Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nam cao

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nam cao

1. Vài nét về cuộc đời và con người

CUỘC ĐỜI:

- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri,

- Gia đình: xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo,

- Quê hương: làng Đại Hoàng - Phủ Lí Nhân - Tỉnh Hà Nam. Quê ông là một vùng chiêm trũng quanh năm nghèo đói lại bị bóc lột nặng nề  không gian nghệ thuật trong nhiều tác phẩm.

- Qúa trình hoạt động: ông có nhiều vốn sống lăn lộn nhiều nơi:

+ Học hết bậc thành chung, ông theo một người cậu vào Sài Gòn. Nhưng sau đó, ông bị bệnh phải trở về quê sống vất vưởng bằng nghề dạy học, viết văn, có lúc phải sống nhờ vợ.

+ 1943 ông tham gia hội văn hội cứu quốc.

+ 1946 tham gia đoàn quân Nam Tiến.

+ 1947 lên chiến khu Việt bắc làm công tác nghệ thuật.

+ 11/1951 ông hy sinh trong chuyến công tác vào vùng địch hậu.

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Nam cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NAM CAO
1. Vài nét về cuộc đời và con người 
CUỘC ĐỜI:
Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 
Gia đình: xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, 
Quê hương: làng Đại Hoàng - Phủ Lí Nhân - Tỉnh Hà Nam. Quê ông là một vùng chiêm trũng quanh năm nghèo đói lại bị bóc lột nặng nề à không gian nghệ thuật trong nhiều tác phẩm.
Qúa trình hoạt động: ông có nhiều vốn sống lăn lộn nhiều nơi:
+ Học hết bậc thành chung, ông theo một người cậu vào Sài Gòn. Nhưng sau đó, ông bị bệnh phải trở về quê sống vất vưởng bằng nghề dạy học, viết văn, có lúc phải sống nhờ vợ.
+ 1943 ông tham gia hội văn hội cứu quốc.
+ 1946 tham gia đoàn quân Nam Tiến.
+ 1947 lên chiến khu Việt bắc làm công tác nghệ thuật.
+ 11/1951 ông hy sinh trong chuyến công tác vào vùng địch hậu.
CON NGƯỜI:
Bề ngoài ít nói nhung đòi sống nội tâm luôn sục sôi.
Rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hôi cũ. Ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương , đặc biệt là đối với người nông dân nghèo.
Luôn suy tư về bản thân, từ kinh nghiệm thưc tế mà đề lên những khá quát triết lí sâu sắc, đầy tâm huyết.
2. Quan điểm nghệ thuật: Nam Cao là nhà văn có quan điểm nghệt thuật rất tiến bộ và nhất quán.
a. Ngay ở giai đoạn trước CMT8 NC đã quan niệm nghệ thuật phải phản ánh chân thật đời sống, phục vụ đời sống của con người. Người cầm bút phải xuất phát từ đòi sống , từ hiện thực không trốn tránh hiện thực . Trong Trăng sáng, NC bày tỏ quan điểm của mình : “NT ko phải là ánh trăng lừa dối, NT ko nên là ánh trăng lừa dối, NT chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp người lầm than” à biểu hiện của quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”.
TP văn chương phải có tính nhân đạo: TP văn chương “phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ  nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng  Nó làm người gần người hơn” (Đời thừa).
NC coi lao động NT là một thứ lao động nghiêm túc , đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng, “văn chuong không cần đến những người thợ khéo tay  văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nhũng nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.”
Đặt ra yêu cầu: đã là người viết van văn thì phải có lương tâm. Ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
b. Sau CMT8, NC tận tụy với công việc, ko hề hà việc lớn nhơ với suy nghĩ dứt khoát: lọi ích CM, lọi ích dân tộc là trên hết. Nhờ giác ngộ về vai trò CM của quần chúng nhân dân, ông nhìn nhân dân không chỉ bằng đôi mắt của tình thương mà còn nhìn họ bằng sự cảm phục trước những con người có khả năng cải tạo hoàn cảnh, những con người bất khuất, tính cách anh hùng.
3. Sự nghiệp văn chương
a. Trước CMT8, sáng tác của NC tập trung vào hai đề chính:
Ở để tài về người tri thức nghèo (Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Quên điều độ ), nhà văn đặc biệt đi sâu và miêu tả cuộ sống nghèo khổ với những bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng của những trí thức có ý thưc sâu săc về nhân phẩm, có hoài bảo to lớn nhưng bị gánh nặng của áo cơm “đè sát đất”. Qua đó phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống tàn phá tâm hồn con người.
Ở đề tài về người nông dân nghèo (Lão Hạc, Chí phèo, Tư cách mõ, Trẻ con ko được ăn thịt chó), NC thường quan tâm đến số phận của những con người có số phận hẩm hiu, bị ức hiếp. Phát hiện sâu sắc nhất của nhà văn là người nông dâ n đang bị hủy diệt nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng ko lối thoát. Viết về những người nông dân bị lưu manh hóa, nhà văn đã kết án xã hội tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động, phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của họ, khi họ đã mất cả tính người.
b. Sau CMT8, NC nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến. Đôi mắt là thành công xuất sắc của văn nghệ những năm đầu kháng chiến, khẳng định một lối sống tích cực, dứt khoát từ bỏ con người cũ của lớp nhà văn đi theo kháng chiến. Nhật ký Ở rừng (1948) được viết trong thời kỳ nhà văn công tác ở vùng sâu Bắc Cạn và tập ký sự Chuyện biên giới đều là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi còn non trẻ lúc bấy giờ.
4. Phong cách nghệ thuật;
Có biệt tài trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật.
Truyện thường có tính triết lí sâu sắc.
Luôn có sự thay đổi giọng điệu: Có hai giọng văn cơ bản: tự sự lạnh lùng và trữ tình, sôi nổi, thiết tha. Hai giọng văn này thuòng xuyên chuyển hóa qua lại., tạo nên những trang văn lôi cuốn, hấp dẫn. Ngoài ra còn là giọng điệu phong phú của các nhân vật – được trần thuật bằng lời kể trực tiếp hoặc nửa trực tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA NAM CAO Dung de hoc pho thong va luyen thi daioc.doc