Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Chiếu cầu hiền

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Chiếu cầu hiền

Ngô Thì Nhậm (1746 ??1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cha ông là Ngô Thì Sĩ, từng làm quan trong phủ chúa Trịnh. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm kiếm nhân tài. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước.

Bố cục của bản chiếu :

? Khẳng định vấn đề : người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.

? Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn : chưa nhiệt tình ủng hộ.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1216Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Chiếu cầu hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếu cầu hiền
(Cầu hiền chiếu)
Ngô Thì Nhậm
I/Tìm hiểu chung
 1.Tác giả
 2.Tác phẩm
II/Tìm hiểu văn bản
 1.Cơ sở lý luận của chiếu cầu hiền
2.Tình hình thực tiễn và khao khát cầu hiền của vua Quang Trung
 3.Hướng sử dụng người hiền tài và lời kêu gọi người tài trong thiên hạ ra giúp dân, giúp nước.
III/Tổng kết
 1.Nghệ thuật
 2. Nội dung
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cha ông là Ngô Thì Sĩ, từng làm quan trong phủ chúa Trịnh. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm kiếm nhân tài. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. 
Bố cục của bản chiếu :
- Khẳng định vấn đề : người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.
- Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn : chưa nhiệt tình ủng hộ.
- Giải thích và bày tỏ mong muốn.
- Lời kêu gọi người tài của người viết.
Với bố cục hợp lí, lí luận chặt chẽ, thuyết phục, Chiếu cầu hiền là văn bản nghị luận xuất sắc thời trung đại.
 Chỉ, bằng một đoạn văn ngắn, đoạn mở đầu tạo ra một tiền đề vững chắc, thuyết phục. Mượn ý của Khổng Tử trong sách Luân ngữ: lấy đức để cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ về chầu, Ngô Thì Nhậm(NN) vừa tôn vinh bậc thánh hiền của đạo Nho( như sao sáng) lại vừa khẳng định với hiền sĩ khắp nơi rằng triều đại mới là triều đại dùng đức để cai trị đất nước.
 Không chỉ thế, tác giả còn mượn ý trời, xem việc người hiền tài về chầu thiên tử là lẽ đương nhiên, hợp quy luật, có tài mà không được dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
 NN thật cao tay, ông mượn lời thánh hiền và ý trời để tạo ra một cơ sở lý lụân chắc chắn cho việc cầu hiền của triều đình. Vừa tôn vinh người hiền tài, lại vừa tôn vinh hoàng đế( ví vua Quan Trung với ngôi Bắc thần, gọi ông là thiên tử) đã tạo ra một sự tin cậy cho những người thánh hiền chưa hiểu rõ thời cuộc.
 Lập luận ở đoạn 2 cũng rất chắc chắn, được chia làm 2 phần nhỏ:
 -Khi thời thế suy vi(2a), nhiều biến cố, tất yếu kẻ sĩ trong thiên hạ phaỉ tìm chỗ ẩn mình. Nhà văn dùng nhiều hình ảnh gợi cảm ẩn trong ngòi khe, kiêng dè không dám lên tiếng, gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn để chi tình trạng loạn lac, thất thế của kẻ sĩ. Dùng những hình ảnh sinh động, thực tế trên, nhà văn như muốn nhấn mạnh lối sống uổng phí tài năng, không xứng danh là người hiền tài. Như một biện pháp khích tướng, theo ý người viết Chiếu cầu hiền thì cuộc sốnh như thế là không đáng có. Đoạn văn kết thúc bằng thái độ khẩn khoản của nhà vua(Nay trẫm đang lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,...) và hàng loạt câu hoỉ: Hay trẫm ít đức?...Hay đang thói đổ nát..?có tác dụng kêu goị sự hợp tác của nhân tài còn ẩn mình.
 Thời bình, nước đã có vua, non sông đã có chủ(2b), thay mặt vua, NN đưa ra vô số công việc bộn bề: công việc vừa mới mở ra, kỷ cương nơi triều chính, công việc ngoài biên cương, dân còn nhọc nhằn,...Bằng cáhc kể muôn sự khó khăn, tác giả nhằm mục đích tác động vào trách nhiệm của hiền sĩ với non sông, đất nước. Những người có tâm dức sẽ không thể thờ ơ trước tình cảnh này. Cũng như cấu trúc của đoạn văn trên(2a), NN lại đặt ra một câu hỏi: Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp chính quyền buổi ban đàu của trẫm hay sao?
 Như vật, cả hai đoạn văn 2a và 2b đều có chung một cấu trúc: Kể, liệt kê thực trạng của đát nưứoc để tìm cách khơi gợi, kích động những người hiền tài có trách nhiệm, có lòng tự trọng. Từ đó kết đoạn là những câu hỏi tu từ như xoáy sâu, nhấn mạnh, khích lệ họ đừng chầm chừ nữa hãy mau đưa sức ra giúp nước.
 Giọng điệu ở phần 2 của bài chiếu thật ling hoạt. Khi thì mnạh mẽ khơi gợi cái tầm thường trong cuộc sống ẩn dật; khi thì lắng lại khiêm nhường thành tâm; khi thì khích lệ cổ vũ người hiềm ra phò giúp chính quyền buổi ban đầu. Như vậy, tác động của văn bản sẽ rất hiệu quả.
 Để đánh tan những phân vân của người hiền tài còn nhiều e ngại do chua hiểu chính quyền mới, phần 3 của tác phẩm NN đưa ra hướng sử dụng người hiền tài thật rõ ràng, rộng mở và độ lượng. Tác giả đưa ra hiều biện pháp, biện pháp nào cũng cụ thể: Đối với người có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, lời nói nào dùng được thì cất nhắc không kể thứ bậc, không dùng thì gác lại, không bắt tội. Đối với người có nghề hay nghiệp giỏi cho phép quan văn quan võ tiến cử tuỳ tài sử dụng. Đối với những người tai năng còn bị che kín thì dâng sớ tiến cửNgười hiền theo quan niệm của vua Quang Trung thật là toàn diện không chỉ hưóng tới những người giỏi chữ nghĩa mà còn hướng tới những người có tay nghề giỏi, ông còn trân trọng khuyến khích người tài tự tiến cử mình.
 Những qua điểm về người hiền tài của nhà vua trẻ này thật tiến bộ và hiện đại, phù hợp lòng dân, tạo con đường rộng mở cho người tài ra phò vua, trị nước.
 Những lưòi kêu gọi cuối tác phẩm như một lời hiệt triệu mạnh mẽ, khơi dâỵ làm nức lòng kẻ hiền tài bồn bể. Cái lý của triều đình đưa ra là không còn gì thuậ lợi hơn nữa cho những người tài đức xuất hiện. Thời cơ đã đến cho những ai muốn làm nên nghiệp lớn
 Các đoạn văn trên được kết cấu thật chạt chẽ trong một văn bản chính luận đày súc tích, đày sức thuyết phục. 
 Bài chiếu không chỉ cho chúng ta thấy tư tưởng tiến bộ của vua Quang Trung trong việc sử dụng người hiền tài trong thiên hạ mà còn cho thấy cái cao tay trong nghệ thuật viết chiếu của NN. Lời lẽ trong Chiếu cầu hiền vừa có cái trang trọng, cao sang, trí tuệ của kẻ bề trên lại vừa có cái thành tâm khiêm nhường của người có đức đang cầu tìm người hiền tài. Vượt ra khuôn khổ của chiếu vua ban, Chiếu cầu hiền trở thành một văn bản chính lụân đặc sắc của nền VH trung đại VN.
 Chiếu cầu hiền không chỉ là lưòi kêu gọi người hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chưa hiểu thời cuộc cong ẩn dật, hiểu hơn về vua Quang Trung- một vị minh quân. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra vai trò và trách nhiệm của người trí thức với công cuộc xây dựng đất nước.
