A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp Hs:
1.Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm cơ bản , những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8/1945 đến 1975.
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học VN từ 1975 đến hết TK XX.
2.Kỹ năng: - Biết nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
3.Thái độ: Biết yêu mến,tự hào và có ý thức giữ gìn, phát triển nền văn học của dân tộc
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Kết hợp phát vấn , nêu vấn đề thảo luận nhóm , giảng .
C. CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Một số tác phẩm,tác giả Vh minh họa, nội dung bài soạn cho Hs.
-Học sinh: Bài soạn, sưu tầm trước các tác phẩm, bút dạ,bảng phụ,giấy nháp.
Tiết PPCT: 01,02 Ngày soạn:4 9. 2010 Ngày thực hiện:06.9.2010 VHS. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp Hs: 1.Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm cơ bản , những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8/1945 đến 1975. - Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học VN từ 1975 đến hết TK XX. 2.Kỹ năng: - Biết nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. 3.Thái độ: Biết yêu mến,tự hào và có ý thức giữ gìn, phát triển nền văn học của dân tộc B. PHƯƠNG PHÁP. - Kết hợp phát vấn , nêu vấn đề thảo luận nhóm , giảng . C. CHUẨN BỊ. -Giáo viên: Một số tác phẩm,tác giả Vh minh họa, nội dung bài soạn cho Hs. -Học sinh: Bài soạn, sưu tầm trước các tác phẩm, bút dạ,bảng phụ,giấy nháp. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra vệ sinh,sỉ số:........................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Cho Hs nhắc lại một số tác phẩm ,tác giả đã học ở lớp 11.-> ở lớp 11 ta đã thấy được những đặc điểm, những thành tựu của VHVN gđ 30-45...Sau CM tháng 8 ..2/9/1945 VN sang trang sử khác...Văn học gđ này lại tiếp tục phát huy các thành tựu...và phát triển.. Trong gđ lịch sử đầy biến đông ,..2 cuộc chiến tranh VHVN đã mang trong mình những đặ điểm mới, thành tựu mới...góp phần...( Gv giới thiệu các nội dung chính , thời lượng..) * Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Trọng tâm bài học TIẾT 1 Hoạt động 1. Phát vấn,giảng. *Gv:- Dưạ vào tt l.sử đất nước và trong SGK ,em thử nêu những đặc điểm về XH,Vh.. VN trước và sau CM t8/1945? *Hs:- Suy nghĩ ,trả lời; các Hs khác bổ sung. *Gv giảng thêm và chốt lại . - Đường lối văn nghệ được thống nhất đưới sự lãnh đạo của Đảng -> V nghệ CM - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ -.> - Về văn hóa chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng các nước XHCN. Hoạt động 2. Phát vấn,giảng. * Gv: - Dựa vào SGK nêu đề tài chung của từng giai đoạn Vh ; các tác giả tác phẩm tiêu biểu.? *Hs: Trao đổi nhanh ,trả lời; Hs khác nhận xét bổ sung. *Gv: Chốt lại *Gv nêu nd và minh họa một số tác phẩm,tác giả trên các thể . Hoạt động 3. Thảo luận theo nhóm * Gv :-Chia Hs làm 6 nhóm theo bàn học,Giao nhiệm vụ cho : nhóm 1,2,3,4 tìm và trình bày các thành tựu cơ bản ;nhóm 5,6 nêu các hạn chế. - Thời gian thảo luận 3 phút . *Hs: Các nhóm chuẩn bị dụng cụ, phân công trách nhiệm, thảo luận (3 phút).Các nhóm treo bảng phụ có kết quả thảo luận lên bảng . *Gv: Cho Hs so sánh đối chiếu các kết quả,nhận xét ,bổ sung *Gv: hướng dẫn cho Hs lấy Vd minh họa từ các tác phẩm. Cho Hs chốt lại nội dung cần ghi. Hoạt động 4. Thảo luận từng đôi theo chủ đề. * Gv :- đưa ra chủ đề Tl.(1 ý trong SGK là 1 chủ đề).Yêu cầu giải thích,phân tích,chứng minh ngắn gọn những chủ đề đó. -cho học Hs chọn chủ đề và Tl 3 phút ( Lưu ý khuyến khích hs Tl đủ 3 chủ đề ) *Hs: Tl từng đôi, ghi vào giấy, xung phong trình bày tại chổ.Cặp đôi khác nhận xét bổ sung. *Gv: Ghi chép ý chính của Hs lên bảng ( có thể thu phiếu Tl )Cho Hs theo dõi.