Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.

 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở

 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án

 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK

 

doc 167 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 01
Ngày soạn: 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.
- Có năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng)
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc phần 1 trong SGK
Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
Trong phần này SGK trình bày mấy nội dung?
- Từ 1945 – 1975 văn học VN ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
Con người VN được phản ánh trong văn học như thế nào?
- Qua các chặng đường lịch sử từ 1945 -1954, 1955 – 1964, 1965 – 1975. Em hãy nêu khái quát về yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ như thế nào?
Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945 – 1954
Chứng minh một cách ngắn gọn
Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Về kịch?
- Về lí luận phê bình?
Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945 – 1954
- Nêu giá trị khái quát của văn học?
- Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955 – 1964
+ Văn xuôi?
+ Thành tựu về thơ?
+ Thành tựu về kịch?
- Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này?
- Hãy chứng minh một cách ngắn gọn
+ Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
- Thơ có thành tựu như thế nào?
- Thành tựu của kịch như thế nào?
- Về lí luận thành tựu như thế nào?
- Nêu nhận định chung về tình hình văn học?
I. Khái quát văn học VN từ CM tháng Tám 1945 đến 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá 
+ Văn học VN ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
- 21 năm kháng chiến chống Mỹ
- Xây dựng CNXH ở Miền bắc
- 10 năm từ 1954 – 1964 cuộc sống con người có nhiều thay đổi
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan
+ Con người:
- Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin vào chiến thắng và CNXH
- Yêu nước gắn liền với căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc
- Đường ra trận là con đường đẹp nhất
+ Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ:
- Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, chuyện tiêu cực, không được phản ánh tổn thất trong chiến đấu
- Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu thì phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu
- Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch – ta, bạn – thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội. Đó là hướng về quần chúng cách mạng, về những tấm gương anh hùng để ngợi ca, hướng về kẻ địch để đề cao cảnh giác.
- Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuỵnh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Đề cập đến sự kiện quan trọng của đất nước
Nhân vật mang cốt cách của cộng đồng
Ngôn ngữ trang nghiêm, tráng lệ
- Nhân vật trung tâm của văn học phải là công – nông – binh
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường từ 1945 - 1954
- Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân với phẩm chất tốt đẹp như: tình cảm công dân, tình yêu nước, tình đồng chí, đồng bào, chí căm thù giặc tự hào dân tộc, tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Phản ánh nội dung trên đây phải đề cập tới truyện ngắn và kí
+ Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng - Trần Đăng
+ Đôi mắt, Nhật kí ở rừng – Nam Cao
+ Làng – Kim Lân
+ Thư nhà - Hồ Phương
+ Bên đường 12 – Vũ Tú Nam
Đặc biệt những tác phẩm được giải nhất: Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc – Tô Hoài, Con trâu - Nguyễn Văn Bổng, và các tác phẩm được xét giải: Vùng mỏ- Võ Huy Tâm, Xung kích - Nguyễn Đình Thi, Kí sự Cao Lạng - Nguyễn Huy Tưởng
- Thơ: có Việt Bắc - Tố Hữu, Dọn về làng – Nông Quốc Chấn, Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông, Tây tiến – Quang Dũng, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Nhớ - Hồng Nguyên, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Đồng chí- Chính Hữuvà một số bài thơ như Nguyên tiêu, Báo tiệp, Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
- Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca. Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn anh hùng
- Về kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoà - Học Phi
- Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam - Trường Chinh, Nhận đường mấy vấn đề về nghệ thuật - Nguyễn Đình Thi
* Tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc 1949
* Nói chuyện thơ ca kháng chiến và quyền sống con người trong Truyện Kiều của Hoài Thanh
* Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai
- Từ truyện kí đến thơ ca và kịch đều làm nổi bật hình ảnh quê hương đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc tất cả đều thể hiện rất chân thực và gợi cảm
b. Chặng đường từ 1955 – 1964
- Văn học có 2 nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Văn học tập trung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới
Cảm hứng chung của văn học là ca ngợi những đổi thay của đất nước bằng xu hướng lãng mạn và tràn đầy niềm vui và lạc quan. Nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm sâu đậm với Miền Nam: Thư gửi vợ - Nguyễn Bính, thơ Tố Hữu, thơ Tế Hanh.
- Văn xuôi: những tác phẩm tiêu biểu như Cửa biển – Nguyên Hồng, Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô- Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng- Hữu Mai, Trước giờ súng nổ - Lê Khâm, 10 năm – Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm – Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Sông Đà – Nguyễn Tuân
- Thơ: Thơ tập trung thể hiện cảm hứng sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, ca ngợi CNXH với cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt đất nước, nhớ thương Miền Nam gắn liền với khát vọng giải phóng. Đó là các tác phẩm: Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời – Huy Cận, Tiếng sóng - Tế Hanh, Bài thơ Hắc hải - Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông.
- Kịch: kịch phát triển mạnh đó là các vở kịch: Một đảng viên - Học Phi, Ngọn lửa - Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn – Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 – 1975
Văn học từ Bắc chí Nam huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu, tập trung khai thác đề tài chống đế quốc Mỹ chủ đề bao trùm là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc. Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung và bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). Chủ đề lớn thứ 2 là tổ quốc và CNXH là một.
- Trước hết là những tác phẩm truyện kí viết trong bão lửa của cuộc chiến đấu như Hòn đất, Người mẹ cầm súng
- Thơ: những năm chống Mỹ đạt tới thành tựu xuất sắc tập trung thể hiện cuộc gia quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ vừa mở mang, đào sâu hiện thực, đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận: Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chế Lan Viên
Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu, vừa làm thơ. Đó là những con người “Cả thể hệ dàn hàng ngang gánh đất nước trên vai”: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ Tất cả đã mang đến cho thơ ca Việt Nam tiếng nói mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi
- Kịch: Cũng có nhiều thành tựu: Đại đội trưởng của tôi – Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt – Vũ Dũng Minh
- Lí luận: tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh
 * Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: 03 gđ phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu cơ bản.
 - HDVN: Học bài cũ
 sChuẩn bị bài mới: " Khái quát VHVN từ 1945-hết TK XX"
Tiết 02
Ngày soạn:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Như tiết 01
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu các giai đoạn phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu?
 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
- Em có thể dựa vào tiêu đề này (a) để đặt ra một tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy?
- Hãy giải thích chứng minh đặc điểm này?
Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý
Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
GV khái quát những đặc điểm của VH 45-75
- Dựa vào tiêu đề (b) trên đây, em có thể đặt tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy?
- Giải thích và chứng minh đặc điểm này?
- Hãy chứng minh những lí lẽ trên?
- Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học?
- Giải thích và chứng minh đặc điểm này?
- Hãy chứng minh?
- Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, con người?
- Nêu những nét lớn về thành tựu?
(Theo bảng thống kê)
Hs đọc phần II trong SGK
- Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội?
- Các giai đoạn phát triển, những thành tựu cơ bản?
(Học sinh thảo luận, trả lời
 Giáo viên nhận xét, nêu ‏‎nét cơ bản)
Kí của tác giả nào tiêu biểu?
- Kết luận về văn học như thế nào?
(Xem bảng thống kê)
- Nêu vài nét hạn chế cơ bản và lí do của nó?
- Nguyên nhân vì sao?
3. Đặc điểm văn học Việt Nam 1945 – 1975
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước tập trung vào 2 đề tài chính: Tổ quốc và CNXH
- Có thể đặt tiêu đề: văn học từ 1945 -1975 tập trung phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu.
Tại sao?
+ Từ năm 1945 – 1975 là 30 năm dân tộc ta phải đương đầu chiến đấu với hai thế lực mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc là Pháp và Mĩ. Vấn đề đặt ra với dân tộc là sống hay chết, độc lập tự do hay nô lệ. Từ năm 1945 – 1975, miền Bắc xây dựng CNXH vẫn không ngừng chi viện cho miền Nam đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước. Vấn đề đặt ra lúc này là tổ quốc và CNXH là một. Tất cả đòi hỏi văn học phải phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Có như vậy văn học mới thực sự gắn bó với vận mệnh đất nước, tập trung vào 2 đề tài tổ quốc và CNXH.