 Tham khảo
Ngô Thì Nhậm
với chiếu cầu hiền
 (Cầu hiền chiếu)
Chiếu là một loại công văn, văn bản hành chính thời xưa, đựơc nhà vua dùng để ban bố các mệnh lệnh. Thể văn chiếu thời cổ xưa gọi là cáo, có khi được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ, thường mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia, có ý nghĩa lịch sử và văn hoá hết sức đặc sắc. Văn của các bài chiếu đều hết sức hàm súc, ngắn gọn, lời lẽ trang trọng, rõ ràng, tao nhã. Trong nền văn học dân tộc từng xuất hiện nhiều bài văn chiếu nổi tiếng như Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lí Thái Tổ, Xá thuế chiếu (Chiếu xá thuế) của Lí Thái Tông, Lâm chung di chiếu (Chiếu để lại trước lúc mất) của Lí Nhân Tông Riêng tác gia Ngô Thì Nhậm đã sớm ra cộng tác với chiều Tây Sơn, giúp vua Quang Trung soạn thảo nhiều bài văn chiếu và thư từ đối đáp với nhà Thanh. Trong tập Hàn các anh hoa, ông đã thay Quang Trung soạn thảo tới 18 bài văn chiếu, đề cập đến nhiều vấn đề như việc lên ngôi, hiểu dụ các quan văn võ triều cũ, khuyến nông, lập nhà học, mở khoa thi, dụ quân Tàu ô
Bài Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết theo lệnh vua Quang Trung nhằm thu hút nhân tài bốn phương cùng tham gia xây dựng tân triều, phò vua giúp nước. Trước đó hơn ba thế kỉ, nhà văn hoá Thân Nhân Trung (1418 – 1499) từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Có thể khẳng định rằng tất cả các bậc vua sáng, các triều đại thịnh trị đều quan tâm lựa chọn, trọng dùng người hiền tài. Đặc biệt dưới thời vua Quang Trung, trong hoàn cảnh hàng ngũ cựu thần vốn đã nhiều đời hưởng lộc nhà Lê và quen với nếp nghĩ truyền thống trung quân xưa cũ nên chưa dễ một sớm một chiều hiểu biết, tôn phục triều đại mới. Vì thế sự kiện Ngô Thì Nhậm chuyển sang cộng tác với triều Tây Sơn cùng việc đóng vai trò mưu sĩ và thay Quang Trung thảo Chiếu cầu hiền đã thuyết phục được nhiều cựu thần nhà Lê – Trịnh như Phan Huy ích, Ninh Tốn, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn thay đổi hẳn thái độ.
Bài Chiếu cầu hiền thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, quan điểm trọng dùng người tài, chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp xong thù trong giặc ngoài. Với kiến văn sâu rộng, lập luận chặt chẽ, có hô ứng, có đóng mở hài hoà, Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ viết bài chiếu, khiến người hiền tài cảm thấy tâm phục khẩu phục, không thể không ra hợp tác với tân triều Tây Sơn. Ngay từ những dòng mở đàu bài chiếu đã cho thấy bản chất vấn đề, bản chất lẽ phảI, tính quy luật và tính phổ quát của mối quan hệ giữa việc xuất hiện người hiền và việc sử dụng người hiền tài: “Từng nghe: người ở hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải châu tuần về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng. Nhược bằng giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền tài” Rõ ràng lời mở đầu này giống như một mũi tên trúng ba đích: vừa tôn vinh, tôn trọng và thoả mãn được tâm lí có phần kiêu kì của bậc hiền tài, vừa đánh thức tiềm năng, kích thích nhu cầu chính đáng “Dụng chi tắc hành” (Được dùng đến thì ra hành đạo) của bậc chính nhân quân tử, vừa chỉ rõ nguy cơ tự đào thải nếu người hiền tài đi ngược lại quy luật tạo hoá và cứ khư khư ở ẩn, không chịu ra cứu đời giúp nước.
Trong phần tiếp theo, bài chiếu nhấn mạnh cái lí do có thể hiểu được của những người hiền tài vùng Bắc Hà từng gặp “thời gấp vận cùng” nên buộc phải lựa chọn con đường ở ẩn “cố giữa tiết tháo”, thậm chí đến mức “chỉ lo chốn tránh, hầu đến trọn đời”; từ đó so sánh và chỉ ra hiện trạng trước mắt, vừa trách cứ vừa bộc lộ nỗi niềm mời gọi thiết tha và nêu giả định, phản vấn một cách nhún nhường: “Trẫm đương để ý lắng nghe, sớm hôm mong mỏi. Thế mà những người tài cao học rộng, chưa có ai đến. Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?” Những câu hởi được đưa ra để bậc thức giả cùng suy xét, chiêm nghiệm về sự lựa chọn minh chủ và cái nhìn sáng suốt, tỉnh táo về thời cuộc. Cách nói khiêm nhường và khẩn thiết ấy được nâng cao, nhấn mạnh khi liên hệ tới trách nhiệm phải có của bậc hiền tài trước hiện tình đất nước, trước vận hội mới, xu thế mới: “Đương khi trời còn thảo muội,là lúc quân tử thi thố kinh luân, nay buổi đầu đại định, mọi việc còn đương mới mẻ, giềng mối triều đình còn nhiều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân khổ chưa hồi sức, đức hoá chưa thấm nhuần, trẫm chăm chắm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan”. Thực chất đay là lời giải thích, nói rõ nhu cầu của vương triều, thời vận đất nước và sự mong đợi của chúng dân trăm họ. Xuất phát từ thực tế ấy mà nảy sinh nhu cầu và lời mời gọi người hiền tài một cách khuẩn thiết, có lí có tình. Đặc biệt bài chiếu nhấn mạnh nỗi lo toan của nhà vua, đưa ra hình ảnh so sánh để kẻ sĩ hiểu được công việc dựng xây đất nước là sự nghiệp chung và tỏ bầy lời khẩn cầu chân thành – “sức một cây gỗ không chống nổi một toà nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình”, “huống chi trong cõi đất rộng lớn đến thế này, há lại không có người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi ban đầu cho trẫm ư?” Điều này cho thấy tầm kiến thức sâu rộng cũng như khả năng nắm bắt tâm lí, nghệ thuật chinh phục lòng người và diễn giải vấn đề bậc thầy của Ngô Thì Nhậm.
