I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
- Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lorca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ; cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.
- Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản thơ theo phong cách hiện đại gần với dòng mạch tượng trưng và siêu thực.
- Tư tưởng: lòng ngưỡng mộ đối với người nghệ sĩ - người chiến sĩ đấu tranh cho tự do.
II- CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo định hướng.
- Nội dung và các bài tập của tiết trước.
Ngày soạn:18 /11 /08 Tiết: 40+41 Bài dạy: (Đọc văn) - THANH THẢO - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs: Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lorca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ; cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản thơ theo phong cách hiện đại gần với dòng mạch tượng trưng và siêu thực. Tư tưởng: lòng ngưỡng mộ đối với người nghệ sĩ - người chiến sĩ đấu tranh cho tự do. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo định hướng. Nội dung và các bài tập của tiết trước. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và nêu cảm nhận của em về hình tượng sóng trong bài thơ? Dự kiến phương án trả lời: - đọc thuộc bài thơ và nêu cảm nhận của cá nhân về hình tượng sóng với ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn: yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi: Phần Tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào? GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những thông tin chủ yếu: - Thanh Thảo được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về thời chiến tranh và hậu chiến. - Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Hướng dẫn HS đọc văn bản. - Hãy xác định bố cục đoạn trích? Gợi ý cho học sinh xác định bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần, giúp học sinh nắm được trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ. 4 đoạn: - 6 dòng: Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha. - 12 dòng: Lorca bị sát hại và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân. - 4 dòng tiếp: Nỗi niềm xót thương Lorca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lorca không ai tiếp tục. - 9 dòng cuối: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lorca. Định hướng đọc - hiểu văn bản. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: - HS tự đọc tiểu dẫn, chú ý những thông tin quan trọng, tóm lược những ý chính, trả lời, ghi vở: - tiểu sử - phong cách thơ - hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ đoạn trích. - HS đọc văn bản chú ý thể hiện giọng thơ trữ tình-chính luận. Làm việc theo nhóm: xác định bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần, nắm được trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ. 1/ Tìm hiểu chung: 1.1- Tác giả: - Tên khai sinh Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi - Có những sáng tác hay và độc đáo (thơ, trường ca) viết về chiến tranh và thời hậu chiến. - Đặc điểm thơ : + Tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. + Thơ đào sâu cái tôi nội cảm, cách biểu đạt mới (câu thơ tự do, thi ảnh và ngôn từ mới mẻ). - Tác phẩm tiêu biểu : Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bích 1.2. Tác phẩm “Đàn ghi-ta của Lorca”: - Rút trong tâp “Khối vuông Ru-bích” (1985) - Thể thơ tự do, tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. - Chủ đề : Bài thơ miêu tả Lorca, một nghệ sĩ tự do có lí tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban Nha và cái chết oan khuất của ông do thế lực tàn ác gây ra. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lorca 38’ Hoạt động2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi: Hãy phân tích khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh tượng trưng trong bài thơ? Gợi mở để học sinh cảm nhận và phân tích các hình ảnh trong văn bản: Tiếng đàn bọt nước. Áo choàng đỏ gắt Vầng trăng chếnh choáng Yên ngựa mỏi mòn Gợi ý cho học sinh phát hiện và phân tích giá trị biểu hiện của các hình ảnh: + Áo choàng bê bết đỏ + Lorca bị điệu về bãi bắn + Chàng đi như người mộng du + Tiếng ghita nâu + Tiếng ghi ta lá xanh. + Tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan + Tiếng ghita ròng ròng máu chảy. Giảng bình +giới thiệu đặc trưng của thơ siêu thực. Hoạt động2: Đọc - hiểu văn bản: Làm việc cá nhân HS Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nền văn hóa TBN + hiện thực xã hội TBN + người nghệ sĩ Lorca.. Làm việc cá nhân: phát hiện, phân tích, khái quát ý. 2/ Đọc - hiểu văn bản: 2.1- Hình tượng Lorca: 2.1.1. Con người tự do, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha: - Hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi: + Áo choàng đỏ gắt + Vầng trăng chếnh choáng + Yên ngựa mỏi mòn + Cô gái Di-gan + Mô phỏng nốt nhạc “li-la-li-la” → Gợi không gian văn hoá Tây Ban Nha, nơi nuôi dưỡng tâm hồn Lorca, Lorca nổi bật trên nền văn hoá đó. → Gợi hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ, chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến chống lại chế độ độc tài. 2.1.2- Cái chết oan khuất: - Hình ảnh thực: + Áo choàng bê bết đỏ + Lorca bị điệu về bãi bắn + Chàng đi như người mộng du → Lorca bị bọn phát xít Prăng – cô hành hình và ném xuống giếng để phi tang. - Nghệ thuật khắc hoạ cái chết oan khuất của Lorca: + Đối lập : Tình yêu cái đẹp, cái mới >< nền chính trị độc tài. + Nhân hoá : Tiếng ghi- ta ròng ròng máu chảy → Tạo sức ám ảnh lớn đối với người đọc. + Hoán dụ: Tiếng ghi-ta để chỉ Lorca, áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết của Lorca. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng ghi-ta (âm thanh) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh), thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan), thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy). → Khắc hoạ ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị. 2.2- Sự đồng cảm của tác giả: - Tiếng đàn: tài năng và tâm hồn Lorca + Lời đề từ : “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta” (thông điệp của Lorca: phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không thành vật án ngữ, cản trở sự sáng tạo nghệ thuật giúp nghệ thuật đi tới, vươn cao hơn + “Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang” (tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể huỷ diệt nổi. Nó sẽ sống , lưu truyền mãi như thứ cỏ mọc hoang - Tiếng đàn còn là nỗi đau xót của tác giả trước cái chết của Lorca và sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật. - “giọt nước mắt vầng trăng Long lanh trong đáy giếng” → hình ảnh tượng trưng đẹp nhưng buồn : Lorca chết nhưng tâm hồn yêu tự do, vì con người, khát vọng cách tân nghệ thuật của ông bất diệt - Chuỗi âm thanh “li-la-li-la-li-la” luyến láy ở đầu và cuối bài thơ mang ý nghĩa của sự tri âm với Lorca → Thanh Thảo đã đồng cảm với Lorca về tài năng, tâm hồn và cả số phận của nhà thơ này 5’ Hoạt động3: Hướng dẫn tổng kết: Hãy đánh giá chung về những thành công của Thanh Thảo qua bài thơ? Dẫn dắt học sinh đánh giá. Khái quát bằng phần Ghi nhớ. Liên hệ giáo dục tư tưởng. Hoạt động3: Tổng kết: Làm việc cá nhân: suy nghĩ và nêu những nhận xét của cá nhân. Đọc phần Ghi nhớ. 3/ Tổng kết: 3.1. Nghệ thuật : - Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. - Sử dụng hình ảnh, biểu tượng – siêu thực có sức chứa lớn về nội dung. - Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong thơ. -Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc. 3.2. Nội dung: Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lorca- một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật phải luôn đi tới không ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lorca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào huỷ diệt được. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Bài tập về nhà: Chuẩn bị bài: RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn:20 /11 /08 30’ Bài dạy: (Đọc văn) - TỐ HỮU - - PÔN ÊLUYA- I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: + Cảm nhận được bài thơ “Bác ơi!” thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ; đó cũng là những lời thơ dạt dào tình cảm biết ơn, ca ngợi công lao trời biển của Bác, khẳng định quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác đã tìm ra. + Ở bài thơ “Tự do”, cần hiểu tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại mà bản thân nhà thơ P. Êluya đã có một quá trình vật lộn, trăn trở tìm đường. Kĩ năng: đọc - hiểu văn bản thơ. Tư tưởng: lòng kính yêu lãnh tụ II- CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. 