+ Ba mươi năm bền gan chiến đấu, tố quốc và CNXH p ... i dung tư tưởng
* Bác khẳng định cuộc cách mạng giành chính quyền ở Việt Nam là cuộc cách mạng phù hợp với tư tưởng tuyên ngôn của cách mạng lớn trên thế giới đó là Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1771) và Tuyên ngôn tư sản dân quyền và nhân quyền của nước Pháp (1791). Cách mạng Việt Nam bao gồm cả hai cuộc cách mạng ở Mĩ, ở Pháp, Bác đã góp phần làm phong phú thêm lí tưởng cách mạng thế giới.
* Bác đã đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước để tiếp cận chân lí của thời đại qua lập luận “suy rộng ra” của Bác: tất cả trên thế giới này mọi dân tộc... mưu cầu hạnh phúc”
* Bác đứng trên quyền lợi dân tộc để kể tội thực dân Pháp, từ tội xa đến tội gần. Thực chất Bác đã tranh luận ngầm với thực dân Pháp.
Câu 5: (5’)
+ Phong cách trữ tình chính trị
+ Kết hợp giàu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Đậm đà tính dân tộc
+ Giọng điệu ngọt ngào tha thiết
Tại sao phong cách thơ Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị
- Tố Hữu lấy lí tưởng cách mạnh, quan điểm chính trị cho mọi nhận thức, xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.
+ Xác định lí tưởng Đảng là nguồn sáng soi đường cho cuộc đời mình (Từ ấy). Từ đó nhà thơ nêu cao lí tưởng chiến đấu vì cách mạng không ngần ngại hi sinh (trăng trối).
+ Ca ngợi Đảng, Bác, nhân dân anh hùng (30 năm đời ta có Đảng, Bác ơi!, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Lượm).
+ Ca ngợi tổ quốc và CNXH là một (Bài ca xuân 61).
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn, lẽ sống lớn và tình cảm lớn
tại sao nội dung thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 6: (2’)
- Sử dụng từ “mình - ta”, tạo ra kết cấu đối đáp trong bài thơ.
- Thơ diễn tả những hình ảnh thiên nhiên, con người đẫm màu sắc Việt Bắc.
- Những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của con người gắn liền với đạo lí, nghĩa tình cách mạng thuỷ chung, son sắt với cách mạng, với kháng chiến. Theo đạo lí uống nước nhớ nguồn. Tin vào Đảng, vào Bác Hồ, tình nghĩa nhân dân với các dân tộc Việt Bắc.
- Thể thơ lục bát (âm hưởng biến hoá đa dạng, giàu hình ảnh. Sử dụng nhiều từ chuyển nghĩa).
Câu 7: (3’)
a- NĐC là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
b- Thơ văn yêu nước của NĐC làm sống lại tâm trí của chúng ta. Phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
+ Tái hiện lại một thời đau thương nhưng vô cùng anh dũng.
+ Ca ngợi những người anh hùng nhất là nông dân đánh giặc.
