Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập phần một: tác giả

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập phần một: tác giả

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

1.Kiến thức:

 - Nắm được vài nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ CHí Minh. Trọng tâm là quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của của Hồ Chí Minh

2.Kỹ năng: - Vận dụng quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM vào phân tích thơ văn của Người

3.Thái độ: Biết tự hào ,kính mến cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ Kính yêu.

B. PHƯƠNG PHÁP : Phát vấn kết hợp nêu vấn đề thảo luận nhóm , giảng.

C. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP :

-Gv: Bảng trực quan,chân dung của Bác Hồ,một số tác phẩm Vh minh họa, băng,đĩa ,tư liệu về Bác.

-Hs: Bài soạn,giấy A4 ,

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1.Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh,sỉ .

2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài mới

3. Bài mới:

*Giới thiệu: Hs tự giới thiệu những cảm nhận của mình về Bác –Gv vào bài: Ta không chỉ biết đến Bác với công lao to lớn.mà còn .nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc.

*Triễn khai:

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập phần một: tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 04 Ngày soạn: 13.9.2010 Ngày thực hiện:14.9.2010
Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
1.Kiến thức: 
 - Nắm được vài nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ CHí Minh. Trọng tâm là quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của của Hồ Chí Minh 
2.Kỹ năng: - Vận dụng quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM vào phân tích thơ văn của Người 
3.Thái độ: Biết tự hào ,kính mến cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ Kính yêu.
B. PHƯƠNG PHÁP : Phát vấn kết hợp nêu vấn đề thảo luận nhóm , giảng.
C. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP : 
-Gv: Bảng trực quan,chân dung của Bác Hồ,một số tác phẩm Vh minh họa, băng,đĩa ,tư liệu về Bác.
-Hs: Bài soạn,giấy A4 ,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh,sỉ ..................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài mới
3. Bài mới:
*Giới thiệu: Hs tự giới thiệu những cảm nhận của mình về Bác –Gv vào bài: Ta không chỉ biết đến Bác với công lao to lớn...mà còn ...nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc.
*Triễn khai:
Hoạt động của thầy và trò
Trọng tâm bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả.
- GV cho HS xem đọan băng khoảng 7 phút về cuộc đời HCM sau đó HS khái quát gạch chân SGK để nắm ý.
- Lưu ý thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của Người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về quan điểm sáng tác của HCM.
- Nêu câu hỏi 1(SGK )Yêu cầu HS trao đổi rả lời.
- HS trao đổi nhóm và trả lời dựa theo mục a,b,c ( SGK)
- Lớp trao đổi ,nhận xét bổ sung .
- GV nhận xét bổ sung và khắc sâu kiến thức, cho hS ghi nội dung ngắn gọn. Gv hướng dẫn Hs phân tích thêm 1 vài dẫn chứng, thuyết giảng giúp HS khắc sâu kiến thức. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về di sản văn học của HCM.
- Gv cho Hs nêu vài ý chính từ SGK .Lưu ý cho Hs về thời gian sáng tác,mục đính sáng tác và một số tác phẩm tiêu biểu.
- Yêu cầu Hs về nhà sưu taamfcacs tác phẩm khác.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thảo luận về những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật HCM ( Dùng kỉ thuật Dh các mảnh ghép)
- Gv cho Hs thảo luận từng đôi,ghi những ý kiến ,nhận xét của mình lên phiếu trả lời . Yêu cầu trả lới câu hỏi: Nêu những đặc điểm về phong cách của HCM trên 3 thể loại ( Tg: 5 phút)
- HS lên bảng ghi kết quả theo đề mục ( 3 T loại) - Gv cho Hs chọn kết quả đúng và sắp xếp thành bài học.
 - Gv cho Hs nêu và nhận xét về nghệ thuật một vài tác phẩm để minh họa cho nội dung trên.
Hoạt động 5: Hs đọc SGK
I. Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
-Gắn bó trọn đời với dân ,với nước,với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới,là lảnh tụ CM vĩ đại,một nhà thơ,nhà văn lớn của dân tộc.
II. Sự nghiệp văn học:
 1. Quan điểm sáng tác: 
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi viết cho ai? “ viết đề làm gì?’ rồi mới quyết định “ viết cái gì?” và 
“ viết như thế nào?”
Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
 2. Di sản văn học: 
a. Văn chính luận: Phong phú, đa dạng
 - Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
b. Truyện và kí: 
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến đề cao những tấm gương yêu nước- CM; bút pháp linh hoạt sáng tạo, hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, tnh thần yêu nước, tự hào dân tộc của HCM.
c. Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
 3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo,đa dạng,mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ,và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén,thâm thúy của phương Đông,vừa có cái hài hước,hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây.
- Thơ ca: 
+ Thơ tuyên truyền: mộc mạc, giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc dễ nhớ có sức tác động lớn.
+Thơ nghệ thuật: Hàm súc ,có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại; chất trữ tình và tính chiến đấu(chất thép).
III/ Kết luận: ( SGK)
4. Củng cố :
*Hs nhắc lại nội dung bài học: trọng tâm bài học cần nắm là quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, 
*Từ quan điểm sáng tác và p/ nghệ thuật nhận xét mục đích và nghẹ thuật trong bài thơ chiều tối ( Mộ) và một số bài thơ khác.
 5. Hướng dẫn học bài cũ ,soạn bài mới : 
*Bài cũ - Năm kỉ phần quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật HCM. Liên hệ các bài thơ đã học ở lớp 11, thữ so sánh với phong cách nghệ thuật của các tác gia khác. Suy nghĩ về cội nguồn của các quan điêm st và p/cách nghệ thuât.của Người. Sưu tầm thêm các tài liệu .
*Bài mới: : - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ( Xem kỹ các bài tập mẫu)
Rút kinh nghiệm
Lê Ngọc Long THPT Lao Bảo Q.Trị - Sưu tầm từ đ/nghiệp có chỉnh sữa

Tài liệu đính kèm:

  • docT412cb theo TL chuan 2010.doc