Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Rừng xà nu

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Rừng xà nu

A/ Vài nét về tác giả

_ Tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh 5/ 9/ 1932 tại Thăng Bình _ Quảng Nam. Ông còn có một bút danh khác la Nguyên Ngọc

_ 1950, đang học trung học chuyên khoa, ông gia nhập quân đội

_ 1951 – 1954, làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân ở liên khu V. Ông lấy bút danh là Nguyên Ngọc

_ 1962, ông làm chủ tịch chi hội Việt Nam giải phóng miền trung trung bộ, phụ trách Văn nghệ Quân đội giải phóng của quân khu V và lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành.

_ Sau 1975, làm phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

_ Tác phẩm tiêu biểu : Đất nước đứng lên (1956 ), Đất Quảng (1971 – 1974 ), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc ( 1969 )

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Rừng xà nu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rõng xµ nu
(nguyÔn trung thµnh)
A/ Vài nét về tác giả
_ Tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh 5/ 9/ 1932 tại Thăng Bình _ Quảng Nam. Ông còn có một bút danh khác la Nguyên Ngọc
_ 1950, đang học trung học chuyên khoa, ông gia nhập quân đội
_ 1951 – 1954, làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân ở liên khu V. Ông lấy bút danh là Nguyên Ngọc
_ 1962, ông làm chủ tịch chi hội Việt Nam giải phóng miền trung trung bộ, phụ trách Văn nghệ Quân đội giải phóng của quân khu V và lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành.
_ Sau 1975, làm phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam
_ Tác phẩm tiêu biểu : Đất nước đứng lên (1956 ), Đất Quảng (1971 – 1974 ), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc ( 1969 )
B/ Xuất xứ tác phẩm
_ Rừng xà nu được viết 1965, khi quân Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam
_ Tác phẩm được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân đội giải phóng miền trung trung bộ, số 2, 1965. Sau được đưa vào tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc 1969
_ Không khí quyết liệt của phong trào cách mạng giải phóng miền Nam khoảng cuối những năm 50 của thế kỉ XX đã gợi hứng cho tác giả
C/ Tóm tắt tác phẩm 
Làng Xô man nằm trong tầm đại bác của giặc. Cúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Nhưng cũng như dân làng Xooman, rừng xa nu vẫn kiêu dũng vươn lên. Nhân dịp Tnú về thăm làng và nghỉ tạinhà cụ Mết, đêm đó cụ đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú. Những năm ấy, giặc khủng bố dã man phong trào cách mạng, nhưng làng Xooman vẫn nuôi cán bộ. Tnú và Mai là những thiếu niên dũng cảm vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt. Anh làm liên lạc, sau bị địch bắt đi tù. Thoát tù, anh trở về cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Được tin này giặc kéo về làng. Chúng bắt cọp cái và cọp con để dụ cọp đực. Trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man, Tnú tay không nhảy xổ vào giữa bọn giặc định cứu vợ con. Nhưng vợ con anh bị giết, bản thân anh bị bắt. Chúng dùng giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay của anh. Trước cảnh dã man này, cụ Mết lãnh đạo dân làng nhất tề vùng lên đánh giặc và kêu gọi tự  trang bị vũ khí tích trữ lương thực để tiếp tục chiếnđấu. Cũng trong đêm ấy, Tnú kể cho dân làng nghe chuyện chiến đâu, anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch bằng đôi bàn tay tàn tật của mình. Sáng hôm sau Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh đến cửa rừng xà nu cạnh con nước lớn. Ba người đứng ở đó nhìn ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài rừng xà nu nối tiếp chạy tới tận chân trời 