2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo định hướng. Nội dung và các bài tập của tiết trước. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng (nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ Hoạt động1: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản “Bác ơi!” của Tố Hữu: Gợi ý cho học sinh tự đọc và tìm hiểu những nội dung chính ở phần Tiểu dẫn. Nhấn mạnh hai ý: - Tố Hữu là nhà thơ sáng tác nhiều nhất, hay nhất và cảm động nhất về Bác (c/m) - Hoàn cảnh ra đời bài thơ. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: Yêu cầu học sinh đọc văn bản. Chú ý giọng đọc và ngữ điệu của học sinh cho phù hợp với nội dung bài thơ. Định hướng đọc hiểu văn bản theo câu hỏi hướng dẫn đọc thêm. Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào trong bốn khổ thơ đầu? Câu hỏi gợi mở: Cách giơí thiệu? Cảnh vật? Tâm trạng? Hình ảnh miền Nam? Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua sáu khổ thơ giữa? Gợi ý: Lí tưởng và lẽ sống. niềm vui và tình thương, ân nghĩa. Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình. Cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác? Dẫn dắt cho học sinh trình bày nhận xét chung. Khái quát ý. Liên hệ giáo dục: tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản “Bác ơi!”: Đọc thầm và trình bày những nét khái quát. 1 học sinh đọc văn bản. 1-2 học sinh nhận xét cách đọc và xác định cách đọc - hiểu văn bản. Làm việc cá nhân, phân tích các chi tiết, nghệ thuật biểu hiện của tác giả. Làm việc theo nhóm: thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh ý. Cá nhân suy nghĩ, trả lời. I/ Đọc - hiểu văn bản “Bác ơi”: 1/ Hoàn cảnh ra đời bài t ... m- miền Nam trong tim Bác và niềm tiếc thương vô hạn của hàng triệu đứa con miền Nam chưa được đón Bác vào thăm, chưa được chia sẻ niềm vui với Bác. Khung cảnh và lòng người trở nên tương phản, gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao đau xót, nhứt nhỗi tâm can. → Với nghệ thuật đối lập, cách dùng hình ảnh quen thuộc, gần gũi, nhà thơ đã diễn tả nỗi đau đớn, mất mát to lớn và đột ngột trước sự ra đi của Bác. 2.2- Hình tượng Bác Hồ: (6 khổ) * Về lí tưởng và lẽ sống của Người: - “Ôm cả non sông” - “Tự do cho mỗi đời nô lệ” - “Nâng niu tất cả” → lẽ sống quên mình vì mọi người. * Niềm vui và tình thương của Người biểu hiện ở nhiều cung bậc, góc độ: - Bác đau: dân nước, năm châu. - Bác lo: muôn mối - Bác yêu: ngọn lúa, cành hoa. - Bác nhớ: miền Nam - Bác vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung. → Chân dung tuyệt vời của một con người dành cả trái tim, tấm lòng, khối óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân, dân tộc, Tổ quốc * Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình, không hề phô trương, không màng danh lợi của Bác đã khiến cho Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân. Bác ở giữa chúng ta, chan hoà vào cuộc đời, hoà nhập trong dân tộc. → Bác là một NGƯỜI HIỀN - hiểu theo nghĩa một nhân cách kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của con người. 2.3- Cảm xúc của dân tộc Việt Nam: (3khổ) Từ thời gian hiện thực của buổi hoàng hôn chia ly đã nhân lên thành thời gian lịch sử của buổi chiều đau xót “nghìn thu”, thành thời điểm tưởng niệm của cảm thức cộng đồng → Bác trở thành bất tử, Bác sống mãi trong sự nghiệp chung của dân tộc. Bác trở thành sức mạnh, thúc đẩy cuộc sống tiến lên. 15’ Hoạt động2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản “Tự do” của P. Êluya: Gợi ý cho học sinh tự đọc và tìm hiểu những nội dung chính ở phần Tiểu dẫn. Nhấn mạnh hai ý: - Các hoạt động chính trị, văn học, phong cách thơ. - Hoàn cảnh ra đời bài thơ và giới thiệu khái quát giá trị. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: Yêu cầu học sinh đọc văn bản. Chú ý giọng đọc và ngữ điệu của học sinh cho phù hợp với nội dung bài thơ. Định hướng đọc hiểu văn bản theo câu hỏi hướng dẫn đọc thêm, không đi theo từng khổ (đoạn) thơ. Hãy nêu những cảm nhận chung của em về bài thơ? (chủ đề, hình ảnh) Tìm hiểu cách liệt kê hình ảnh trong bài thơ? Phân tích kết cấu lặp trong bài thơ và chỉ ra hiệu quả của nó? Phân tích cách sử dụng đại từ “em”? So sánh ý nghĩa của từ “trên” được sử dụng khá nhiều làn trong bài? Hãy suy luận về tính chất thánh ca qua việc sử dụng đại từ “tôi” và từ “viết” với nhiều ý nghĩa? Gợi ý cho học sinh suy luận Hướng dẫn học sinh tổng kết lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ theo phong cách siêu thực. Hoạt động2: Đọc - hiểu văn bản “Tự do”: Đọc thầm và trình bày những nét khái quát. 1 học sinh đọc văn bản. 1-2 học sinh nhận xét cách đọc và xác định cách đọc - hiểu văn bản. Nêu cảm nhận khái quát của cá nhân. Làm việc cá nhân, phân tích các chi tiết, nghệ thuật biểu hiện của tác giả. Vân dụng kĩ năng của bài thực hành phép tu từ cú pháp để phát hiện và phân tích. Làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Làm việc theo nhóm: thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung Cá nhân suy nghĩ, trả lời. Học sinh tự làm. II/ Đọc - hiểu văn bản “Tự do”: 1/ Tìm hiểu chung: 1.1- Tác giả P. Êluya (1895 – 1952) - Tham gia nhiều hoạt động chính trị chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít. - Từng tham gia trào lưu siêu thực. - Với hơn 60 thi phẩm, ông đã tạo ra một hình thức mới mẻ, giàu trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông mang dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét. 1.2- Bài thơ “Tự do”: - Được viết vào mùa hè năm 1941, thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít xâm lược. - In trong tập “Thơ ca và chân lí, 1942”. - Bài thơ được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. - Gồm 21 khổ thơ; nguyên văn bài thơ không có vần, không có dấu câu. 2- Đọc - hiểu văn bản: 2.1- Cảm nhận chung: - Bài thơ là khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do. Tự do ở đây không chỉ là tự do cá nhân, mà còn được hiểu ở cấp độ cao hơn là tự do cho đất nước, dân tộc. Khi đất nước tự do, thì con người mới có tự do thực sự - Tự do chân chính mang phẩm chất nhân văn. - Tự do vốn trừu tượng đã được nhân hoá thành một nhân vật có linh hồn thực sự. 2.2- Những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ: * Tầng lớp hình ảnh chồng lên, nối tiếp. Những hình ảnh thị giác, thính giác tạo chất ngẫu hứng của bài thơ – mĩ học siêu thực (không theo một trật tự lôgíc nào) * Kết cấu trùng lặp: - Lặp cấu trúc: mạch cảm xuc hướng về tự do tuôn trào dào dạt, liên tiếp, diễn tả tâm trạng khao khát song cũng rất chân thành tha thiết của những người dân nô lệ. - Lặp từ ngữ theo kiểu “xoáy tròn” (Trêntrên) cũng góp phần tạo ra nhạc điệu bài thơ, nhằm nhấn mạnh, tạo ấn tượng về sự lan toả triền miên không dứt của khát vọng tự do - Đại từ “em” = tự do gợi sự thân mật, thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó máu thịt. * Giới từ “trên” được dùng nhiều lần với nhiều ý nghĩa: - Từ “trên” chỉ không gian, những địa điểm cụ thể, có lúc lại mơ hồ, trừu tượng - cảm xúc bức bách, khao khát khôn cùng đối với tự do. - Từ “trên” chỉ thời gian tương đương với “khi” - nhấn mạnh tình cảm thiết tha vươn tới tự do. * Đại từ “tôi” – cái tôi chủ thể trữ tình và cái tôi thi sĩ hoà quyện vào nhau gợi bao nỗi niềm chất chứa, dồn nén, bộc lộ tình cảm tha thiết với tự do như là với người thân yêu nhất - những độc giả của bài thơ, chủ thể trữ tình của bài thơ mang tính chất đa chủ thể - khát vọng của mọi người (tính chất thánh ca) * Từ “viết” = ghi chép = hành động: sự chuyển đổi thể hiện tính chất phát triển của hành động: ca ngợi tự do, viết về tự do, chiến đấu và hi sinh vì tự do và mỗi người có những cách riêng để hướng về tự do. 3- Tổng kết: * Nghệ thuật: - Kiểu kết cấu trùng điệp. - Nghệ thuật nhân hoá. - Liệt kê hình ảnh. * Tư tưởng: Bài thơ ca ngợi tự do, thể hiện niềm say đắm tự do một cách mãnh liệt. 3- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Bài tập về nhà: hoàn chỉnh bài đọc - hiểu các văn bản đọc thêm. Chuẩn bị bài: luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 21/ 11/08 Tiết: 42 Bài dạy: (Làm văn) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận. Kĩ năng: nắm vững nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong một văn bản nghị luận. Tư tưởng: vân dụng để viết được bài văn nghị luận. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, Phương án tổ chức lớp học: nhóm học tập, thực hành, thảo luận, luyện tập... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo... Nội dung và các bài tập của tiết trước; chuẩn bị các bài tập thực hành... HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết kết hợp với luyện tập nhận biết: Dẫn dắt học sinh tái hiện kiến thức đã học về thao tác lập luận trên cơ sở thực hành nhận biết ở đoạn văn bản ngữ liệu: Yêu cầu học sinh đọc văn bản ngữ liệu. Nêu yêu cầu thảo luận nhóm: Trong đoạn trích tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào? Cơ sở nào để khẳng định điều đó? Dẫn dắt cho học sinh trình bày ý kiến sau khi thảo luận bằng câu hỏi gợi mở: - Vì sao em khẳng định đó là thao tác chứng minh (phân tích)? Nhờ đó học sinh có dịp củng cố chắc chắn những điều đã học. Hoạt động1 Học sinh ôn tập lí thuyết kết hợp với luyện tập nhận biết: Đọc văn bản ngữ liệu. Làm việc theo nhóm: thảo luận theo yêu cầu Các cá nhân phát biểu ý kiến: nhận biết các thao tác lập luận sử dụng trong đoạn văn bản ngữ liệu + ôn lại kiến thức đã học ở lớp trước về thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. 1- Ôn tập các thao tác lập luận: Văn bản ngữ liệu: “Thế mà hơn 80 năm nay,vô cùng tàn nhẫn” (Hồ Chí Minh- “Tuyên ngôn độc lập) Các tri thức cần củng cố: - Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận là những hoạt động nghị luận bắt nguồn từ đời sống, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong cuộc sống. - Các hoạt động ấy hướng tới các mục đích khác nhau: + Chứng minh là để người ta tin. + Giải tích là để người ta hiểu. + Phân tích nhằm giúp người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo. + So sánh giúp nhận rõ giá trị của sự vật hiện tượng này bằng cách chỉ ra sự giống và khác giữa nó với sự vật hiện tương khác. + Bác bỏ nhằm mục đích phủ nhận. + Bình luận nhằm mục đích thuyết phục. - Các thao tác lập luận chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận đều có nguồn gốc từ những hoạt động nghị luận nói trên, nhằm làm cho việc nghị luận đạt chất lượng cao hơn, có hiệu quả thuyết phục lớn hơn. - Trong quá trình lập luận, người viết phải tuân thủ những thao tác, tức là những việc làm đã đúc kết thành quy trình chặt chẽ. 20’ Hoạt động2 Hướng dẫn học sinh thực hành vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Phương pháp thực hành: Em hãy xác định chủ đề bài văn? Xác định các ý kiến sẽ trình bày và sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định? Hãy suy nghĩ về các thao tác lập luận sẽ sử dụng, chọn một luận điểm để trình bày. Yêu cầu học sinh diễn đạt thành đoạn văn bản. (Mỗi nhóm sẽ thực hành một luận điểm. Sau đó hoán đổi cho nhau để nhận xét, rút kinh nghiệm) Hoạt động2 Thực hành vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Cá nhân suy nghĩ, trả lời. Làm việc theo nhóm: thảo luận, trình bày vào bảng nhóm. Thảo luận theo nhóm thực hành viết đoạn văn bản theo gợi ý của giáo viên. 2- Luyện tập vận dụng trên lớp: Đề bài: Những ý kiến của anh (chị) về bộ phim “Nhà có nhiều cửa sổ”. (Yêu cầu vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận trong bài viết) Dàn ý sơ lược: ĐVĐ: Giới thiệu về bộ phim. GQVĐ: Giới thiệu qua về nội dung của bộ phim. Những ý kiến khác nhau về bộ phim từ công luận. Ý kiến cá nhân: khen chê Những thành công của bộ phim và những hạn chế cần khắc phục. KTVĐ: Những vấn đề tư tưởng mà bộ phim đặt ra cần được thực hiện như thế nào? 5’ Hoạt động3 Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà: Định hướng cho học sinh xác định yêu cầu của các bài tập thực hành để có thể tự tiến hành làm ở nhà. Hoạt động3 Luyện tập ở nhà: Xác định yêu cầu của các bài tập. Làm ở nhà. 3- Luyện tập ở nhà: Bài tập 1: Sưu tầm những đoạn văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau. Bài tập 2: Viết văn bản nghị luận ngắn, trong đó sử dụng ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày ý kiến của anh (chị) về một nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ đã học. 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Bài tập về nhà: bài tập phần luyện tập ở nhà. Chuẩn bị bài: Quá trình văn học và phong cách văn học. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: