tâm hồn mình cho dù giá cao đến bao nhiêu đi chăng nữa. 
- Trách nhiệm của người thầy là phải dạy cho học trò biết điều đó.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
- Công sức bằng cơ bắp kết hợp với trí tuệ của con người bỏ ra để lao động sẽ tạo ra những thành quả là vật chất hay tinh thần. Mọi người đều có thể làm ra được những sản phẩm đó. Cho dù đó là những công trình nghiên cứu khoa học, những phát minh, những chế tạo khoa học, nghệ thuật,... nhưng nếu cần vẫn có thể bán với giá cả phù hợp.
- Nhưng trái tim và tâm hồn con người thì chỉ có một do cha mẹ ta ban tặng, nó chính là cuộc sống của ta, vì thế nếu ta bán nó đi hoặc đánh mất nó thì ta không còn là chính mình nữa.
- Bằng tâm hồn và trái tim của mình thì ta mới có tự do, có những quyền của con người nhưng nếu ta bán trái tim và tâm hồn mình cho kẻ khác có nghĩa là ta đã là nô lệ của họ, tất cả cuộc sống của ta sẽ bị thuộc về người khác.
- Nhưng trong xã hội ngày nay, nhiều người - đặc biệt là lớp trẻ- vì cái lợi trước mắt mà bán cả trái tim và tâm hồn mình cho người khác, sẵn sàng làm “nô lệ” cho kẻ khác để chạy theo một nhu cầu bất chính nào đó,...
III. KB
Khẳng định ý nghĩa, giá trị, tác động của câu nói trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Bài học bản thân.
Đề 22: Giải thích và làm sáng tỏ câu ngạn ngữ sau:
“Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”
I. MB
Tình bạn là một trong những tình cảm rất quan trọng và cao quý của con người. Tình bạn phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc là sự chân thành, không vụ lợi và luôn tôn trọng nhau. Chúng ta thường khuyên bảo nhau hãy “chọn bạn mà chơi”. Tại sao phải chọn bạn mà chơi? Chơi với ai mà chẳng được! Không! Bạn là một thước đo của ta. Nếu ta chơi với người tốt theo đúng tinh thần ý nghĩa và tầm quan trọng của bạn thì ta sẽ phải chọn bạn để giao kết. Vì thế ngạn ngữ có câu: “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”. 
II. TB
1. Giải thích
- ý nghĩa chung của câu ngạn ngữ: “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào” là gì? Có thể hiểu là: Người ta sẽ đánh giá đực một người nào đó khi nghe anh ta nói về bạn mình.
- Tại sao có thể biết đó là người như thế nào khi nghe anh ta nói về bạn của mình? Vì đã là bạn thì phải hiểu nhau và có chung những sở thích, có cùng quan điểm, quan niệm về nhiều vấn đề trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội,... Do đó bạn anh là người như thế nào thì anh cũng sẽ là hình ảnh gần như thế. Qua cách nói và thái độ của người nói về bạn mình sẽ biết người ấy có tôn trọng và yêu quý bạn mình không.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
- Những điều giải thích trên đã được thể hiện trong văn học và cuộc sống như thế nào?
	+ Tình bạn giữa Dương Khuê và Nguyễn Khuyến
	+ Tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ
	+ Tình bạn giữa Các Mác và Ăng-ghen
	+ Tình bạn chính bản thân mình với người bạn khác.
(phân tích với mức độ vừa phải-để cm tình bạn là trong sáng thì sẽ cao đẹp)
- Từ đó rút ra bài học về tình bạn và quan hệ bạn bè: bạn là hình ảnh của chính mình, cần làm cho hình ảnh ấy ngày càng đẹp hơn lên.
- Bình luận: Từ xưa đến nay có không ít mqh bạn bè chỉ là cái vỏ bên ngoài còn thực chất bên trong là lợi dụng nhau, chà đạp lên nhau mà thăng tiến, mà kiếm lợi ích cho mình... Cần phê phán những mqh như vậy!
- Chứng minh bằng những mqh bạn bè tốt và xấu để thấy được vai trò, tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống. Và phải nhớ lời khuyên: “Hãy chọn bạn mà chơi”. Người khác có thể nhìn nhận, đánh giá mình thông qua những người bạn mà mình quan hệ. Vậy nên câu ngạn ngữ là luôn đúng trong nhiều trường hợp. Tuy vậy vẫn có những mqh đặc biệt: một người tốt chơi với một vài người xấu thì chưa chắc người ấy đã là xấu như bạn mình. Cần phải tìm hiểu kĩ khi đưa ra những nhận xét, kết luận về ai đó. Không nên kết luận vội vàng khi không có đủ cơ sở để chứng mình điều mình nói.
 Nhưng dù sao thì bạn thường là hình ảnh của ta, ta là hình ảnh của bạn với điều kiện là hai từ “tình bạn” phải đúng nghĩa của nó!
III. KB
Khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ
Bài học cho bản thân
ý nghĩa xã hội của câu ngạn ngữ
Đề 23: Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. 
Anh/ chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận về vấn đề trên?
I. MB
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. TB
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
1. Hiện trạng mt sống của chúng ta.
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra mtkk một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
-Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay TG và đặc biệt là VN đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
2. Nguyên nhân- Hậu quả.
a. Nguyên nhân 
*Khách quan: 
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả.
- Ô nhiễm mt nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm mt đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. 
- Ô nhiễm mt không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp.
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT.
III. KB
VN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
Bài học cho mỗi người .

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu on thi tn 12.doc