- Nhận xét ,đánh giá cuộc thảo luận ,ghi điểm cho cặp đôi xuất sắc. *Gv: Có thể bổ sung thêm nếu cần. TIẾT 2 Hoạt động 1. Phát vấn,giảng. *Gv:- Nêu những đặc điểm về XH,Vh.. VN trước và sau CM t8/1945? *Hs:- Suy nghĩ ,trả lời; các Hs khác bổ sung. *Gv giảng thêm và chốt lại . - Sau chiến thắng 1975, lịch sử mở ra một kỉ nguyên mới , độc lập tự chủ, thống nhất. từ sau 1975 – 1985 đất nược gặp nhiều khó khăn - Sau 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng lãnh đạo nền kinh tế từng bước chuyển sang kinh tế thị trườngvăn hòa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nước. ĐN đổi mới phát triển thúc đẩy văn học đổi mới Hoạt động 2. Phát vấn,giảng. *Gv: So với văn học 45-75 thì văn học giai đoạn này đã có những chuyển biến gì? * Hs: Trao đổi tại chỗ, phát biểu; Hs khác bổ sung. * Gv: Lấy ví dụ minh họa và khẳng định lại. Hoạt động 3. Phát vấn,giảng. *Gv: nêu những thành tựu cơ bản của văn học giai đoạn này? * Hs : Dựa vào SGK phát biểu . *Gv: thống nhất ý đúng. Hoạt động 4. Thảo luận nhóm . *Gv: Ra bài tập. *Hs: Tl từng đôi , xung phong trình bày. Hs khác nhận xét ,bổ sung. *Gv: Nhận xét ,bổ sung, ghi điểm khuyến khích. I.Văn học VN từ CM tháng 8/1945 đến 1975: 1.Vài nét khái quát về hòan cảnh lịch sử xã hội và văn hóa: ( SGK) 2. Những chặng đường phát triển : - Chặng đường từ 1945 đến 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. - Chặng đường từ 1955 đến 1964: Văn học trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. - Giai đoạn (1965-1975): Văn học thời kì chống Mí cứu nước. 3. Những thành tựu và hạn chế: a/ Thành tựu: -Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó;thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động. -Tiếp nối và phát huy những truyền thống ,tư tưởng lớn của dân tộc; truyền thống yêu nước,truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác,đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm cở thời đại. b/ Hạn chế: -Văn học thời kì này vẫn còn hạn chế nhất định: Giản đơn , phiến diện ,công thức. 3. Những đặc điểm cơ bản : a) Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu -Văn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệpCM. - VH gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước b) Nền văn học hướng về đại chúng: - Nhân dân là là đối tượng phản ánh, thưởng thức, nguồn bổ sung lực lượng sang tác cho văn họcChính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Khuynh hướng sử thi: Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc, con người chủ yếu được khám phá ở nghĩa vụ, trách nhiệm công dân , lời văn mang giọng điệu ngợi ca ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đây tình cảm cảm xúc, hướng tói lí tưởng ca ngợi cuộc sống mới con người mới, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, II. Văn học VN từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX: 1.Khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa: . 2. Những chuyển biến ban đầu: - Hai cuộc kháng chiến kết thúc,văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở. 3.Một số thành tựu: - Thành tựu cơ bản nhất của văn học giai đoạn này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. Luyện tập Bài 1: Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam. Bài 2: So sánh đặc điểm văn học trước và sau CM tháng 8/1945. Trước CM T8/45 Sau CM T8/45 4. Củng cố : *Hs nhắc lại nội dung bài học. Đọc ghi nhớ trong SGK. *Hs nêu 1 tác phẩm và phân tích các nội dung đã học. 5. Hướng dẫn học bài cũ ,soạn bài mới : *Bài cũ: -Đọc kỉ lại SGK, suy nghĩ về đặc điểm và thành tựu VHVN 45-75; lập bảng hệ thống các tác phẩm của 2 giai đoạn VH vừa học.( trong SGK) - Xem thêm sách tham khảo liên quan.Sưu tầm các tác phẩm ,tác giả ngoài chương trình. *Bài mới: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí . Sưu tầm các vấn đề thuộc về tư tưởng đạo lí.Một số đề NLXH. Rút kinh nghiệm Lê Ngọc Long- THPT Lao Bảo Quảng Trị.
Tài liệu đính kèm: