A. Yêu cầu:
- Giúp HS:
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 – hậu quả cả chính sách cai trị hà khắc “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp và phát xít Nhật .
+ Cảm nhận và trân trọng tình yêu thương đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ở những con người ngèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết.
+ Nhận diện và phân tích được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý tính cách nhân vật, dựng đối thoại
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
- Các tài liệu tham khảo: tư liệu về nhà văn Kim Lân.
Tuần 22:Tiết: 60+61+62, Ngày soạn: 05/01/2012; ngày dạy:...Lớp dạy:12C1, 12C3, 12C6 Vợ nhặt Kim Lân A. Yêu cầu: - Giúp HS: + Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 – hậu quả cả chính sách cai trị hà khắc “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp và phát xít Nhật . + Cảm nhận và trân trọng tình yêu thương đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ở những con người ngèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết. + Nhận diện và phân tích được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý tính cách nhân vật, dựng đối thoại B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo: tư liệu về nhà văn Kim Lân. C. Cách thức tiến hành: - Đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề, giảng bình. D. Tiến trình dạy học: 1 – Kiểm tra bài cũ. 2 – Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & học sinh Kết quả cần đạt - Giáo viên gọi HS đọc phần tiểu dẫn và yêu cầu tóm tắt những ý chính về tác giả, tác phẩm. - Yêu cầu HS chọn đọc những đoạn văn cho thấy không gian năm đói và con người năm đói. - Trong không gian đói ấy những con người được nhà văn Kim Lân miêu tả như thế nào? - Người như Tràng có thể nói là ế vợ thế mà Tràng lại có vợ. Vậy Tràng có vợ trong hoàn cảnh như thế nào? - Việc tràng có vợ có đem đến niềm vui nào cho người dân xóm ngụ cư cũng như bà cụ Tứ không? - Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, Kim Lân muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc? - Tóm tắt những nét chính về nhân vật tràng, cảnh Tràng nhặt vơ, đưa vợ về nhà và Tràng trong buổi sáng hôm sau? (chú ý những thay đổi về nội tâm) - Giáo viên hướng dẫn HS kết luận theo các nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật? A/ Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyên Văn Tài, quê làng Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh - Ông là “con đẻ của đồng ruộng”, là nhà văn của nông dân và nông thôn Việt Nam. - Đề tài độc đáo, tái hiện thành công “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” => Vẻ đẹp tâm hồn và cuộc sống của ngời nông dân Việt Nam: Nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2. Tác phẩm: - Viết năm 1954 được in trong tập Con chó xấu xí (1962). - Dựa trên một phần bản thảo tiểu thuyết Xóm ngụ cư chưa hoàn thành. B. Đọc hiểu: 1. Đọc và tóm tắt tác phẩm 2. Nhan đề “Vợ nhặt” - Nhan đề lạ, hấp dẫn góp phần tao tình huống truyện độc đáo. Người con trai bình thường có 3 việc quan trọng: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Theo tục lệ truyền thống việc lập gia đình là việc rất hệ trọng - Lấy vợ là việc hỷ, thế nhưng Vợ nhặt lại không phải thế. Vợ nhặt tức là nhặt được vợ một cáh dễ dàng như nhặt cái rơm cái rác ngoài đường,,,,Nhan đề đã gợi lại cuộc sống và thân phận con người lúc bấy giờ. => Tên truyện vừa góp phần tạo tình huống, vừa gợi nội dung và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. 3. Tình huống truyện Vợ nhặt. - Khái niệm tình huống: theo Nguyễn Minh Châu tình huống là một lát cắt, một khúc đoạn của cuộc sống mà ở đó cuộc sống hiện lên rất đậm đặc. - Tình huống truyện Vợ nhặt xoay quanh một sự kiện độc đáo: Tràng, một anh nông dân thô kệch xấu xí, ế vợ lại nhặt được vợ trong hoàn cảnh cái đói khủng khiếp đang đe doạ. - Bối cảnh nảy sinh tình huống: + Truyện lấy khung cảnh nạn đói năm 1945, đây cũng là không gian, thời gian của truyện. Cái đói đã từ những vùng Thái Bình, Nam Định tràn tới xóm ngụ cư này tự lúc nào. Người chết đói như ngả rạ, nằm ngổn ngang khắp lều chợ hay ngoài đường. Người sống xanh xám dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Cõi âm hoà lẫn cõi dương. không khí vẩn lên mùi mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.Trên không trung tiếng quạ cứ gào từng hồi thê thiết + Cái đói cũng đã tràn tới gia đình Tràng. Cái nhà rúm ró đứng góc vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, gia tài chảng có gì ngoài mấy bộ quần áo rách, gia đình Tràng đã phải ăn cháo cám + Bản thân Tràng là người xấu trai, dân ngụ cư, nhà nghèo, làm nghề kéo xe thuê. Tiền công ít ỏi Tràng chỉ đủ nuôi thân và nuôi mẹ một cách tùng tiệm. Cứ như vậy ta có thể khẳng định dứt khoát Tràng sẽ ế vợ. Thế mà hôm nay bỗng dưng lại thấy Tràng dẫn theo một người đàn bà lạ về nhà. Nếu không có vợ may ra mẹ con còn có thể qua khỏi con đói, nhưng đèo bòng thêm vợ biết đâu lại chẳng chết trùm Đó là lý do khiến cho tất cả mọi người chứng kiến đã phải ngạc nhiên. - Người dân ngụ cư ngơ ngác. Họ chưa thể nghĩ đó là vợ anh ta và anh ta lại dám lấy vợ lúc này. Họ thì thầm với nhau - Bà cụ Tứ khi về nhà thấy có người đàn bà lạ ngồi ngay đầu giường thằng con trai mình cũng hết sức ngạc nhiên khó hiểu. Biết bao nhiêu giả thiết đặt ra cùng với những nghi ngờ, phán đoán “quái.Ai thế nhỉ?”. Người mẹ nào mà không hểu con, nhưng đặt trong hoàn cảnh này, bà lão không thể ngờ rằng đó lại là vợ Tràng là điều dễ hiểu. - Nhưng nghĩ lại nếu không phải lúc này thì Tràng lại không thể lấy nổi vợ (k có ai lấy và k có tiền cưới vợ). Với việc Tràng nhặt được vợ nên vui hay nên buồn, nên mừng hay lo, hạnh phúc hay bất hạnh? Đây chính là tình huống oái oăm mà Kim Lân đã tạo dựng trongttruyện. - Bởi vậy với người dân xóm ngụ cư, cùng với những tiếng thở dài và nỗi lo lắng là “những khuôn mặt hốc hác, u tối hẳn lên”. Bà cụ Tứ, khi biết rõ người đàn bà ngồi trong nhà là ai thì “bà cúi đầu nín lặng” bởi khi nhận ra con mình đã có vợ bà còn hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự “vừa ai oán vừa xót thương”. Bà thương con mình lấy vợ lúc này, bà thương người con dâu phải vào tao đoạn này mới lấy đến con bà mà con bà mới có vợ. Bà tủi cho bổn phận làm cha làm mẹ chưa tròn, bà còn lo cho chúng không biết có nuôi nhau được qua tao đoạn này không. Song niềm vui, niềm tin tưởng, hy vọng vẫn nổi trội hơn tất cả Một niềm vui tội nghiệp không sao cất cánh nổi, vì luôn bị cái lo lắng, sợ hãi đè nặng. + Tràng, người trong cuộc đã đón nhận hạnh phúc không bình lặng chút nào. Cảnh vu quy của đôi vợ chồng không anh em họ hàng, chỉ có đôi vợ chồng lầm lũi bước đi trước ánh mắt nhòm ngó, vừa mừng, vừa thương; đêm tân hôn trong tiếng hờ khóc của những nhà có người chết và mùi khét lẹt của đống rấm bay vào. - ý nghĩa tình huống: + Không cần đễn những lời kết tội to tát và hùng biện mà tố cáo sâu sắc tội ác của bọn thực dân phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cảnh chết chóc, đói khát trùm phủ lên mọi xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị của con người thật vô cùng rẻ rúng. Người ta có thể có vợ theo chỉ nhơ mấy bát bánh đúc ngpoài chợ. Đúng là nhặt được vợ như cách nói của tác giả. + Tâm trạng của người mẹ nghèo thật tội nghiệp. Không ai hiểu con, thương con bằng người mẹ, nhưng vì nghèo khổ mà chẳng lo lắng được gì cho con. + Người dân lao động dù trong hoàn cảnh bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn không mất đi tình thương, sự cưu mang đùm bọc, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, tin tưởng ở sự sống và vẫn hy vọng vào tương lai. Trong hoàn cảnh túng đói quay quắt đến như vậy họ vẫn sống đúng với bản chất con người. ý nghĩa nhân bản và nhân đạo sâu sắc là ở đó. 4. Các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt a. Nhân vật Tràng: - Gia đình: Nhà neo người, một mẹ một con, nhà nghèo, dân ngụ cư.. - Nghề nghiệp: Kéo xe thuê, một nghề vất vả nhưng cũng khó kiếm việc làm trong thời buổi đói khát đang hoành hành. Với những chi tiết ấy cho thấy Tràng là con người không may mắn, ở Tràng hội đủ những điều kiện ế vợ . Tác giả lại đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh đặc biệt để từ đó làm bộc lộ đầy đủ, rõ ràng hơn phẩm chất, tính cách nhân vật. - Cảnh Tràng nhặt vợ: Việc Tràng làm quen với người vợ nhặt kia chỉ là chuyện tình cờ ngẫu nhiên, bẵng đi một thời gian gặp lại Tràng vẫn tiếp nhận và sẵn sàng bỏ tiền ra chiêu đãi bốn bát bánh đúc. Só tiền không lớn nhưng đặt vào hoàn cảnh lúc đó với thị là “một miếng khi đói” với Tràng là một nghĩa cử cao đẹp. Tiếp đó Tràng cũng nghĩ là nói đùa “có về với tớ”. Sự việc đó đặt tràng vào một tình huống khó xử. Nhưng biết người đàn bà đó vì cái đói mà theo mình Tràng không lợi dụng, không xem thường, rẻ rúng mà sẵn sàng giang tay đón nhận. Điều đó chứng tỏ trong cảnh túng đói đến khốn cùng, người nông dân vẫn không mất đi tình thương, vẫn khát khao tổ ấm gia đình. Điều đó cũng cho thấy ở Tràng khát vọng hạnh phúc là có thật. Tràng là người đầy tình thương. - Cảnh Tràng đưa vợ về nhà: + Hành trang cho cô dâu chỉ là một cái thúng con và vài thứ lặt vặt. Cảnh vu quy cũng thật đơn giản chỉ có chú rể và cô dâu, cô dâu ngày vu quy mà quần áo rách như tổ đỉa. + Trên đường đưa vợ về nhà Tràng đã có những thay đổi: vừa thích thú vừa xấu hổ, cái mặt cứ vênh lên tự đắc, Tràng nửa như hãnh diện nửa như muốn chạy chốn Bao trùm là niềm vui sướng hạnh phúc đến bàng hoàng, đến quên đi những đe doạ trước mắt, Nhà văn Kim Lân như đã nhập thân vào nhân vật của mình để diễn tả những nỗi vui sướng của Tràng. - Tâm trạngTràng sau đêm tân hôn: + Tràng cảm thấy có một cái gì đã đổi khác.Tất cả những cái bình thường dối với Tràng lúc này đều thấm thía, cảm động. Tràng cảm thấy mình nên người, cảm thấy có