Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc - Tố Hữu

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc - Tố Hữu

 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năn cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

- Tính dân tộc đậm: Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.

2. kỹ năng: Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ

3. Thái độ: Trân trọng, tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam

- Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy truyền thống dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên:

a. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động:

- Thảo luận nhóm: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở một vài khổ thơ.

- Đóng vai: Theo lối đối – đáp kẻ ở - người đi

b. phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, Giấy ghi kết quả thảo luận nhóm.

2. Học sinh

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1615Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 – 26 - Đọc văn
 VIỆT BẮC 
 - Tố Hữu -
 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năn cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Tính dân tộc đậm: Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
kỹ năng: Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ
Thái độ: Trân trọng, tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam
Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy truyền thống dân tộc.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
Giáo viên: 
Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động:
Thảo luận nhóm: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở một vài khổ thơ.
Đóng vai: Theo lối đối – đáp kẻ ở - người đi
phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, Giấy ghi kết quả thảo luận nhóm.
Học sinh: Chủ động đọc – hiểu tác phẩm trữ tình.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
Bài cũ: kiểm tra vở soạn của HS
Bài mới: 
Đặt vấn đề: Ân nghĩa, thủy chung là truyền thống đạo lí của dân tộc. Nét đẹp truyền thống đó được Tố Hữu nâng lên thành một tình cảm mới: Ân tình cách mạng. Điều này, được thể hiện cụ thể qua đoạn trích sau trong bài “ Việt Bắc”.
Triển khai bài mới:
HĐ của GV
Nội dung bài học
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác và vị trí.
I.Tìm hiểu chung:
 1. Hoàn cảnh sáng tác: ( SGK)
. . . Nhân sự kiện có tính thời sự lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “ Việt Bắc”. ( In trong tập “ VB” – Giải nhất về thơ, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 19 54 – 1955)
Vị trí: - Bài thơ “ VB” nói riêng, tập thơ “VB” nói chung là một trong những đỉnh cao trong sáng tác của Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ chống TDP.
- Đoạn trích thuộc phần đầu bài thơ – nói về những kỷ niệm kháng chiến.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn thơ, chú ý đọc đúng giọng và rút ra nhận xét về:
Không khí buổi chia tay: lưu luyến
Kết cấu: đối đáp àđộc thoại tâm trạng – nghệ thuật phân thân.
Giọng điệu: tâm tình, ngọt ngào, thiết tha.
- “ Nhớ mình”: nhớ ai? ( Nhớ người khác hay chính mình?)
? Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ?
? Hai đại từ xưng hô “mình”, “ta”
Thường dùng để chỉ những mối quan hệ giao tiếp nào?
Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật trên?
? Trong niềm hoài niệm có ba phương diện không tách rời mà gắn bó chặt chẽ. Đó là những phương diện nào?
- Ánh nắng buổi chiều trên lưng nương, ánh trăng buổi tối trên đầu núi,bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya.
? Bức tranh cuộc sống của con người VB hiện lên với những nét gì nổi bật?
Gọi HS đọc và chỉ ra: Nhịp điệu, giọng thơ có gì khác so với đoạn trước.
? Những đặc sắc về nghệ thuật?
II. Đọc - hiểu:
A/ Nội dung:
1. Cảnh chia tay và tâm trạng của người đi, kẻ ở:
a. Tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của hai người từng gắn bó sâu nặng, dài lâu:
- Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về những kỷ niện gắn bó suốt 15 năm – cội nguồn của nghĩa tình sâu nặng:
“ Mình về, mình có nhớ ta . . .
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
 Người ra đi cũng có chung tâm trang ấy nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nỗi nhớ của chính lòng mình:
“ Mình đi, mình lai nhớ mình”
