Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc tiểu thanh kí

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc tiểu thanh kí

A. Mục tiêu bài học

 Giúp hs

- Nắm kiến thứcvề một vấn đề được các nhà thơ VN thế kỉ XVIII quan tâm:số phận của những phụ nữ tài sắc.

- Thấy được Nguyễn du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ.Không chỉ quan tâm tới những người dân khốn khổ đói rách mà còn quan tâm tới những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần nhưng bị XH đối xử bất công,và nêu vấn đề cần tôn vinh trân trọng những người làm nên giá trị văn hoá tinh thần.

- Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du đã toàn diện hơn.Con người không chỉ cần có vật chất để tồn tại mà cần cả giá trị tinh thần ,cần tôn vinh những chủ nhân tạo nên giá trị tinh thần đó.

- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ :về từ ngữ,kết cấu

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Đọc tiểu thanh kí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/11
 Ngày dạy: tuần 13
 Tiết ppct:38
 Đọc Tiểu Thanh kí	
 (Độc Tiểu Thanh kí)
 Nguyễn Du 
A. Mục tiêu bài học
 Giúp hs
- Nắm kiến thứcvề một vấn đề được các nhà thơ VN thế kỉ XVIII quan tâm:số phận của những phụ nữ tài sắc.
- Thấy được Nguyễn du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ.Không chỉ quan tâm tới những người dân khốn khổ đói rách mà còn quan tâm tới những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần nhưng bị XH đối xử bất công,và nêu vấn đề cần tôn vinh trân trọng những người làm nên giá trị văn hoá tinh thần.
- Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du đã toàn diện hơn.Con người không chỉ cần có vật chất để tồn tại mà cần cả giá trị tinh thần ,cần tôn vinh những chủ nhân tạo nên giá trị tinh thần đó.
- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ :về từ ngữ,kết cấu
B. Phương tiện thực hiện
 - SGV,SGK
 - Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
 GV tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hinh thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi
D. Tiến trình tổ chức dạy học
 1.Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ Nhàn và phân tích nội dung bài thơ?
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1.Tiểu dẫn
(Hs đọc tiểu dẫn)
- Em hãy ho biết vài nét cơ bản về nội dung của tiểu dẫn
2.Văn bản
(Hs đọc văn bản)
- Sửa cáh đọc
- Giải nghĩa từ khó
* Bố cục bài thơ?
*Chủ đề bài thơ?
II.Đọc- Hiểu
1,Hai câu đề
- Hai câu đầu thể hiện nội dung gì?
- Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ này?
- Tg viếng Tiểu Thanh như thế nào?Qua đây ta biết thêm điều gì?
- Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với số phận TT?
2.Hai câu thực
- son phấn- sắc đẹp
- văn chương- tài năng
- Những việc sau khi chết là việc gì?(Hs thảo luận)
3.Hai câu luận
- Nỗi hờn kim cổ:(nỗi hận từ xưa tới nay) là nỗi hận gì?
- Từ quy luật nghiệt ngã này nhà thơ nghĩ tới ai?Qua đây em có thể giải thích tại sao ND lại viết về TT như thế?
4.Hai câu kết
- TTdù mệnh bạc đến đâu thì ba trăm năm sau vẫn còn dù không nhiều người đến viếng.Nhưng đến khi nhà thơ mất hơn 300 năm sau liệu có ai còn nhớ đến ND không?
III.Tổng kết
IV>Củng cố- Dặn dò