trách nhiệm với gia đình, cảm thấy gắn bó với gia đình hơn. + Hạnh phúc gia đình như có phép màu làm thay đổi ngôi nhà và thay đổi cả mọi người trong gia đình => Đoạn văn miêu tả tâm trạng Tràng sau đêm tân hôn là một đoạn văn giàu chất thơ. Ngòi bút KL đã khơi đúng dòng chảy tâm linh tinh tế của nhân vật. Tình yêu hạnh phúc gia đình đã tạo ra bước ngpặt số phận và cả tính cách của Tràng. Bữa cơm đầu tiên tuy phải ăn cháo cám nhưng Tr vẫn không biểu hiện sự khó chịu bới Tràng không muốn phá vỡ không khí đang vui vẻ, hạnh phúc của gia đình NX: Tràng tiêu biểu cho số phận những người lao động nghèo khổ, cơ cực, trong hoàn cảnh luôn bị cái chết đe doạ vẫn không mất đi tình tương, vẫn không mất đi khát vọng hạnh phúc. Thông qua nhân vật Tràng ta thấy tài năng của Kim Lân:không phải tố khổ, không phải để cười cợt mà để ngợi ca, để cảm thông với những con người bất hạnh trong hoàn cảnh đói khátTừ việc miêu tả nhân tâm lý nhân vật đến lựa chọn ngôn ngữ cho nhân vật chứng tỏ KL có một vốn sống và vốn hiểu biết rất phong phú về người nông dân. Nói như Nguyên Hồng d. Bà cụ Tứ: - Ngoại hình: gây còm , già nua, dáng đi lọng khọng, tiếng ho “húng hắng” , vừa đi vừa lẩm nhẩm tính toán Bà cụ Tứ tiêu biểu cho người mẹ ở mỗi miền quê Việt Nam - Tâm trạng đầu tiên khi về tới nhà là cụ cảm thấy ngạc nhiên và sự ngạc nhiên ngày một tăng cao với hàng loạt câu hởi không thể trả lời ngay được, và khi đã hiểu ra hết cơ sự thì tâm trạng của cụ xáo trộn với những nét trạng thái tâm lí trái ngược: vui mừng, buồn tủi, lo âuTất cả những trạng thái ấy đều xuất phát từ một tấm lòng thương con Tình cảm của bà cụ Tứ đối với con vừa là tình mẫu tử sâu nặng , vừa thể hiện đạo lí tốt đẹp của con người. Tình cảm của bà cụ Tứ là tấm lòng của người mẹ Việt Nam e. Người vợ nhặt: Hình ảnh người vợ nhặt xót xa đến tội nghiệp, không có lấy một cái tên, thân hình tiều tuỵ rách rưới. Vì miếng ăn mà mất đi cả nữ tính , chấp nhận theo không với chỉ vài câu nói. Với chị là vợ theo không còn với Tràng là người vợ nhặtHình ảnh người vợ nhặt cho thấy số phận con người rẻ mạt đến như thế nào trong nạn đói 1945. 2) Kết luận: a. Giá trị hiện thực: Thông qua việc tràng có vợ và những nét tâm kí trái ngược ở các nhân vật, nhà văn Kim Lân đã cho thấy thảm cảnh hết sức thê thảm của những con người nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp khiến hơn hai triệu đồng bàô ta bị chết đói năm 1945 b. Giá trị nhân đạo: - Tác phẩm là bài ca sự sống. Trong lúc nạn đói diễn ra, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng những con ngườ nghèo khổ vẫn không mất đi tình thương, sự cưu mang đùm bọc, vẫn không mất đi kát vọng hạnh phúc . Những con người nghèo khổ họ biết dựa vào nhau để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn - Tác phẩm còn chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: Chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực. Chính vì lẽ đó tác phẩm Vợ nhặt còn mang một giá trị nhân đạo mới. c. Giá trị nghệ thuật: * Củng cố: - Tóm tắt tình huống truyện “Vợ nhặt” - Phân tích tình huống độc đáo của tác phẩm. - Phân tích diến biến tâm trạng của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt. - Soạn bài : Chon và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận.
Tài liệu đính kèm: