Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:

 - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

- Xây dựng tình huuống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

2. Kỹ năng:

 - Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện hiện đại.

 - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:

 Giáo dục HS tinh thần dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu thương, trân trọng số phận con người ; lòng nhân ái, đùm bọc, yêu thương, chia sẻ cùng đồng bào mình trong cơn hoạn nạn; đồng thời cũng biết căm thù bọn thực dân – Phát xít, bọn phong kiến bạo tàn đã gây ra bao đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.Chuẩn bị của GV:

 Đọc SGK, SGV và tham khảo thêm tài liệu viết về “Vợ nhặt” .

2.Chuẩn bị của HS:

 Đọc kỹ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài; Tìm đọc toàn văn truyện ngắn “Vợ nhặt”của Tô Hoài.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2917Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:61-62 - Đọc văn
Ngày soạn: 5/1/2011 VỢ NHẶT 
 	 ( Kim Lân ) 
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:
 - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Xây dựng tình huuống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc..
2. Kỹ năng:
 - Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện hiện đại.
 - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS tinh thần dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu thương, trân trọng số phận con người ; lòng nhân ái, đùm bọc, yêu thương, chia sẻ cùng đồng bào mình trong cơn hoạn nạn; đồng thời cũng biết căm thù bọn thực dân – Phát xít, bọn phong kiến bạo tàn đã gây ra bao đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
 Đọc SGK, SGV và tham khảo thêm tài liệu viết về “Vợ nhặt” . 
2.Chuẩn bị của HS:
 Đọc kỹ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài; Tìm đọc toàn văn truyện ngắn “Vợ nhặt”của Tô Hoài.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. (3’)
3. Bài mới : (1’)Có thể nói nạn đói năm Ất Dậu 1945 là một bằng chứng hùng hồn cho tội ác của bọn Phát xít - Thực dân – Phong kiến ở Việt Nam trong thời kỳ khủng khiếp nhất của dân tộc ta, thời kỳ trước CM/8 . Sự thật bi thảm này đã từng được miêu tả trong những trang viết của Văn Cao ( trong Chiếc xe xác qua phường Dạ lạc) , của Nguyên Hồng (trong Địa ngục), của Tô Hoài (trong Mười năm)Nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt lên trong bài “Xuân đến”- năm 1945:
Ôi xuân đó, những mắt viền bóng chết Những chân run bấm ngón trên đường lầy
Những manh buồm xơ xác phủ vai gầy Không biết định về đâu, nơi sống sót!
Và cũng chính Tố Hữu, sau này, khi miền Bắc đã sạch bóng quân thù, trong Ba mươi năm, đời ta có Đảng, ông đã xót xa nhìn lại sự thật kinh hoàng ấy mà vẫn còn rùng mình:
 Con đói lả ôm lưng mẹ khóc, Kiếp người cơm vãi, cơm rơi,
 Mẹ đợ con bát thóc cầm hơi, Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi. 
Đấy là thơ , nó thường cô đọng hơn vì khuôn khổ của vần, của nhịp, của sự qui định về số lượng từ ngữ của thơỞ lĩnh vực văn xuôi, nhà văn có đất dụng võ rộng hơn nên chúng ta cũng có dịp quan sát rõ ràng, cụ thể hơn sự việc, hiện tượng được miêu tả. Văn xuôi của Kim Lân là một ví dụ. Cái đói đến chết người năm Ất Dậu nói trên được nhà văn Kim Lân ghi lại một cách khá rõ ràng và đầy xúc động trong truyện ngắn “Vợ nhặt” . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
* Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở phần tiểu dẫn trong SGK.
H: nêu những nét chính về tác giả? 
H: nêu xuất xứ tác phẩm?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện 
* Hoạt động 1.
HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
- dựa vào bài soạn qua đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả.
- dựa vào bài soạn trả lời.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
Kim Lân (1920 - 2007): thành công về đề tài nông thôn và người nông dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.
2.Tác phẩm:
Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
68’
* Hoạt động 2.
GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản.
- Đọc“Vợ nhặt”, một tác giả viết: “ Bốn bát bánh đúc thành lễ cưới thật rồi/ Xin từ điển hãy thêm từ vợ nhặt/ Ngòi bút Kim Lân tưởng như đùa, như khóc/ Đói quắt quay nhưng tha thiết con người”.