- Nguyễn Du (1765 -1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam ,ngoài các tp viết bằng chữ Nôm ông còn có 3 tập thơ bằng chữ Hán.Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của ông.ND rất quan tâm tới những người phụ nữ có tài hoa nhan sắc.
+Tiểu Thanh người Quảng Lăng tỉnh Giang Tô tq,nàng rất thông minh và nhiều tài nghệ.Nhưng số phận bất hạnh(SGK)
Nguyễn Du cảm thương cho nàng Tiểu Thanh nên đã sáng tác nên bài thơ trên
SGK
Bố cục bài thơ:2/2/2/2
(lưu ý thơ Đường có 3 bố cục :2/4/2. -4/4
- Bài thơ miêu tả số phận bất hạnh của tiểu thanh người con gái tài hoa và nhan sắc,thể hiện suy nghĩ,thái độ xót thương của nhà thơ.
- Miêu tả số phận bất hạnh của Tiểu Thanh - người con gái tài hoa và nhan sắc,thể hiện nỗi lòng xót thương của nhà thơ
 “Hồ tây cảnh đẹp hoá gò hoang
 Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
- Tg muốn nêu lên sự thay đổi từ cảnh đẹp biến thành bãi hoang
- Sự thay đổi đó bộc lộ từ có đến không ,trước kia có vườn hoa nay không có,từ rực rỡ biến thành hoang tàn
- Nguyễn Du viếng TT qua tờ ghi chếp truyện về nàng
+ Trong nguyên văn chữ Hán (độc- 1 mình ,điếu- viếng)
->Chỉ có 1 mình nhà thơ viếng người đã khuất.Điều này cho thấy người chết cô đơn mà người đi viếng cũng là kẻ cô đơn
- Vì ND nhận ra Tiểu Thanh là con người có tài có sắc nhưng bị vùi dập chết oan ức.Cái chết của nàng là bằng chứng cho số kiếp hồng nhan bạc phận.
- Hai câu nói thẳng tới đối tượng mà nd muốn nói tới.Đó chính là nành Tiểu Thanh
 “Son phấn ..hận
Văn chươngvương
-(son phấn có hồn chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết”
- Sau khi tt đã chết người vợ cả vẫn ghen và đã tìm mọi cách trả thù nàng = cách đốt tập thơ của nàng
-Đó là những ngang trái của cuộc đời.Nó không chỉ tồn tại khi TT sống mà tồn tại cả sau khi nàng chết
- Văn chương không có có tội thế mà nó cũng bị hành hạ như con người
->Như vậy cho ta thấy TT là người con gái tài sắc nhưng bị hành hạ đến mức chết rồi mà vẵn chưa yên.Đó là lời trách móc đối với XHPK lúc bấy giờ.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Từ thực tế ở trên.tg đã đi đến khái quát có tính triết lí
+ Hận về sự vô lí ở đời – những người tài sắc đều không may,đều bị vùi dập.
- Nhà thơ nghĩ về cuộc đời mình.ND tự coi mình giống như nàng TT.Chỉ khác là kẻ mất người còn
- Từ đây chúng ta hiểu tại sao ND lại viết về TT như thế.Bởi ND viết về TT cũng là viết về mình.Họ cùng chung số phận- đó là số phận tài hoa trong XH cũ.
=>Trong XHPK những người tài hoa luôn bị vùi dập.Đây cũng là bi kịch của xh,tài mệnh luôn đố kị,ghen ghét bài trừ nhau.Đây cũng là quy luật từ xưa tới nay không chỉ riêng gì nàng TT.
(Lấy vd)
-Bài thơ kết thúc bằng hai câu không phải nói về TT mà là nói về chính ND.
Chẳng biết.....nữa
Người đời ai khóc tố như chăng?
- câu hỏi đó nói lên sự cô đơn cô độc của nhà thơ trong hiện tại giữa cuộc đời.
- Cả bài thơ là tiếng khóc dài của nhà thơ.Tiếng khóc xót thương cho số phận oan nghiệt . Một tài sắc bị vùi dập.Tiếng khóc oán trách chế độ xh và quy luật tạo hoá luộn đố kị với cái đẹp của con người ,với văn chương.
Giảng
1965 VN long trọng kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh ND cũng những ngày này hội đồng HB thế giới đã công nhận ND là danh nhân văn hoá thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41 Doc tieu thanh ki.doc