D/ PH¢N TÝCH
1. H/tượng x/nu
I/ Lý do chon hình tượng cây xà nu
_ Văn chương thường dùng thiên nhiên làm biểu tượng cho con người ( cây tre tượng trưng cho người Việt Nam, cây đa cây sồi tượng trưng cho người già, cây liễu tượng trưng cho người phụ nữ, cây kơ nia tượng trưng cho tình yêu chung thủy )
_ Nguyên Trung Thành tìm đến cây xà nu bởi :
+ Xà nu là một cây họ thông mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đó là thứ cây khỏe, giàu sức sống sinh sôi nhanh ham ánh sáng mặt trời và gắn bó với người dân Tây Nguyên
+ Bản thân nhà văn cũng gắn bó sâu nặng với mảnh đất này, và bị ám ảnh về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của loài cây này
II/Hình tượng cây xà nu 
1/ Xà nu đau thương mà kiêu dũng
Ngày ấy, cách mạng miền Nam đang trải qua nhưng ngày đen tối, khó khăn khốc liệt. Cùng chịu chung số phận với dân làng Xô man là rừng xà nu
*/ Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc
–>Vị trí nguy hiểm, vị trí che chắn cho dân làng
–> Tác giả dựng lên cái tư thế của sự sống trong sự đối diện cùng cái chết; sự sinh tồn trong vòng đe dọa của sự hủy diệt
–>Gợi ra khúc bi tráng của chiến tranh
“Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở về gà gáy”. Nằm ở vị trí nguy hiểm, bị bắn phá suốt ngày đêm, nên
*/Tang tóc đau thương bao trùm cánh rừng
“hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cụ máu lớn”
Mặc dù bị tàn phá, bị hủy diệt nhưng
*/ Trong đau thương, xà nu vẫn kiêu dũng vươn lên
_ Xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời
Trong rừng cũng ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng, thứ ánh sáng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp.
_ Xà nu sinh sôi nảy nở khỏe
Và trong rừng cũng ít có loài câu nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
_ Xà nu có sức sống bất diệt lấn át cái chết
Đạn đại bác có thể giết được một vài cây xà nu chứ không thể hủy diệt được cả rừng xà nu. Bản năng sinh tồn, sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến cả cánh rừng chiến thắng sự tàn phá của bom đạn. Ở nơi như thế, sự sống vẫn mạnh hơn cái chết, sự sống vẫn luôn bất diệt trong sự hủy diệt
_ Ngay trong cái chết, xà nu vẫn phô bày vẻ đẹp của mình
“Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, “lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng”. “Đứng trên đồi xà nu trong ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những đồi xà nu nối tiếp dến chân trời”
Xà nu đẹp mà kiêu dũng. Nhưng xà nu không đơn thần là một bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên hoang sơ hùng vĩ, mà cái hay cái đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã nhìn rừng xà nu như một sinh thể hòa nhập vào đời sống và tiêu biểu cho dân làng Xô man
2/ xà nu  tiêu biểu cho dân làng Xô man
Xà nu và những biến thể của nó xuất hiện trong tác phẩm không dưới 20 lần
_ Xà nu gắn bó máu thịt với con người Tây Nguyên nói chung, dân làng xô man nói riêng.
Ở đây, cây xà nu mọc nhiều vô kể : bao quanh làng, rải rác khắp làng, chen vào từng nhà, từng gia đình, vào cuộc sống hàng ngày của con người. Đến đâu ta cũng thấy bóng dáng xà nu. Cây xà nu hiện ra trước mắt, trong kỉ niệm, trong tâm khảm. Rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, lửa xà nu, nhựa xà nu, lá xà nu, vỏ xà nu, khói xà nuTất cả đều gắn bó máu thịt với cuộc sống của dân làng Xô man. Họ sinh ra dưới bóng xà nu, lớn lên lam làm sinh hoạt cùng xà nu, lúc hò hẹn cũng ở dưới gốc xà nu. Rồi đến khi yên nghỉ họ cũng nằm bên dưới cánh rừng xà nu ấy.