+ Xót xa trước tình cảnh của đất nước
c- Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của NĐC được phổ biến trong dân gian nhất là Miền Nam
+ Ca ngợi chính nghĩa và đạo đức
+ Văn chương LVT là truyện kể
d- Đời sống và sự nghiệp NĐC là một tấm gương sáng nêu cao tác dụng văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
Câu 8: (2’)
So sánh với Đồng chí của Chính Hữu
+ Một bên là cảm hứng thể hiện bằng bút pháp hiện thực
+ Một bên là bút pháp thể hiện bằng cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
Câu 9: (5’)
Thống kê về sự khám phá riêng của NĐT và NKĐ về quê hương đất nước
Đất nước
Nguyễn Đình Thi
Đất nước
Nguyễn Khoa Điềm
a. NĐT dựng đất nước theo một quá trình từ đau thương đã vùng lên chiến đấu làm rạng ngời nét mặt quê hương. Một đất nước đau thương đã tích tụ căm hờn, cuối cùng quật khởi vùng lên. Đất nước được hình thành trong quá trình chuyển hóa
a. Ko nói về đau thương tích tụ căm hờn mà khẳng định ý thức về cội nguồn, vai trò lớn lao của nhân dân. Cách khai thác cũng mới mẻ. Sự hình thành đất nước gắn liền với đời sống tình cảm qua ca dao tục ngữ, truyện dân gian đẫm màu sắc huyền thoại. Những yếu tố địa lí, lịch sử đưa vào thơ dạt dào cảm xúc
b. Hình tượng cơ bản để thơ vận động là đất và trời, gắn bó với nhau.
+ “Ôi những cánh đồng quê... chiều”
+ Trong sự thay đổi khi ta giành lại cuộc đời “Gió thổi... tha”
+ Đất nước trong thế vùng lên “súng nổ... bờ”
c. Bút pháp của NĐT là hiện thực kết hợp với lãng mạn.
b. Hai hình tượng để cảm xúc thơ NKĐ vận động xung quanh là đất và nước. Hai yếu tố tự nhiên nuôi sống con người và con người cũng vật lộn với nó để dựng lên đất nước
c. Bút pháp của NKĐ là trữ tình chính luận
Câu 10: (5’)
1- Mượn hình tượng sóng, nhà thơ thể hiện nhận thức và khám phá về tình yêu.
a. Tạo được hình tượng song hành giữa em và sóng/ Sóng là em, em cũng là sóng.
b. Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em đang tràn đầy khao khát trước tình yêu đôi lứa.
“Ôi con sóng ngày xưa... ngực trẻ”
c. Cả bài thơ miêu tả nhiều về sóng những phát hiện về sóng sóng giàu biến thái, có tính phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên (sinh ra từ biển, thể hiện sự khát khao của biển, sự hoà hợp giữa biển và bờ).
d. Âm điệu của bài thơ là sự hoà trộn âm thanh của sóng với lòng người 
2. Mượn hình tượng sóng để thể hiện tâm trạng của người phụ nữ đang yêu
a. Tình yêu luôn khao khát, đòi hỏi vươn tới sự lớn lao, cao cả
c. Diễn tả khát vọng tình yêu với cuộc đời
d. Có sự lo âu trăn trở về sự nhỏ nhoi, ngắn ngủi của kiếp người
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Nội dung ôn tập
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: “Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận”
 + Ôn lại lý thuyết đã học
 + Làm những bài tập trong SGK
Tiết 52
Ngày soạn 27/11/2008
 THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cố kĩ năng tự phát hiện và sửa các lỗi thường gặp khi lập luận.
- Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án
 Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu?
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv chia lớp thành 02 nhóm. 
Các nhóm thảo luận, trao đổi, đại diện trình bày.
Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý.
Gv nhận xét, nêu ý cơ bản 
Gv chia lớp thành 02 nhóm. 
Các nhóm thảo luận, trao đổi, đại diện trình bày.
Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý.
Gv nhận xét, nêu ý cơ bản
Gv chia lớp thành 02 nhóm. 
Các nhóm thảo luận, trao đổi, đại diện trình bày.
Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý.
Gv nhận xét, nêu ý cơ bản
Gv chia lớp thành 02 nhóm. 
Các nhóm thảo luận, trao đổi, đại diện trình bày.
Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý.
Gv nhận xét, nêu ý cơ bản
Bài tập 1: (5’)
- Lỗi của đoạn văn này là lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) không ăn nhập với nhau. Dùng từ thừa, câu thiếu chặt chẽ. Đó là: “những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người”.
Ví dụ như câu:
“Chuồn chuồn...
..thì râm”.
Là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.