- Đoạn thơ được tổ chức theo lối đối – đáp – một hình thức lập ý rất quen thuộc của ca dao – tạo nên sự hô ứng, đồng vọng trong tình cảm của hai nhân vật.
- Lời hỏi và đáp đã mở ra bao nhiêu kỷ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà hào hùng, mở ra bao nỗi niền thương nhớ dài lâu:
“ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Bằng lối đối đáp, Tố Hữu đã biến chuyện ân tình cách mạng thành chuyện tâm tình đôi lứa gần gũi, tha thiết và đậm tính dân tộc.
b.Nghệ thuật sử dụng hai đại từ xưng hô “ mình”, “ ta” tạo nên sự phân đôi – thống nhất trong tâm trạng của chủ thể trữ tình:
- Trong tiếng Việt, từ “mình”: chỉ bản thân ( ngôi thứ nhất) hoặc chỉ đối tượng giao tiếp( ngôi thứ hai). Trong đoạn thơ, chủ thể được dùng ở ngôi thứ hai è phân đôi.Nhưng cũng có lúc 
chuyển hóa: Vừa là chủ thể ( bản thân), vừa là đối tượng giao tiếp ( người khác) è Thống nhất:
“ Mình đi, mình có nhớ mình . . .
Mình đi, mình lại nhớ mình . . .”
Như vậy,lời hỏi, lời đáp trong đoạn thơ thực chất là lời độc thoại của tâm trạng ( phân thân) èTác dụng: Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ hơn.
2. Hoài niệm Việt Bắc thiết tha, cảm động:
a. Hoài niệm về thiên nhiên Việt Bắc:
Thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong những thời gian và không gian khác nhau: Sương sớm, nắng chiều, trăng khuya . . . Vẻ đẹp ấy thay đổi theo mùa. Mùa xuân với “ Mơ nở trắng rừng”; mùa hạ với “ rừng phách đổ vàng; mùa thu với “ trăng soi” bàng bạc; mùa đông với “ Hoa chuối đỏ tươi”.
- Gắn bó với khung cảng ấy là những con người bình dị: người làm rẫy, người đan nón, người hái măng. . à Đoạn thơ được sắp xếp xen kẽ: Một câu tả cảnh, một câu tả người nhằm thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người tạo nên vẻ đẹp đối xứng, hài hòa è Cảnh vật hiện lên như một bức tranh “ tứ bình” với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông – Mỗi mùa có nét đẹp riêng.
b. Hoài niệm về cuộc sống và con người Việt Bắc:
- Cuộc sống thanh bình, yên ả:
“ Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
- Cuộc sống nghèo khổ, cơ cực trong kháng chiến:
“ Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơn sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
à Sự đồng cam cộng khổ, hy sinh tất cả vì kháng chiến dù cuộc sống còn khó khăn. Đó là nét đeẹp của con người VB, đồng thời là tấm lòng ân nghĩa thủy chung cách mạng của nhà thơ.
c. Hoài niệm về những hoạt động kháng chiến:
- Những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động của cuộc kháng chiến được tái hiện bằng bút pháp sử thi:
“ Những đường Việt Bắc của ta
. . . Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
- Nhịp thơ thay đổi từ chậm, dài sang ngắn, mạnh mẽ, dồn dập; giọng thơ từ trầm lắng, tha thiết -> sôi nổi, náo nức à Diễn tả niềm vui chiến thắng tràn ngập tâm hồn nhà thơ.
- Kết thức đoạn thơ là âm hưởng trang trọng mà tha thiết, sâu lắng khi một lần nữa tác giả khẳng định: Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi đặt niềm tin và hy vọng của con người Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước.
- Cảm hứng về kháng chiến và cách mạng gắn liền với cảm hứng ngợi ca Bác Hồ ( Đặc điểm thường thấy trong thơ TH).
B. Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: Bài thơ đậm tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ tố Hữu:
- Thể thơ lục bát, lối đối – đáp của ca dao, đại từ xưng hô “ mình”, “ta”; ngôn từ dân gian, giàu sức biểu cảm.
- Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: trùng điệp ( mình về, mình về, ta về, ta về . . .), so sánh, cường điệu . . .
C. Ý nghĩa văn bản:
- Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống pháp
- Bản tình ca về tình nghĩa cách mạng và kháng chiến.
III/ Tổng kết ( Ghi nhớ )
 * Củng cố:
- Nắm vững nội dung của năm tập thơ đầu, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
- Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con
 người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị VB là tác phẩm tiêu biểu cho phong 
cách thơ Tố Hữu.
Dặn dò : - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới : Luật thơ ( SGK trang101
 và trang 127- Lí thuyết và thực hành): Nắm vững luật thơ của một vài thể thơ phổ biến: Lục bát, song thất lục bát, thất ngôn Đường luật.
........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docViet BAc(1).doc