Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bài viết số 1

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bài viết số 1

I. Mục đích kiểm tra

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 sau khi học sinh học xong chương trình từ tuần 1

 1. Trình bày lại những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

 2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng viết bài nghị luận bàn về tư tưởng đạo đức.

- Hình thức: Tự luận

- Học sinh làm bài ở lớp

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Bài viết số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày ra đề...........
Ngày kiểm tra.........
BÀI VIẾT SỐ 1
Lớp 12: Chương trình chuẩn
(Học sinh làm bài ở lớp)
Thời gian: 90p’
I. Mục đích kiểm tra
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 sau khi học sinh học xong chương trình từ tuần 1 
 1. Trình bày lại những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
 2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng viết bài nghị luận bàn về tư tưởng đạo đức.
- Hình thức: Tự luận
- Học sinh làm bài ở lớp
III. Thiết lập ma trận
Tên chủ đề (nội dung,
Chương..)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Lịch sử văn học
Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
3,0
3điểm= 30%
Chủ đề 2
Nghị luận bàn về tư tưởng đạo đức
Vận dụng kiến thức, kỹ năng viết bài nghị luận thể hiện thái độ về tư tưởng đạo đức.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
 7,0
1
7,0 điểm = 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:3,0
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm:7,0 
Tỉ lệ : 70% 
Số câu: 2
Số điểm:10
Tỉ lệ : 100%
IV. Nội dung đề kiểm tra
 Câu 1:( 1 điểm)
 Anh (chị) hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975?
Câu 2 :(7 điểm)
Viết một bài nghị luận bày tỏ suy nghĩ của bạn về quan niệm sống sau đây:
 “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô)
V. Hướng dẫn chấm và thang điểm
Câu 1: ( 3 điểm)
Học sinh trính bày được ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 
Nội dung
Điểm
 Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
1 
Nền văn học hướng về đại chúng
1
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
1 
Câu 2( 7điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
 - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để viết bài nghị luận văn hoàn chỉnh về vấn 
 - Diễn đạt lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác, bố cục rõ ràng
 - Khuyến khích những bài viết sáng tạo
* Yêu cầu về kiến thức: 
 - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung chính sau:
Nội dung
Điểm
- Giải thích quan niệm:
+ Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế).
+ Con người sống cần phải có ước mơ. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình
+ Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng xây đắp trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình.
+ Chỉ có hành động mới biến ước mơ thành hiện thực. Điều không tưởng của hôm nay sẽ không thành viễn vông nếu ước mơ của ta là ước mơ chính đáng. Nó sẽ là hiện thực của ngày mai nếu ước mơ đó kèm theo những hành động cụ thể
2
- Suy nghĩ về quan niệm: 
+ Quan niệm của V. Huy-gô là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, không ai không một lần mơ ước. Ước mơ sẽ giúp cho con người nhận ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.
+ Nếu đã có được những ước mơ thì ta nên cố gắng thực hiện bằng được cho dù phải đối diện với những khó khăn, gian khổ.
+ Cũng nên dựa vào hoàn cảnh cụ thể để có những ước mơ phù hợp với sức mình. 
+ Thật đáng buồn cho những ai sống mà không có ước mơ. Sống như thế thì chưa thật sự định hướng đầy đủ về ngày mai. 
3
 - Bài học nhận thức và hành động:
+ Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.
+ Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống mà không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.
2

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5 6 bai kiem tra so 1 CTC.doc