Xà nu không chỉ đi vào cuộc sống chân chất đời thường mà
_ Xà nu còn lao vào cuộc sống một mất một còn của dân tộc
–>Nguyễn Trung Thành đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa. Nghĩa là ông mô tả cây xà nu như con người, biểu tượng cho con người 
Xà nu biết căm giân, biết quật khởi và khát khao mãnh liệt cuộc sống, di truyền cho con cháu mai sau
+ Xà nu đau thương hay chính dân làng xô man đang phải trải qua cơn lốc quái ác của chiến tranh
Chúng ta thấy ở đấy những thân hình xà nu, nhựa xà nu như những cục máu lớn. Mỗi cây xà nu gục ngã như thêm một người mất đi. Cây to cây nhỏ và vô số cây lấm tấm những vết đạn như dân làng từ già đến trẻ không ai là không bị ảnh hưởng của chiến tranh. Cơn lốc quái ác ấy cứ xoắn xuýt và vây lấy từng số phận con người. Xà nu bị gục ngã hay Mai chết do bị tra tấn trong kì sinh nở. Xà nu gẫy hay anh Quyết hi sinh vì bom đạn kẻ thùVà còn bao nhiêu người như bà Nhan, anh Xút đã hi sinh trong cuộc chiên tranh này. Máu của họ đã đổ như nhựa xà nu ứa ra từng cục lớn quyện bầm tím lại.
Mặc dù bị vùi dập bởi bom đạn của kẻ thù nhưng
+ Xà nu hay chính dân làng Xô man vẫn quật khởi kiêu dũng vươn lên
Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời cũng như Tnu, Mai, Dít và dân làng Xô man yêu tự do. “Cạnh một cây xà nu gục ngã có tới bốn năm cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời’, cũng như dân làng Xô man lớp này kế tiếp lớp khác trong cuộc chiên tranh vệ quốc vĩ đại này. Anh Quyết hi sinh đã có Tnu, Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống như cây xà nu bị chặt đứt ngang thân mình, đã có Dít lớn lên nhanh chóng, trở thành chính trị viên xà đội. Rồi bé Heng, thế hệ tiếp sau Dít cũng trưởng thành. Giặc có thể giết được người dân Xô man chứ không thể giết được lòng căm hận ngùn ngụt trong họ
Ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây lớn, vững chãi không chịu khuất phục trước mưa bom bão đạn của kẻ thù, nó “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng”. Đó phải chăng là cụ Mết, hiện thân của tinh thần quật khởi, người đã nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng “như con chim đã đủ lông mao lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên cơ thể cường tráng
–>Nếu sức sống của xà nu là bất diệt, dòng nhựa xà nu được truyền lại nguyên vẹn từ những cây cổ thụ đến cây non thì ở con người Xô man ta cũng thấy dòng máu Tây Nguyên quật cường cũng được truyền lại nguyên vẹn từ lồng ngực của thế hệ già sang thế hệ trẻ.
–>Nhân cách hóa là phép tu từ chủ đạo, rừng xà nu là hình ảnh ẩn dụ về những con người Tây Nguyên sống dưới tầm đại bác của giặc
III/ Ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu
_ Rừng xà nu đã gợi ra được không gian thực, bối cảnh thực cho câu chuyện về dân làng Xô man đánh Mĩ
_ Rừng xà nu, cây xà nu là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành. Không dừng lại ở việc miêu tả hình ảnh cụ thể, mà ông muốn thông qua hình tượng rừng xà nu để ca ngợi những con người Tây Nguyên kiên cường dũng cảm
2.Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Rừng xà nu là câu chuyện về làng Xô man đánh mĩ. Truyện có nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật, mỗi con người Xô nam là một cây xà nu kì vĩ mang tầm vóc dũng sĩ. Và là một tập thể anh hùng, nên họ cũng có
I/ Nét chung
_ Yêu nước, yêu Đảng, yêu Bác Hồ
Dân làng Xô man vẫn tự hào “năm năm chưa hề có cán bộ bị bắt giặc bắt hay giết trong rừng này. Họ không sợ bị giặc giết, bởi trong trái tim mỗi người Stra đều khắc sâu niềm tin cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn
Với niềm tin như thế
_ Họ quyết tâm đứng lên đánh giặc với tinh thân kiên cường bất khuất
Nhưng mỗi người lại anh hùng theo cách riêng. Sự kiên cường bất khuất cũng bộc lộ tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội và hoàn cảnh riêng của từng người. Nó làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.
II/ Điểm riêng
a/ Cụ Mết 
*/ Một già làng sáu mươi tuổi, người quắc thước
_ Tiếng nói “vẫn ồ ồ vang dội trong lồng ngực”
_ Bàn tay “nặng trịch” rắn chắc như một “kìm sắt”
_ Râu đen bóng dài tới ngực
_ Cặp mắt xếch, vết sẹo ở má phải “láng bóng”
_ Thân hình : cụ Mết ở trần “ngực căng như một cây xà nu lớn”
Ông già quắc thước ấy còn là
*/ Một thủ lĩnh quân sự – linh hồn chiến đấu của dân làng Xô man
_ Cụ ý thức sâu sắc về đường lối cách mạng : Trường kì kháng chiến
Cụ nói với Tnu trong bữa cơm là phải để dành gạo “dự trữ mỗi bếp được ba năm, đánh giặc phải đánh dài
_ Cụ là người chỉ huy, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc
Chính cụ Mết đã chỉ huy tất cả thanh niên làng Xô man, càm giáo mác dao rựa bất ngờ xông vào nhà ưng giết sạch 10 tên ác ôn, trong đó có thằng Dục khát máu. Sau tiếng hô của cụ Mết “chém, chém h ... a anh Quyết gửi về huyện trong ngọn lá dong. Lưng anh ngang dọc vết chém của bọn giặc, nhưng anh vẫn bất khuất hiên ngang, Lớn lên
*/ Anh là một chiến sĩ kiên cường bất khuất, biết vượt lên mọi bi kịch cá nhân
Ba năm bị tù trong ngục Kontum
_ Tnu vượt ngục trở về
Anh đọc bức thư tuyệt mệnh của qnh Quyết gửi cho dân làng Xô man trước lúc hi sinh. Anh Quyết dặn Tnu phải học chữ giỏi thay tui làm cán bộ. Lần thứ hai anh lại lên núi Ngọc Lĩnh không phải để lấy đá trắng làm phân như ba năm trước mà đi lấy một gùi đá mài
_ làng Xô man chuẩn bị khởi nghĩa, Tnu trở thành chỉ huy du kích
Thằng Dục gầm lên “con cọp đó mà không giết sớm, nó sẽ làm loạn núi rừng này rồi”. Muốn dụ cọp đực, chúng bắt cọp cái và cọp con
_ Vợ con anh bị bắt, bị tra tấn dã man cho đến chết
Tnu cùng đội du kích rút vào rừng, anh đã nghiến răng, bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Đôi mắt của anh trở thành hai cục máu lớn. Thương xót và căm thù tột độ, Tnu không kìm nổi lòng mình nữa, với hai bàn tay không
_ Anh nhảy xổ vào lũ giặc mong cứu được vợ con. Nhưng
_ Anh đã bị bắt
Chúng trói anh bằng dây rừng, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu
_ Chúng đốt 10 ngón tay Tnuàchi tiết nghệ thuật giàu sức ảm ảnh
Từ bàn tay Tnu người đọc không chỉ thấy một cuộc đời mà còn thấy cả tính cách nhân vật à khi lành lặn, bàn tay Tnus là bàn tay nghĩa tình thẳng thắng, từng cầm phấn viết chữ của Quyết dạy cho, từng cầm đá đạp vào đầu mình khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình nói”cộng sản ở đây này. Rồi khi thoát tù trở về làng, Mai xúc động chảy nước mắt khi cầm hai bàn Tnu. Tuy vậy ấn tượng mạnh nhất về bàn tay Tnu chính là đoạn cao trào của truyện, cũng là đoạn đời bi tráng nhất của nhân vật : Giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu vào 10 đầu ngón tay anh và đốt. “Mười đầu ngón tay đã thành 10 ngọn đuốc” “Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu mặn chát ở đầu lưỡi”. Cháy ! Cháy cả ruột gan đây rồi ! Anh Quyết ơi! Cháy, không, Tnu sẽ không kêu ! Không ! Răng anh cắn nát cắn môi anh .
–> Ngọn lửa xà nu và độ nóng của nó đã soi sáng lòng trung thanh vô hạn, đã tôi luyện khí phách lẫm liệt, tầm vóc phi thường của anh
Dầu xà nu thơm, nay khét lẹt mùi thịt cháy. Nhưng 10 ngọn đuốc da thịt đó đã kịp làm mồi châm lửa cho dân làng nổi dậy. Sau tiếng thét dữ dội của anh là tiếng chân rầm rập quanh nhà ưng, nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Nhà ưng ào ào chuyển động. Tiếng hô của cụ Mết vang lên “chém, chém hết và lửa đã cháy khắp rừng. Trai tráng làng Xô man theo lệnh cụ Mết nhất tề vùng lên giết hết cả tiểu đội giặc, mở ra một trang sử đấu tranh mới của dân làng Xô man
--> từ đây bàn tay của Tnu trở thành bàn tay tật nguyền – chứng tích về tội ác man rợ của kẻ thù. Mười ngón tay của anh, ngón nào cũng bị thằng Dục đốt cháy mất một ngón. Nhưng đôi bàn tay ấy vẫn cầm được giáo, được súng chiến đấu; hơn nữa còn bóp chết tên chỉ huy. Nên đối với giặc
–>đấy là bàn tay quả báo
Có thể nói, bàn tay Tnu được miêu tả trải dài theo suốt cả câu chuyện. Dường như mọi tính cách cũng như số phận và chiến công của của Tnu đều gắn với hình ảnh hai bàn tay ấy
Không chỉ thông minh dũng cảm, kiên cường bất khuất biết vượt lên mọi bi kịch cá nhân mà
*/ Tnu có tính kỉ luật cao 
Nhưng trong chàng dũng sĩ ấy vẫn là
*/ Tnu có một tâm hồn đẹp : chất phác và trong sáng
_ Yêu Mai tha thiết và sẵn sàng xả thân vì Mai
_ Tâm hồn anh luôn ôm ấp hình bóng quê hương
Sau ba năm đi giải phóng quân đánh giặc về thăm làng 1 đêm, cái gốc cây bên đường gợi lên trong lòng anh nhớ tới những kỉ niệm về Mai. Kỉ niệm đó như cắt vào lòng anh nhát dao nứa. Tnus yêu làng, yêu những hố chông, những giàn thò sắc lạnh của làng anh, yêu những con nước mát. Anh nhớ nhất làng, nhơ day dứt lòng anh suốt ba năm chính là tiếng chày chuyên cần rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Stra, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít. Từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy rồi.
Cũng như nhiều nhân vật trong văn học thời chống Mĩ,
ó Tnu được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giàu chất lí tưởng. Qua cuộc đời và số phận của nhân vật này, tác giả muốn thể hiện bi kịch của Tnu không phải của riêng một con người mà là nỗi đau chung của dân làng. Phẩm chất của anh cũng là phẩm chất của dân làng Xô man. Con đường đấu tranh của dân làng Xô man không thể có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nối về  những cây xà nu con, Nguyễn Trung Thành viết “cạnh một cây xà nu mới gã gục, đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bâu trời” và “đạn đại bác không giết nổi chúng”Thế hệ trẻ làng Xô man cũng như rừng xà nu mới mọc, cũng mang tầm vóc và khí thế dũng sĩ. Và
c/ Dít đã hiên ngang tiếp bước con đương của anh Xút, bà Nhan của tnu của Mai
*/ Dít là cô bé thông minh nhanh nhẹn, dũng cảm và có bản lĩnh.
Làng Xô man bị bao vây, thằng Dục khát máu ra lệnh “đứa nào ra khỏi làng bắt được, bắn chết ngay tại chỗ. Nhưng
_ Dít vẫn bò theo máng nước đem theo gạo vào rừng cho cj Mết và lũ thanh niên
_ Bắt được Dít chúng biến em thành bia sống
Lũ ác ôn không bắn trúng, “đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc”. Nó khóc thét lên, nhưng đến viên thứ mười thì Dít “im bặt” và nhìn lũ giặc bằng cặp mắt “bình thản lạ lùng”
_ “Ngày Mai mất, Tnu ra đi”, Dít còn là một cô bé lầm lì không nói gì cả, mắt ráo hoảnh trong khi mọi người, kể cả cụ Mết đều khóc vì cái chết của Mai
*/ Dít trưởng thành nhanh chóng trong kháng chiến chống Mĩ
Từ một cô bé lầm lì, nay Dít đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội “có hai hàng lông mày đậm đến che tối cả đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt”
*/ Trong xử lí công việc, cô tỏ ra rất nguyên tác và kiên quyết
Mặc dù Tnu là anh rể lại đi lực lượng lâu ngày mới về thăm làng, nhưng trước khi thể hiện tình cảm anh em thân mật “chị hỏi Tnu, giọng hơi lạnh lùng : Đồng chí về có giấy không”, “không có giấy trốn về thì không được. Ủy ban phải bắt thôi”
Nguyên tắc trong công việc, nhưng cô bí thư kiêm xã đội trưởng này cũng
*/ Rất giàu tình cảm với người thân
Mắt mở to, đọc rất lâu giấy phép của Tnu, nhưng khi trả lại Dịt lại nuối tiếc “sao anh về có một đêm thôi ?Bọn em đứa miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi. Có thể nói
–>Dít tiêu biểu cho lực lượng chiến đấu hôm nay, là sự tiếp nối tự nhiên truyền thống anh hùng bất khuất của lớp cha anh làng Xô man
Dít có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô man. Và Nguyễn Trung Thành đã dành nhiều tình cảm trân trọng và khâm phục khi nói về Dít. Qua đó
–> Nhà văn muốn khẳng định và ca ngợi vai trò của người phụ nũ Tây Nguyên trong cách mạng và kháng chiến.
Tiếp nối truyền thống đánh giặc của dân làng còn có cây xà nu non
d/ Bé Heng.
Nhân vật này chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng cũng đủ gợi ra những nét tười mới, sống động tiêu biểu cho thế hệ măng non của làng Xô man. Bé heng sẽ bước tiếp một cách xứng đáng con đường đã chọn của cụ mết, của Tnu, Mai, Dít
Ngoài những nhân vật kể trên, trong truyên còn có hình ảnh
e/ Dân làng Xô man nói chung
_ Đó là những con người có tên hoặc không có tên; người già, người trẻ; nam hoặc nữ
_ Họ sung sướng vui mừng khi Tnu về làng, họ chăm chú lắng nghe cụ Mết kể chuyện, họ nhất loạt làm theo mệnh lệnh của già làng
–> Họ thủy chung với cách mạng và kiên cường chiến đấu. Họ là một tập thể anh hùng, sản sinh ra những con người ưu tú
ó Nói tóm lại : Các nhân vật cụ Mết, Tnu, Dít, bé Heng đều có nét giống nhau là trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương và căm thù giặc. Nhưng mỗi nhân vật lại được xây dựng sống động hấp dẫn mang vẻ đẹp riêng. Các vẻ đẹp ấy hòa vào nhau để tạo nên vẻ đẹp của con người Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung thời chống Mĩ : Từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, không ngừng đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
3.Chất sử thi trong Rừng xà nu
Truyện ngắn Rừng xà nu tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam giai đoạn 45 – 75, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mĩ
1/ Tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm:
_ Đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, liên quan đế những vấn đề sống còn của cả cộng động dân tộc.