 Nếu có cuốn từ điển ấy, em sẽ ghi thế nào trong mục “Vợ nhặt”?
 Nhan đề truyện gợi lên điều gì ở người đọc?
- Theo em, tình huống truyện có gì đặc biệt? tác dụng của tình huống ấy trong việc thể hiện chủ để truyện?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng?
*GV diễn giảng:Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”
- Vì sao thị quyết định theo không Tràng? 
- Trên đường về biểu hiện của thị ra sao?
+“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”.
+ Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?
 - Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này? 
"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".
- Nhận xét của em như thế nào về ba nhân vật?
 Gợi ý : -> Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân?
 (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,)
- Hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
* Hoạt động 2.
HS đọc- hiểu văn bản.
- thảo luận nhóm, trả lời.
HS: phân tích, dẫn chứng và tổng hợp.
->giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ;
-> Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
- Trả lời .
- Phát biểu.
- Căn cứ vào văn bản , trả lời. Chú ý các đoạn:
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
“Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được”.
“Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
- HS thảo luận nhóm bàn trong 5 phút, theo những gợi ý, định hướng của GV và cử đại diện trả lời.
- HS phát biểu theo những gợi ý, định hướng của GV và tổng hợp.
- HS phát biểu và tổng hợp.
II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 
1. Nội dung:
1.1 Tìm hiểu Ý nghĩa nhan đề truyện: “ Vợ nhặt”
- Nhan đề Vợ nhặt đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. “Nhặt” là động từ thường đi liền với những danh từ chỉ những thứ rơi rớt, vứt bỏ ... Vợ nhặt là người vợ ngang với vật thể bỏ đi ( khác với vợ đẹp, vợ hiền có cưới hỏi) 
- Kim Lân cắt nghĩa : nhặt tức là nhặt nhạnh vu vơ. 
à ý nghĩa :
 Trong cảnh đói 1945 giá trị con người vô cùng rẻ rúng .Truyện có ý nghĩa tố cáo xã hội thực dân phong kiến và phát xít Nhật đẩy con người vào cảnh khốn cùng đó. 
 Nhan đề truyện thể hiện mối rưng rưng xúc cảm của nhà văn khi nghĩ về thân phận con người trong bối cảnh nạn đói.
1.2 Tìm hiểu tình huống truyện.
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Tràng "nhặt" được vợ, trong hoàn cảnh đó, là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. 
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?"
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
à Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng là hết sức éo le, không biết nên vui hay nên buồn. Nó vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
 Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.
1.2 Tìm hiểu các nhân vật truyện.
a. Nhân vật Tràng: 
- Người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở;
- Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.
b. Người “vợ nhặt”: 
- Nạn nhân của nạn đói. 
- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. 
- Sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình.
c. Bà cụ Tứ: 
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; 
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; 
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
=>Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; 
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 .
- Khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
6’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học:
H: Hãy nêu ngắn gọn những nét chính về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
Tổng kết bài học
- Thảo luận nhóm và trả lời
III TỔNG KẾT :
 ( Ghi nhớ - SGK)
4/ Củng cố bài học: (3’) GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính của bài:
+ Những nét tính cách của nhân vật Tràng.
+ Những nét tính cách của nhân vật thị.
+ Những nét tính cách của nhân vật bà cụ Tứ.
+ Giá trị nội dung của truyện ( Hiện thực, nhân đạo).
+ Giá trị nghệ thuật của truyện.
5/ Hướng dẫn tự học: (1’)
+ Tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ.
+ Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVo Nhat Chuan KTKN.doc