+ Sửa là: những câu tục ngữ cung cấp cho ta hiểu biết về cách đối nhân xử thế, đấu tranh xã hội. Mặt khác tục ngữ còn phổ biến kinh nghiệm, qua phán đoán thực tiễn: “chuồn chuồn... râm”
 Bài tập 2: (5’)
- bài lập luận: Sử dụng quan hệ từ không chỉnh. Nếu sử dụng không chỉ phải kết hợp mà còn
+ Sửa là: người thanh niên trong Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời. Anh còn rất thèm người... lạc quan.
Bài tập 3:
- Lỗi giữa luận điểm nêu ra với luận cứ không ăn nhập gì với nhau
+ Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện sức mạnh tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
+ Họ nương tựa vào nhau trong lúc cái đói, cái chết đe doạ. Người con gái vui vẻ nhận lời theo Tràng về làm vợ mà không đòi hỏi gì.
+ Hai vợ chồng Tràng đưa nhau về khu xóm ngụ cư, nói với nhau những câu chuyện không đầu không cuối, qua lời trách, cử chỉ của tình yêu... trước con mắt ngơ ngác của mọi người.
+ Bà cụ Tứ vui vẻ nhận dâu, nhận con. Không khí trong gia đình trở nên đầm ấm. Nó xua đi sự cô đơn của cảnh mẹ goá con côi. Nó bừng lên ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc. Đó là biểu hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm
Bài tập 4: (5’)
- Lỗi: Nêu lí lẽ và dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận: “Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
+ Sửa: Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Xuân Quỳnh như hoá thân vào sóng để tự bộc lộ tình yêu của mình:
Con sóng dưới lòng sâu
...
Cả trong mơ còn thức
Bài tập 5: (5’)
- Lỗi giữa luận điểm và luận cứ không ăn nhập và đôi chỗ dùng từ.
+ Sửa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng đều biểu hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chủ nghĩa nhân đạo.
Bài tập 6: (5’)
- Lỗi: nêu luận điểm không tập trung, lan man
+ Sửa: Cây xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man
+ Qua hình ảnh cây xà nu trúng đạn như những con người của dân làng Xô Man bị giặt giết hại. Sức sống của cây xà nu “Vươn lên đón nhận ánh sáng mặt trời... như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng. Đó là hiện thân của con người Tây nguyên kiên cường trước kẻ thù không sợ “Cạnh một cây... mọc lên”. Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định những thế hệ con người Xô Man nối tiếp nhau đứng lên đánh giặc giữ làng.
+ Những đồi xà nu nối tiếp “tới tận Chân trời” là một biểu tượng cho thế lực của cách mạng Miền Nam sau ngày đồng khởi
Bài tập 7: (10’)
+ Lỗi: Luận điểm và luận cứ rời rạc thiếu chặt chẽ. Lời lẽ đại ngôn chung chung.
+ Sửa: Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người.
+ Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm, cái đẹp với cái thiện.
* Cô Tấm phải sống đi chết lại nhiều lần để cuối cùng trở lại làm người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc.
* Thạch Sanh cũng là hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm và chân thật, bị mẹ con Lí Thông gian tham độc ác đánh lừa nhưng cuối cùng chàng vẫn được làm phò mã, nối ngôi vua.
* Những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước và gắn bó với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rèn mình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người.
+ Văn học dân gian còn tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết.
* Nhà văn học gì ở truyện cổ tích, nhà thơ học gì ở ca dao. Phải chăng đó là văn học về cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện, tình huống gây cho người đọc người nghe sự hứng thú. Cách nói so sánh, ẩn dụ, nhân hoá... của ca dao là những bài học sáng giá cho những nhà thơ và cả với ai “Trót nợ vì thơ phải chuốt lời”
* Củng cố - HDVN (5')
 - Củng cố: Nhấn mạnh những lỗi lập luận thường gặp
 - HDVN: Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra tổng hợp cuối năm”
 + Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học đã học
 + Tham khảo 1 số đề bài trong SGK
 Ngày 11 tháng 12 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van co ban 12 - tap 1.doc