_ Nhân vật được ca ngợi là những người anh hùng sống chết vì Tổ quốc, vì Cách mạng
_ Mối quạn hệ giữa cá nhân và cộng đồng : Số phân cá nhân, chuyện đời tư thường ít được đặt ra. Nếu có nói đến chẳng qua cũng để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng đối với cộng đồng ( hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân vì lợi ích chung )
2/ Biểu hiện trong tác phẩm Rừng xà nu
Khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ trong việc lựa chon đề tài, xây dựng nhân vật và việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm.
a/ Đề tài
Đề tài của Rừng xà nu nói đến vấn đề sinh tử không chỉ của dân làng Xô man mà còn là của cả dân tộc Việt Nam những năm đen tối sau hiệp định Giownevơ cho đến lúc đồng khởi (Đây cũng là thời điểm tức nước vỡ bờ, nhân dân miền Nam chuẩn bị vũ trang chiến đấu
b/ Chủ đề tác phẩm
Chủ đề tác phẩm cũng mang đậm tính sử thi : Trước sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường duy nhất : Cầm vũ khí vùng lên giải phóng quê hương
c/ Nhân vật trong tác phẩm
Nhân vật tiêu biểu là Tnu, cụ Mết. Những con người này
*/ Kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu và hi sinh
*/ Lí tưởng sống của những nhân vật này luôn gắn với vận mệnh của cộng đồng. (Các nhân vật được xây dựng thể hiện sự tiếp nối, vì thế số phận của mọi nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ nét tính sử thi ).
Ngoài ra chất sử thi còn được bộc lộ qua
d/ Cách trần thuật
*/ Tạo không khí trang nghiêm cổ kính của tác phẩm :
Câu chuyện về cuộc đời Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô man thực ra là câu chuyện mới diễn ra. Tuy vậy nó được già làng kể như một câu chuyện lịch sử với không khí và thái độ trang nghiêm cùng sự ngưỡng vọng của cộng đồng (giống lối kể về các tù trưởng hùng mạnh tiêu biểu cho ý chí sức mạnh của cộng đồng trong sử thi Đam san.
*/ Ngôn ngữ của nhân vật cũng được chọn lọc. Đặc biệt nhiều câu nói của cụ Mết như đúc kết chân lí, như hiệu lệnh chiến đấu
“Chúng nó đã  cầm giáo” , “Thế là bắt đầu đốt lửa lên”
Không chỉ có vậy, tác giả còn
*/ Xây dựng được những hình ảnh chói lọi kì vĩ có sức khái quát cao: Hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu, hai bàn tay bị đốt của Tnu
*/ Tầm khái quát của tác phẩm
Nhà văn không kể, miêu tả dàn trải mà chỉ tập trung vào những điểm tiêu biểu nhất. Câu chuyện được kể gọn trong một đêm. Cụ Mết kể để truyền cho con cháu một bài học lịch sử đẫm máu kết tinh nhiều ý nghĩa. Truyện dồn chủ yếu vào nhân vật Tnu, và cũng chủ yếu tập trung vào cái đêm vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị chúng tra tấn dã man. Và cũng trong cái đêm khủng khiếp ấy, nhà văn mô tả đậm nét nhất là mười ngón tay Tnu, mười ngọn đước da thịt đã làm mồi lửa cho dân làng Xô man bột phát nổi dậy, mở ra một thời kì đấu tranh mới
==>Chất sử thi này rất phù hợp với việc khắc họa tư tưởng chủ đề tác phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docRUNG XA NU(3).doc