Trong phần cuối bài chiếu, người viết thêm một lần nữa đề cao vai trò người hiền tài, “tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời”, “người có tài nghệ”, người “giấu tài ẩn tướng”, “những ai tài đức”, đều nằm trong phạm vi và đối tượng được mời gọi là hiền tài cũng có nhiều cách để thi thố tài năng, tuỳ tâm tuỳ sức góp phần vào sự nghịêp chung. Họ có thể chỉ “dâng thư bày tỏ công việc”, có quyền được phản biện, được nêu ý kiến riêng và ngay cả việc nêu vấn đề chưa đúng cũng không bị bắt tội: “Lời có thể dụng được thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát”. Một hình thức khác nữa là “cho phép các văn võ đều được tiấn cử; lại cho dẫn đến yết kiến, tuỳ tài bổ dụng”, nghĩa là triển khai rộng rãi cách thức phát hiện và đề cử, tiến cử nhân tài. Hơn nữa, biết rằng các cựu thần vúng đất Bắc Hà còn nặng lòng với nhà Lê – Trịnh nên thành phần được nhắc đến ở trên “người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo”, “chỉ lo chốn tránh, hầu đến trọn đời”, nay lại thêm một lần được trân trọng mời gọi, vỗ về: “Hoặc có người từ trước đến nay giấu tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cũng cho phép được dân thư tự cử, chớ ngại thế là đem ngọc bán rao”. Chính với quan niệm cầu hiền này mà Quang Trung đã thu nạp được nhiều nhân tài, trong đó có Ngô Thì Nhậm; rồi đến lượt Ngô Thì Nhậm lại giới thiệu, tiến cử, mời gọi những người khác cùng tham gia xây dựng triều đại mới. Nhờ quyết sách đúng đắn đó mà chỉ trong một thời gian ngắn, nhà Tây Sơn đã xây dựng được đội ngũ trí thức hùng hậu, góp phần xây dựng vương triều vững mạnh, trong đó có một nền văn hoá - văn học vàng son đáng được ghi nhận.
Đến lời kết bài chiếu, tác giả đi đến khái quát, tổng kết các vấn đề đã nêu và khuyến khích, kêu gọi: “Ôi, “trời đất bế tắc thì hiền tài ẩn náu”! Xưa thì đúng vậy. Còn nay trời đất thanh bình, chính lúc người hiền gặp lúc gió mây. Những ai tài đức, nên đều gắng lên, để được rỡ ràng chốn vương đình, một lòng cung kính cùng hưởng phúc tôn vinh” Rõ ràng bài chiếu không chỉ kêu gọi sự nhập cuộc mà còn mở hướng, hứa hẹn những điều tốt đẹp trong tương lai, cả về nghĩa lớn cho dân cho nước lẫn vận hội mới sẽ đến với mỗi cá nhân người hiền tài. Đồng thời bài chiếu cũng thể hiện được tài năng nghệ thuật của Ngô Thì Nhậm trong loạt văn nghị luận uyên bác, sắc bén, chặt chẽ, có lí có tình, cho thấy tác giả xứng đáng là một trong những đại biểu xuất sắc của dòng văn học yêu nước thời Tây Sơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU CAU HEN.doc